Ngô Đồng – Web Việt Tân
Tưởng rằng vụ thu phí khi cho trâu bò ra đồng ăn cỏ ở Thanh Hóa đã trở thành chuyện quá khứ; nhưng nay lại tái diễn khi một hợp tác xã ở thôn Thống Nhất, xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ra chỉ thị: muốn cho trâu bò ra đồng ăn cỏ, người dân nơi đây phải đóng phí cho hợp tác xã.
Báo Tiền Phong dẫn lời người dân địa phương cho biết là nhà nào không đóng phí mà đưa trâu, bò ra thả thì sẽ bị người của hợp tác xã xua đuổi. Tương tự, cách thôn Thống Nhất không xa, người dân thôn Hoành Vinh, xã An Ninh, cũng đang tức giận khi thôn này cũng bị “thu phí đồng cỏ”. Ngoài thu “phí đồng cỏ”, hợp tác xã này còn “thu phí bảo trì đường bộ” đối với những nhà dân có máy cày, máy gặt. Không những vậy, các hợp tác xã này còn đặt ra nhiều khoản phí vô lí mà Bộ Tài Chánh ước tính có khoảng hơn 1000 loại đang bị các địa phương lạm thu.
Cảnh tận thu đang ở diễn ra ở nông thôn hiện nay như cường hào, ác bá thời phong kiến. Họ đè đầu, cưỡi cổ người dân, tận thu bằng mọi giá. Từ trẻ mới sinh có tên trong hộ khẩu là phải nộp phí như người lớn, đến các cụ già nằm liệt giường và cả người tàn tật. Chính quyền tự ý đặt ra biết bao khoản thu bất hợp lý từ thuế vườn tạp với đất, nhà, an ninh quốc phòng, phòng chống lụt bão, văn nghệ, thể dục thể thao, quỹ phòng chống thiên tai, cho đến phí vệ sinh môi trường, phí làm đường, phí xây nhà văn hóa…
Có một chuyện hết sức vô lý ở đây là các khoản thuế này không được công khai, không được niêm yết để người dân đọc và hiểu. Bên cạnh đó, mặc dù hết sức bất bình trước hàng trăm loại thuế, phí mà họ phải è cổ đóng góp, thế nhưng, hầu hết bà con nông dân chẳng ai dám phản đối và thậm chí cũng không dám nêu lên thắc mắc với chính quyền về mục đích sử dụng của các khoản thu. Chính quyền lấy lý do là đồng thuận của dân nhưng thực tế là bắt dân phải đồng thuận để lấy cơ sở đó nhằm đè đầu tận thu. Và nếu không thu đủ thì lại o ép, ức hiếp người dân. Nhất là trong việc đi xin giấy tờ nơi chính quyền xã, nếu người dân chưa nộp thì chính quyền sẽ không chịu làm cho bất kỳ giấy tờ gì.
Nông dân, thành phần chiếm trên 70% dân số Việt Nam, những người ngày đêm ‘bán mặt cho đất, bán lưng cho trời’ cơm chưa đủ no, áo chưa đủ lành, với mức thu nhập quá thấp, thu nhập hằng tháng có nơi chỉ trông chờ vào mấy mảnh ruộng nhỏ, không có nghề gì làm thêm, phải gánh chịu hàng trăm khoản thuế phí khác nhau. Tất cả họ khi được hỏi về các khoản thuế, phí, và lệ phí mà họ phải đóng hàng năm đều cùng chung một tâm trạng: vô cùng bức xúc, lại mang nhiều gánh nặng thuế phí trên vai, người dân chịu đủ mọi mặt.
Với việc lạm thu quá nhiều loại thuế, phí như hiện nay đang chất gánh nặng lớn lên vai người dân ở các vùng nông thôn, miền núi, làm suy kiệt sức dân khiến người dân ngày càng bức xúc. Bên cạnh đó còn làm chậm công cuộc cải cách thủ tục hành chính, tinh giản bộ máy nhà nước. Vì khi đó phải sử dụng nhiều giấy tờ thủ tục, tốn kém thời gian, tiền bạc của nông dân, của các cơ quan nhà nước do phải làm thủ tục, xử lý việc nộp thuế, phí… Thực tế là chỉ trong một cái xã nhỏ mà bộ máy cán bộ quá cồng kềnh, từ bộ máy cán bộ làng đã lên vài chục người, đến thôn thì cả trăm người và lên đến xã, cộng tất cả cán bộ lại có thể lên tới cả ngàn người gồm cán bộ có biên chế và cán bộ cộng tác.
