Tranh chấp ngôi vị ở đại hội 13

- Quảng Cáo -

Tháng 7 năm 2018 nhóm học viện Hồ Chí Minh gửi đến tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một lá thư phản ánh về Nguyễn Xuân Phúc, đòi xem xét năng lực và tư cách đạo đức của đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là một tiền đồn quan trọng nhất trong hệ thống bảo vệ chế độ cộng sản Việt Nam bởi nắm chủ chốt tư tưởng và đường lối chủ đạo. Trong những yếu tố về lãnh đạo, yếu tố lý luận, tư tưởng là yếu tố then chốt nhất để chọn lãnh đạo đảng cộng sản.

truong-tan-sang-do-loi
Trương Tấn Sang,

Trước đây khi tấn công Nguyễn Tấn Dũng ở đại hội 12, Trương Tấn Sang đã dùng đến Trịnh Văn Lâu, thường gọi là Tư Cẩn nguyên bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Long, thuộc nhóm cựu tù nhân. Tư Sang đã cho trợ thủ viết sẵn lá đơn rồi để Tư Cẩn ký tên, gửi đến trung ương đảng tố cáo Nguyễn Tấn Dũng tung tiền mua phiếu ở đại hội 12.

Đáng nói là trước đó ông Lâu có những lá đơn tố cáo nhiều người khác bằng những con số, cách trình bày mà một lão già gần 90 tuổi, không biết dùng máy tính khiến người ta chắc chắn biết rằng Tư Lâu không phải là người viết những lá đơn tố cáo đó.

- Quảng Cáo -

Nhưng lá đơn tố cáo của Tư Lâu ngay lập tức bị bóc mẽ, nhiều tướng lĩnh và quan chức lên tiếng đòi xử Trịnh Văn Lâu về tội vu khống.

Thấy chiêu dùng Trịnh Văn Lâu của Tư Sang không hiệu quả, Nguyễn Phú Trọng dùng đến các thầy giáo của học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là Lưu Văn Sùng, Đỗ Thế Tùng và Nguyễn Đình Kháng. Ba giáo sư này đã không đi theo lối mòn mà Trương Tấn Sang dùng hay nhắm vào các vụ việc kinh tế, bằng chuyên môn của mình, 3 giáo sư đã cùng nhau viết lá đơn đi vào ý thức hệ sai lệch của Nguyễn Tấn Dũng. Đó là gả con gái cho Nguỵ quân và đặc biệt là ý đồ muốn phá hoại quan hệ Việt Trung bằng những phát biểu kích động nhân dân thù ghét Trung Quốc. Ba giáo sư này kết luận tình hữu nghị Việt Trung có lúc không tốt nhưng rút cục là anh em một nhà.

Đòn ý thức hệ có hiệu quả tức thì, dưới chế độ cộng sản chư hầu Trung Quốc như Việt Nam thì đụng đến thiên triều là điều huý kỵ. Những tội như điều hành kinh tế, chính sách gây thua lỗ có thể bao biện được. Nhưng tội xúc phạm đến thiên triều là tội không thể bao dung.

Chỉ một lá đơn vạch tội đơn giản, đúng huyệt của 3 giáo sư học viện Hồ Chí Minh đã chấm dứt sự nghiệp của Nguyễn Tấn Dũng.

Sử dụng đến học viện HCM để tấn công là đòn nặng ký, lần này Nguyễn Phú Trọng dùng lại để nhắm vào Nguyễn Xuân Phúc sớm hơn, từ đó có thể kết luận hạ Phúc khó hơn nhiều so với Dũng. Ngay bước đầu đã phải mang vũ khí hạng nặng ra phủ đầu.

Nhà giáo Nguyễn Cảnh Bình trong lá đơn của mình nhận xét thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ là kẻ bất tài, nói phét nhưng lại giỏi dùng con rể, vợ, anh em vợ, anh em mình cơ hội vơ vét trục lợi.

Nhưng lúc này thế lực của Nguyễn Xuân Phúc đã mạnh, đằng sau Phúc là những tập đoàn kinh tế khổng lồ với những cái tên khuynh đảo nền kinh tế Việt Nam như Đặng Văn Thành, Vũ Văn Tiền, Trần Bá Dương, Don Lam, Nguyễn Duy Hưng (SSI) Bùi Quang Nhơn (Novaland), Thân Đức Nam và Tân Hoàng Minh, Vietjet, SHB, Hồng Bến Thành..

