Thòng lọng đang tròng vào cổ anh Việt

- Quảng Cáo -

Fb. Đỗ Ngà|

Có thể nói, trong mọi chính sách mà một nhà nước thực hiện, thì chính sách tiền tệ và chính sách thuế 2 chính sách quan trọng bậc nhất. Nó ảnh hưởng rộng khắp, ảnh hưởng lên mọi ngành nghề và ảnh hưởng lên cả nền kinh tế đất nước. Và những chính sách khác cũng bị tác động rất lớn bởi 2 chính sách này.

Ở nước tự do, chính sách thuế do chính phủ triển khai, còn chính sách tiền tệ do Ngân Hàng Trung Ương thực hiện. Ở Mỹ, Cục Dự Trữ Liên Bang là Ngân hàng Trung ương độc lập với chính phủ Hoa Kỳ. 2 nơi độc lập thực hiện 2 chính sách quan trọng, đây là sự phân quyền ngay trong luật pháp để tránh sự tung hứng giữa 2 chính sách này nhằm móc túi toàn dân.

Nếu nói những chính sách phát triển kinh tế khác là hành khách, thì chính sách tiền tệ sẽ là con tàu chuyên chở những chính sách kia, tàu ổn định hành khách khỏe, tàu chao đảo hành khách tơi tả. Trước tiên là đồng tiền ổn định, thì kinh tế vĩ mô mới ổn định, và kinh tế vi mô ở tầm doanh nghiệp mới ổn đinh. Chẳng ai dám đầu tư khi đồng tiền đang trượt giá mạnh. Nhìn đồng VNĐ trượt giá trong 20 năm trở lại đây, chúng ta cũng thừa biết, mọi chính sách khác đều thất bại cả. Đồng tiền trượt giá như làm doanh nghiệp bị móc túi thì lấy đâu còn lợi thế để lớn mạnh? Đấy là chưa nói đại nạn tham nhũng và tầm nhìn thiển cận, chỉ biết có bắt chước mù quáng mà không biết lập ra chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh cảnh đất nước.

- Quảng Cáo -

Chính sách thuế, nếu khôn khéo, thuế sẽ bảo vệ nền sản xuất trong nước. Nếu dụng chính sách thuế ngu dốt, nó phá nát nền sản xuất trong nước. Gạo Việt nhập sang Tàu chịu thuế 50%, trong khi nông sản Tàu vào Việt Nam chịu thuế suất 0%. Và chúng ta nhìn thấy rất rõ, nông dân Việt điêu đứng vì nông sản Tàu.

Chính sách thuế, phải đánh vào mặt hàng nào, đánh bao nhiêu là người dân chịu được và xã hội phát triển, đánh bao nhiêu là dân chịu không nổi và thu hẹp sản xuất? Đấy là những bài toán cân não của các nhà hoạch định chính sách. Nếu đứng trên góc độ “tìm cách vặt lông vịt” thì những thằng hoạch định chính sách này chả hoạch định gì cả, cứ thâm hụt là tăng thuế là xong mà chả cần cân nhắc thiệt hơn.

Lại nói về chính sách tiền tệ, mỗi lần bơm tiền là mỗi lần lạm phát. Bơm tiền gì mà năm nào cũng trượt giá tương đương con số 7-10% thì chính phủ đã móc túi dân rất nhiều. Nếu tính tròn GDP là 200 tỷ USD thì mỗi năm nhà nước họ móc túi dân từ 14 đến 20 tỷ USD chứ không ít. Thế mà năm nào cũng bội chi ngân sách và núi nợ công cứ chất lên mỗi ngày mỗi cao.

Vậy thuế nặng đã móc túi dân, in tiền gây lạm phát cũng móc túi dân thì dân nào chịu nổi? Đất nước hết đường phát triển. Khi 2 chính sách này bị lạm dụng nó đánh gục nền kinh tế dễ như chơi. Nên tất cả đất nước nào muốn hoá được rồng, trước hết phải chèo chống 2 chính sách này cho vững.

Campuchia họ đô la hoá để dân một phần thoát khỏi sự ảnh hưởng tiêu cực của đồng tiền nội địa. Chính phủ họ điều hành tiền tệ kém, dân cũng bị ít ảnh hưởng hơn. Bám vào sự ổn đinh đồng tiền Mỹ là một sáng suốt của chính phủ Cam. Đấy là mặt lợi, nếu giả sử Mỹ có mưu đồ bất chính như Tàu, đưa đồng tiền họ vào chi phối kinh tế nội địa Cam và lấn át vai trò của chính phủ Cam thì sao? Điều này khó nói. Nhưng Mỹ tử tế, không như Trung Cộng.

Khi mất kiểm soát đồng tiền nội địa, thì ngoại bang sẽ làm náo loạn thị trường trong nước. Chính phủ Việt Nam sẽ mất dần sự ảnh hưởng lên nền kinh tế Việt Nam, vì đồng tiền VNĐ có còn sức mạnh số 1 trong thanh toán nội địa đâu mà chính phủ nắm thế chủ động? Lúc đó, Việt Nam hoàn toàn bị Tàu kiểm soát. Mất kiểm soát đồng tiền là bất lực trước sự phá hoại từ phía ngoại bang. Vì thế, CS không chịu đô la hoá như Cam mà lại Nhân Dân Tệ hoá là một bước đi nguy hiểm. Đây không phải là chuyển giao là gì đây?

- Quảng Cáo -

4 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here