Làm thế nào để người nông dân dễ thở hơn, nạn cường hảo phải bãi bỏ? Một câu hỏi có thể kể ra rất nhiều giải pháp như là mở mang thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu; đầu tư mạnh tay hơn về cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp… Nhưng quan trọng nhất vẫn là tìm các giải pháp hạn chế các khoản phí để giúp nông dân có mức chênh lệch hợp lý giữa giá bán so với giá thành. Để làm được điều này, cần từng bước xóa bỏ các khoản thuế, phí, lệ phí vô lý cho nông dân, nông nghiệp. Việc giúp nông dân thoát khỏi gánh nặng phí và lệ phí sẽ giúp họ đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tạo ra nhiều của cải cho xã hội.
Trên hết tiền dưới làm loạn
trên làm ngơ. Dân bơ vơ hốt
cức trâu mà nộp cho chúng..
… ăn.
Đem những tên cường hào ác bá ra làm như chính sách cải cách ruộng đất của cụ hồ ngày xưa thì sẽ dẹp được bọn cường hào ác bá này.
Thượng bất chính, hạ tất loạn
:))
Đây là cái ngu, cái lý cùn, sư vô học của cán bộ CS. Chúng chỉ nghĩ đến cách cướp của dân để ăn nhậu, gái gú chứ không bao đọc báo nghe đài hay xem mạng xã hội! Nếu biết chúng nó đã tránh rồi!?
Thời thuộc Pháp cũng không có sự tình này xảy ra. Ấy-dzà! lãnh-đạo chóp bu phải nhanh-chóng ra chỉ-thị cho ngừng ngay những hành-vi hoạt-động và xử bọn địa-phương nhũng-nhiễu phá-hoại lòng-tin cũng như tình đoàn-kết của nhân-dân đối với đảng và chính-quyền! Cố-ý tiếp-tục làm sai chỉ-đạo của cấp trung-ương thì phải xử-phát thật nặng.
Csth
Dieu nay chung to Cap tren, nhung Thang Lanh dao khong Xu bon nay, de Mac cho chung ra …Luat rung !
Dung ra phai Lot chuc, cho no Ve Vuon Chan trau nhu moi nguoi no moi thay Dau khi phai Bo tien Thue nhu vay !
Khong biet Thang Trong Lu no co nghe tin nay chua ? Hay may Thang nay bi Dan Nguyen Rua qua nen Dam dau vao ong Cong tron roi !
Ác ôn quan nông thôn
Nếu không có đảng bảo kê thì bố ai dám làm chuyện này?
Ai bảo kê cho bọn cường hào mới lộng hành ở nông thôn .Đảng ủy xã và huyện ở đâu ,đảng lãnh đạo toàn diện về mọi mặt cơ mà ,để xảy ra sự việc như vậy thì tổ chức đảng ở địa phương phải chịu trách nhiệm.
Cường hào ác bá là đây nè.
Lên bỏ tù cả lũ quan tham
Về quê a mà Thu nha. Mấy anh xã quèn
Chuyện trong phim hài tái hiện ngoài đời thực
Co moc tu nhien ai chong cho no thu phi het cho noi
cong san VN tai gioi bu cac bu lon tau cong ac voi nhan dan VN
Thực dân cộng nô
rồi bọn quan tham lại sảo ngôn cứ như ô tô ra đương là hay k đi đều mất phí..?
Học tập giật lùi về thời pháp đó thu đủ thứ,có khi đến lúc thu cả phí thở nữa đấy,mấy thằng xã huyện này chắc nhậu ngập đầu không biết gì đến thời sự quốc gia ,thành phố HCM đang nghiên cứu tiến tới bỏ học phí trung học phổ thông,thế mà ở huyện quảng ninh tỉnh quảng bình lại nghiên cứu tăng thêm gánh nặng cho bố mẹ các cháu,thật là gặm vào cái thân khổ cực của dân bằng mọi cách.khốn nạn
Lũ đầy tớ của dân khốn nạn từ trên xuống dưới.