Hãy để ý những cái tên nêu trên là những tên báo chí đều lảng tránh, Phúc dùng an ninh văn hoá kiểm soát chặt những tờ báo, phóng viên nào đụng đến những doanh nghiệp sân sau hay những dự án liên quan đến đế chế gia đình mình. Phúc có một đội ngũ riêng để phục vụ truyền thông cho mình, một mặt dùng an ninh văn hoá đe doạ các phóng viên, nhà báo khác nếu định đụng đến đế chế Phúc. Mặt khác người của Phúc tung tiền chiêu dụ các cây viết , đặc biêt có gốc Quảng Nam, Đà Nẵng để phục vụ mục đích chính trị, kinh doanh của đế chế mình.

Trọng thích dùng lý luận, tư tưởng thì Phúc cũng chiều. Nhà báo Phan Đăng vốn là cây viết về thể thao, bỗng nhiên được đôn lên thay thế nhà báo nổi tiếng Lại Văn Sâm để dẫn dắt chương trình thu hút rất nhiều khán giả trên truyền hình. Khi đã được lăng xê và nổi tiếng, Phan Đăng bỗng có một bài viết đầy tính chính trị về vai trò của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bài viết cực kỳ thủ đoạn và thâm độc, đầu tiên Phan Đăng nâng tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thành sĩ phu, thành thánh nhân, người ta bị dẫn dắt theo tư tưởng rằng Phan Đăng đang quý mến và ủng hộ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng đến đoạn cuối phải tinh ý lắm mới thấy mấu chốt của vấn đề bài viết lộ ra. Đó là đòi hỏi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải tìm nhóm người thay thế vì tuổi tác của ông Trọng đã cao.

Bài viết của Phan Đăng có đoạn kết lược trích sau:

Nhưng chúng ta ngưỡng mộ Ngài bao nhiêu thì lại lo lắng bấy nhiêu khi nghĩ đến những câu hỏi: Điều gì xảy ra nếu Ngài không còn đủ thời gian, sức khoẻ để tiếp tục thực hiện những lý tưởng của một “sĩ phu Bắc Hà”? Điều gì sẽ xảy ra nếu người thay thế Ngài sau này lại là một mẫu lãnh đạo rất khác với Ngài? Thực ra xu thế chính trị hiện đại không còn quá nhấn mạnh đến vai trò của các cá nhân, bởi nếu như thế thì tính may – rủi là quá lớn. Nếu may mắn có một lãnh đạo tốt, bộ máy sẽ vận hành tốt. Nếu phải chịu đựng những lãnh đạo thủ đoạn, bộ máy sẽ hỏng hóc tức thời.

Xu thế chính trị hiện đại chuộng những cách thức tổ chức thể chế liêm chính và thông minh. Trong thể chế ấy, nơi mà các nhánh quyền lực được phân chia rõ ràng, nơi mà các cơ chế giám sát được vận hành thiết thực thì ngay cả người xấu vì một lí do nào đó mà có thể “luồn sâu, leo cao” thì cũng phải làm tốt, làm đúng phần việc của mình. Hoặc ít ra là không thể nào vừa làm vừa… đục ruỗng.
Nhưng đến bao giờ chúng ta có được một thể chế như thế? Ai có thể tạo ra một thể chế như thế? Có lẽ lịch sử chọn Ngài Nguyễn Phú Trọng để làm sạch lại một bộ máy đang bị biến chất. Nhưng lịch sử cần chọn thêm một người hoặc một nhóm người nữa để tiếp tục nguồn cảm hứng mà Ngài Trọng tạo ra, từ đó làm nảy sinh một cuộc cách mạng về thể chế, giúp dân tộc có điều kiện để cất cánh nay mai.
——————————-
Vấn đề chính Phan Đăng đặt ra là sức khoẻ Nguyễn Phú Trọng, điều mà ai cũng thấy chỉ mình ông Trọng không muốn thấy. Việc tìm người thay thế là việc đòi hỏi phải làm ngay.
Vậy người thay thế Nguyễn Phú Trọng mà Phan Đăng muốn nhắc là ai.?
Rất khéo léo, Phan Đăng trói ngay vào tiêu chí tổ chức liêm chính và thông minh.
Tổ chức liêm chính và thông minh là tổ chức nào.?
Là chính phủ liêm chính và kiến tạo mà Nguyễn Xuân Phúc đang dương cao hô hào khoe mẽ chứ còn tổ chức nào vào đây.
Nhóm người nào có thể giúp dân tộc có điều kiện ” cất cánh ” hiện nay.
Vẫn lại là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Xem lại những phát ngôn của Phúc ở khắp nơi trong hai năm qua như Phú Quốc phải cất cánh, Ninh Bình phải cất cánh, Phan Thiết sẽ cất cánh, Ninh Thuận sẽ cất cánh và khát vọng cất cánh của dân tộc trên báo đầu tư viết về buổi làm việc của Phúc với bộ giao thông vận tải có nhan đề Hiện Thực Hoá Khát Vọng Cất Cánh , hoặc báo Công Lý bài viết nhan đề Chính Phủ Kiến Tạo Đã Giúp Kinh Tế Việt Nam Cất Cánh, hay trực tuyến chính phủ Phúc tuyên bố xuất khẩu là con đường cất cánh của Việt Nam.
Nếu tra từ liêm chính, kiến tạo, cất cánh sẽ thấy hàng loạt những từ gắn liền với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Bài viết của Phan Đăng thực chất là nặng ký, thông điệp đòi hỏi Nguyễn Phú Trọng phải bàn giao quyền lực lại cho nhóm Nguyễn Xuân Phúc rất rõ ràng, một phát đại bác lớn của nhà báo trẻ Phan Đăng đập lại những nhà giáo già ở học viên Hồ Chí Minh. Chứng tỏ chơi bút chiến về lý luận với Phúc khó mà ăn thua. Nguyễn Xuân Phúc về mặt dùng truyền thông sành sỏi và lão luyện gấp nhiều lần tiền nhiệm của y là Nguyễn Tấn Dũng.

