Cuộc chiến tranh giành những chiếc ghế quyền lực trong bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam khoá 13 diễn ra rất sớm, có thể nói là sớm nhất trong mọi nhiệm kỳ của đảng cộng sản trong vòng 70 năm qua.
Ngay khi kết thúc đại hội 12 và vài tháng sau khi quốc hội Việt Nam thông qua các chức vụ trong bộ máy chính phủ, cuộc chiến đã được bắt đầu. Các uỷ viên Bộ Chính Trị như Đinh La Thăng, Trần Đại Quang là hai đối tượng được đưa vào tầm tiêu diệt đầu tiên.
Vì sao lại là hai người này, quan sát thực sự thì đây là 2 nhân vật khá nổi bật trong hàng ngũ các uỷ viên BCT khoá 12, khác với số còn lại mờ nhạt về phong thái cũng như phong cách, uỷ viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng nổi lên như một hiện tượng đầy hưng phấn cho dư luận, bằng những phát ngôn và những hành động quyết liệt như tuyên bố doạ đuổi nhà thầu Trung Quốc, tuyên bố đầy tính thân thiện với Hoa Kỳ…Các lực lượng của phe bảo thủ nhét vào đầu dư luận rằng đó là những trò mị dân hay chiêu trò chính trị của Đinh La Thăng, tuy nhiên không vì thế mà dư luận ủng hộ Đinh La Thăng giảm đi.
Khi Đinh La Thăng đang gây hưng phấn dư luận, bất ngờ vào dịp lễ cách mạng tháng 8, năm 2016. Cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang có bài viết cần phải uốn nắn và chấn chỉnh những kẻ đi lạc hướng.
Kẻ lạc hướng ở đây không ai khác, chính là uỷ viên BCT Đinh La Thăng, kẻ mà có những phát ngôn cho thấy khó lòng kiểm soát tư tưởng con người này.
Tiếp đến những bài viết trên Facebook của nhà báo Trương Huy San, tức Osin liên tục chĩa mũi dùi vào Đinh La Thăng. Bên trong các cuộc họp bộ chính trị, phó thủ tướng Trương Hoà Bình cũng liên tục yêu cầu đưa những sai phạm của Đinh La Thăng ra bàn thảo.
Cả Trương Huy San lẫn Trương Hoà Bình đều là đệ tử của Trương Tấn Sang, điều này tất cả những người thạo chính trị Việt Nam đều hiểu rõ.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người háo danh, ông ta bằng nhiều thủ đoạn phối hợp đã ngồi lại chiếc ghế tổng bí thư. Trước đó ông đưa ra nghị quyết 244 quy định rất oái ăm là chỉ có ứng cử viên do bộ chính trị đưa ra mới được ứng cử khoá 12, những người do đại hội đưa ra phải làm đơn xin rút, nếu đại hội bỏ phiếu không cho đồng ý rút thì mới được phép ứng cử. Nhưng trước hết các ứng cử viên phải làm đơn xin rút khi đại hội chưa bắt đầu.
Theo lệ thì những ứng cử viên đến tuổi về hưu phải làm đơn xin rút, các lá đơn đều đưa đến tay tổng bí thư là người quản lý bộ chính trị. Đến lúc này thì bất ngờ Nguyễn Phú Trọng ý kiến rằng, nếu tất cả đều về như thế này, ảnh hưởng đến sự kế thừa, ổn định của đảng. Cần phải có người ở lại để duy trì, tôi không thể yên tâm về khi mà các đồng chí mới ở bộ chính trị còn thiếu kinh nghiệm. Ông Trọng đặt ra ”một trường hợp đặc biệt ở lại Bộ Chính Trị” và cho những đệ tử của mình tung hô ông vào chức vụ đó, ông đặc biệt ở chỗ ông là người duy nhất trong đám uỷ viên bộ chính trị về hưu không làm đơn xin nghỉ !!!
Trọng nắm ghế tổng bí thư, khao khát của ông ta là thể hiện mình là một bậc minh quân, mà muốn làm minh quân phải có những hành động lớn như xử tội đại thần.
Đinh La Thăng ngẫu nhiên hội đủ yếu tố làm vật tế thần cho Trọng. Những phát ngôn đầy kích động tinh thần dân tộc bài Trung của Thăng bây giờ lại là những lý do lớn mà Nguyễn Phú Trọng muốn loại bỏ Thăng. Trọng là người điên cuồng với CNXH và sự sùng bái Trung Quốc, một nhà nước cộng sản lớn sẵn sàng giúp đỡ cho chế độ CSVN tồn tại ở Việt Nam.
Diệt Thăng tức Trọng được lòng Trung Cộng, được lòng cả đám Trương Tấn Sang, Trương Hoà Bình.
Trong các đời nguyên thủ về hưu, sau Đỗ Mười, Lê Đức Anh thì Trương Tấn Sang là kẻ hoạt động gây ảnh hưởng đến nội bộ cộng sản Việt Nam nhiều nhất, giấc mơ làm một thái thượng hoàng đầy quyền lực như Lê Đức Anh cháy bỏng trong con mắt lươn tí hí của Trương Tấn Sang. Sang liên tục gửi đơn thư, kiến nghị bay ra Hà Nội, đi khắp nơi để vận động tiêu diệt Đinh La Thăng.
Thăng nắm TP Hồ Chí Minh, nơi có tổng thu nhập nhiều nhất đất nước, một mình thành phố này nộp ngân sách cho nhà nước bằng 45 tỉnh thành khác, mỗi ngày thu ngân sách trung bình 1,5 nghìn tỉ đồng, chiếm 1/3 ngân sách cả nước.
Một kẻ đang được lòng dân bằng những phát ngôn mạnh bạo, phản đối Trung Công, mong muốn thân Mỹ như Đinh La Thăng sẽ đe doạ quyền lực của giới bảo thủ trong đảng CSVN thế nào. Xa hơn nữa, nếu khi Trọng về hưu thì Thăng tất sẽ làm một thế lực lớn gây cản trở cho các đệ tử của Trương Tấn Sang, như thế giấc mơ làm thái thượng hoàng của Trương Tấn Sang khó thành.
Điều bất lợi ập đến với Thăng, đệ tử của Đinh La Thăng là Trịnh Xuân Thanh bất ngờ bỏ trốn sang Đức khi bị thanh tra vụ thất thoát 3200 tỷ ở tổng công ty PVC. Khi Thanh bỏ trốn sang Đức, đã đưa lá đơn tự ra khỏi đảng vì lý do không tin vào sự công tâm của Nguyễn Phú Trọng.
Câu hỏi đặt ra rằng, nếu như Trịnh Xuân Thanh không bỏ trốn, liệu bị bắt thì vụ án Trịnh Xuân Thanh gây thất thoát 3200 tỷ ở PVC có liên luỵ đến Đinh La Thăng hay không.?
Không, chắc chắn là không.
Vụ thất thoát 3200 tỷ ở PVC chỉ là những điều hoang tưởng, không có thất thoát nào như vậy cả. Bằng chứng là khi bộ trưởng Tô Lâm đích thân chỉ huy chiến dịch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh về đưa ra toà xử tội, không có phiên toà hay báo chí, hay ai đó nhắc đến thất thoát 3200 tỷ này cả. Những thiệt hại 3200 tỷ đấy được tính theo giá chứng khoán và giá đất đai ví dụ như giá chứng khoán khi trước là 10 đồng, giờ còn 5 đồng. Những đất đai mà PVC mua trước 10 đồng giờ còn 5 đồng (tính theo giá tính của thanh tra tất khác xa giá trị thực). Cách tính như vậy không thể nào đưa nổi một người quản lý ra toà vì những biến động do thị trường tác động.
Ngay cả thượng tướng Lê Quý Vương, người giao phụ trách vụ thất thoát 3200 tỷ cũng chần chừ không tìm thấy yếu tố để kết tội bắt giam Trịnh Xuân Thanh lúc ấy. Ông Vương trả lời báo chí rằng vụ việc này cần nhiều thời gian, phải đến hàng năm vì hồ sơ nhiêu, không thể tuỳ tiện khởi tố hay bắt giam, 9 đoàn thanh tra các cấp đều không đưa được tội Trịnh Xuân Thanh ra toà trong vụ thất thoát 3200 tỷ.
Như tất cả đều thấy, cuối cùng phiên toà để kết tội Đinh La Thăng dính đến Trịnh Xuân Thanh là việc tạm ứng tiền thi công sớm khi chưa ký hợp đồng, người ta tính rằng nếu số tiền này mang đi gửi lãi ngân hàng theo lãi suất kinh doanh thì sẽ được hưởng 110 tỷ đồng. Từ cơ sở này toà án tuyên bố Thanh và Thăng làm thiệt hại đất nước 110 tỷ. Điều đáng nói là vụ án này hồ sơ được hoàn tất một cách nhanh chóng khủng khiếp, chỉ vỏn vẹn hơn một tháng.