Lời của Phan Đăng y như lời mào đầu thay thế một triều đại mà khi xưa Phạm Cự Lượng đã đặt ra lúc quần thần nhà Đinh hoang mang tìm minh chủ, Lượng là người đã đứng ra giữa triều đề nghị Lê Hoàn lên làm vua thay thế triều đại họ Đinh.

Đáp lại lời Phan Đăng tức lời của nhóm Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Binh. Trọng đã cho Phạm Cảnh Bình ở học viên chính trị HCM phản pháo bằng lá đơn tố cáo bè lũ tham vọng quyền lực Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình, Nguyễn Văn Bình do Trương Tấn Sang đứng đằng sau. Trọng đã không ngần ngại lột toạc bộ mặt lợi ích nhóm, thao túng quyền lực của những kẻ đã từng liên minh với mình trước kia hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng.

Bấy lâu Trọng đều biết cả những lời ca ngợi, tô vẽ công cuộc chống tham nhũng của bọn bồi bút nhóm Phúc, Sang là nhằm mượn gió bẻ măng, mượn tay Trọng để thanh trừng đối thủ tiềm năng. Chúng định dùng Trọng như con chó săn, diệt hết thú song là vất bỏ. Trọng cũng mượn thế để cho chúng lao công khổ tứ tham gia chiến dịch chống tham nhũng, cải tổ bộ công an, quân đội của Trọng.

Cuối cùng công lao của đám Phúc, Sang, Bình chỉ được thưởng bằng chức bí thư Đà Nẵng cho Trương Quang Nghĩa. Còn miếng đất mầu mỡ do chỗ trống Đinh La Thăng để lại vào tay Nguyễn Thiện Nhân một người trung dung. Các vị thế quan trọng trong bộ công an vào tay Lê Quý Vương, Bùi Văn Nam của Trong, các nơi bị đánh đấm như PVN cũng không vào tay người của nhóm Phúc.

Nhưng một nhà báo trẻ như Phan Đăng vuốt râu hùm, đòi Trọng phải về một cách công khai dư luận, khi vừa vào vị trí nổi bật trong dư luân như vậy. Nếu trong những ngày tới Phan Đăng không bị sao, điều đó có nghĩa trung ương đảng đã bắt đầu coi thường Nguyễn Phú Trọng. Ngày ra đi của ông ta đã đến rất gần./.

- Quảng Cáo -

10 CÁC GÓP Ý

  1. cho ý kiến mấy cán bộ họp với nhau quyết định lẹ đi …nhường cho tên nào là dân nước VN thay đổi mấy ông ,,,nghiã là không có dính líu với tàutq nó lãnh đạo …vậy là chạy nợ tàutq một thời gian ….mấy ông có chạy ra nước ngoài vẫn còn kịp DÂN mà nổi cơn thịnh nộ rồi tui không can đâu ….nhớ đó …nhường ngôi ,nhường ghế chạy nhanh đi thôi

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here