Không có thất thoát 3,2 nghìn tỷ nào ở PVC, đó là những con số lừa đảo dư luận. Con số thất thoát thực liên quan đến Đinh La Thăng gấp 40 lần số đó, đó là 5 tỷ USD mà Đinh La Thăng cầm sang Venuezeula đầu tư mất trắng. Đấy là con số tính ra tiền Việt bây giờ theo tỷ giá sẽ là gần 120 nghìn tỷ.
Đinh La Thăng ra toà vì sai phạm tạm ứng thi công điện Thái Bình gây mất 110 tỷ kiểu tính lãi vịt trời. Lý giải việc này Thăng nói vì muốn doanh nghiêp trong nước có việc làm, PVC không đủ lực thì Thăng cáng tiền cho làm, Thăng không muốn để nhà thầu Trung Quốc thi công.
Một phiên toà nữa Thăng bị kết tội làm mất 800 tỷ ở Ocebank. Vụ án liên quan đến Hà Văn Thắm, đến giờ Thắm vẫn kêu oan, bởi bỗng nhiên một ngày nào đó thủ tướng chính phủ tịch thu ngân hàng của Thắm với giá 0 đồng, rồi kết luận 800 tỷ mà Thăng đại diện cho PVC góp vốn vào đó mất theo. Lạ nhất ngay sau đó chính phủ bãi bỏ kiểu thu mua ngân hàng 0 đồng !!!
Chính phủ là ai, là Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình.
Cả hai vụ án xử Thăng nói đúng ra là oan cho Thăng, xử ép vô luật. Những tội của Thăng phải xử là làm mất 5 tỷ USD ở Venezuela lại không xử, vì liên quan đến các uỷ viên bộ chính trị khoá 10,11 là người ra lệnh. Những tội mà Thăng đáng xử là chi tiền hào phóng qua cái gọi là tài trợ, hợp đồng truyền thông cho báo chí. Riêng nữ nhà báo đình đám Lê Bình đã được Thăng cấp cho cả trăm tỷ, còn hàng trăm phóng viên, nhà báo, tổng biên tập khác cũng cầm hàng chục tỷ tiền mà Thăng rút từ Dầu Khí ra cấp để ca ngợi Thăng.
Câu chuyện của Thăng đã rồi, nếu không phải những tội oan uổng kia, thì Đinh La Thăng cũng vướng vào những tội khác. Có điều là phiên xử Đinh La Thăng cũng giống như phiên xử những người bất đồng chính kiến, chả có toà án, pháp luật nào giá trị ở đó cả, chỉ là những lệnh từ những kẻ ”thắng cuộc”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được nhận tiếng minh quân với dân chúng và được sự nhìn nhận trung thành của Trung Nam Hải, còn đám đệ tử của Trương Tấn Sang loại trừ được đối thủ nguy hiểm trước nhiệm kỳ 13, chúng bắt đầu tính tiếp đến đối thủ thứ hai là Trần Đại Quang.
cho ý kiến mấy cán bộ họp với nhau quyết định lẹ đi …nhường cho tên nào là dân nước VN thay đổi mấy ông ,,,nghiã là không có dính líu với tàutq nó lãnh đạo …vậy là chạy nợ tàutq một thời gian ….mấy ông có chạy ra nước ngoài vẫn còn kịp DÂN mà nổi cơn thịnh nộ rồi tui không can đâu ….nhớ đó …nhường ngôi ,nhường ghế chạy nhanh đi thôi
Việt cộng lại cấu xé nhau rất quyết liệt. Phúc chó chắc chắn sẽ bị diệt rồi.
bác trọng năm nay bao nhiu tuổi rồi liễu có thể có nhiệm kỳ thứ ba không nhỉ?
Dỗ mười! răng cỏ dâu mà tranh
nhau. toàn xương xẩu không hà.
Có miếng thịt nào nữa mà tranh
mấy cụ ơi.
Nhớ lo cho dân nghèo là đc
Chết hét me tui bay đi
tranh chap BU LON BU CAC cho tau cong o dai hoi dang 13 . de coi thang nao BU LON BU CAC TAU CONG nhieu nhat