Phạm Chí Dũng – Cali Today news
Một tin tức đáng khích lệ dành cho giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền Việt Nam vừa phát lộ: vào buổi sáng ngày 1/3/2018, đã diễn ra “hội thảo đóng góp ý kiến cho dự án Luật Về hội” do Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ cựu đại biểu Quốc hội phối hợp với tổ chức phi chính phủ Oxfam.
Cuộc hội thảo trên diễn ra chỉ ít ngày sau khi có tin cho biết để được Liên minh châu Âu (EU) chấp thuận thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA), giới chóp bu Việt Nam đã buộc phải nhân nhượng EU, ít nhất trên phương diện “hứa hẹn”.
Một bài dịch đăng ngày 23/2/2018 của trang Việt Nam Thời Báo (Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, người dịch Phương Thảo) dẫn nguồn từ trang Borderlex cho biết “Việc EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả”, và khẳng định “Phía sau việc trì hoãn này còn có một số lý do chính trị như: ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên minh châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn các quyền con người và quyền lao động”.
Theo đó, Đại sứ Việt Nam tại EU là Vương Thừa Phong đã tuyên bố rằng Việt Nam đang lên kế hoạch phê chuẩn để thông qua các công ước này vào năm 2019 và 2020. “Chúng tôi tôn trọng cam kết của chúng tôi” – ông Phong nói “như đinh đóng cột” trước giới chức EU.
Tất nhiên, giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền Việt Nam ngay lập tức có thể phát ra dấu hỏi: làm sao có thể tin, và trong thực tế có còn chút gì về khái niệm niềm tin, đối với lời hứa của giới quan chức Việt Nam, bởi trong quá khứ không xa, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã hứa hẹn và sau đó nuốt lời hứa quá nhiều lần?
Vào cuối năm 2013, sau cuộc hội kiến của Trương Tấn Sang – chủ tịch nước – với Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc với chủ đề chính về triển vọng người Mỹ chấp thuận cho Việt Nam tham gia vào hiệp định Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP), chính quyền Việt Nam bắt đầu lấp ló trả tự do cho một ít tù nhân lương tâm và đưa dự thảo Luật lập Hội (tên của dự luật này vào thời điểm đó) ra hội thảo để “chuẩn bị thông qua và ban hành”.
Nhưng hứa hẹn và cam kết luôn là động tác đầu môi chót lưỡi của giới quan chức cao cấp Việt Nam. Có vẻ như ngay cả Tổng thống Obama cũng không biết rõ cách hứa hẹn như vậy thật ra chẳng có giá trị gì. Trong thực tế, chính quyền Việt Nam chỉ thả hạn chế tù nhân lương tâm, trong số đó có những người bị tống xuất đi Mỹ mà không cho ở lại Việt Nam, còn Luật lập Hội thì chỉ làm vài động tác “hội thảo”, “lấy ý kiến”, “chuẩn bị thông qua”, nhưng đã chẳng có gì thực chất.
Từ năm 2013 đến năm 2016, cứ mỗi cuối năm dự thảo Luật lập Hội lại được Ủy ban Thường vụ quốc hội và một số hội đoàn nhà nước mang ra “xào” lại theo ý chỉ của đảng.
Vào quý 4 năm 2016, dự thảo Luật lập Hội được đổi thành dự thảo Luật về Hội và tiến gần nhất đến ranh giới thông qua vào đầu kỳ họp quốc hội vào cuối tháng Mười.
Tuy nhiên, nội dung khi đó của Luật Về Hội lại mang tính “siết” về nhiều vấn đề, đến mức một luật sư là ông Trần Vũ Hải phải cảnh báo Dự Luật về Hội này là “luật phản động.”
Nhưng ngay sau cuộc gặp giữa ông Đinh Thế Huynh – Thường trực Ban bí thư – và ông John Kerry tại Washington, DC vào buổi sáng ngày 25/10/2016, Dự Luật về Hội mới bất ngờ bị Quốc hội Việt Nam hoãn lại.
Đó cũng là bối cảnh Thượng Viện Mỹ đã tuyên bố thẳng thừng sẽ không họp hành gì về TPP trong năm 2016. Điều đó cũng có nghĩa là TPP, nếu còn đôi chút tương lai để được xem xét và thông qua, sẽ phải bị treo lại thêm ít nhất một năm nữa. Ngay lập tức, tác động tiêu cực trên đã khiến chẳng cần đảng phải chỉ đạo, Quốc hội Việt Nam cũng mau mắn “hoãn bỏ phiếu thông qua TPP.” Từ đó đến nay, chẳng còn quan chức Việt Nam nào nhắc đến Luật về Hội và Công Đoàn Độc Lập nữa.
Còn giờ đây, khi TPP vẫn ngổn ngang mà không có Mỹ, EVFTA lại xuất hiện trong bối cảnh “thế nước đang lên” – điều được giới tuyên giáo Việt Nam ca tụng, nhưng cũng là bối cảnh một nền ngân sách đang nhanh chóng vì cạn kiệt, một nền kinh tế đang lao vào năm suy thoái thứ 10 liên tiếp kể từ năm 2008, một xã hội nhiều mầm mống phản kháng và khủng hoảng, một nền chính trị xung đột tứ bề và nạn sứ quân hoành hành khắp nơi, chưa kể hàng năm Việt Nam phải trả hàng chục tỷ USD nợ nước ngoài…
Cũng như TPP, việc ban hành Luật về Hội, công nhận Công đoàn độc lập và công nhận Xã hội dân sự là những điều kiện quan trọng để muốn tham gia vào EVFTA, chính quyền Việt Nam phải đáp ứng.
Giờ đây chưa có gì để hy vọng vào TPP, chính thể Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.
Vào tháng 6/2016, Nghị viện châu Âu từng tung ra một bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam – mang số hiệu 2016/2755 (RSP). Tuy nhiên khi đó sức ép của EU là chưa đủ lớn. Nhưng càng về sau này, EU càng quan tâm đặc biệt đến chủ đề nhân quyền cho Việt Nam và nói thẳng đây là một trong những điều kiện bắt buộc, để nếu Việt Nam không chịu cải thiện nhân quyền thì sẽ không có cơ hội nào có được EVFTA.
Việc giới quan chức Việt Nam phải “cam kết” với EU về những điều kiện cải thiện nhân quyền, cùng lúc ở trong nước đảng chỉ đạo vài hội đoàn nhà nước tái hội thảo Luật về Hội cho thấy ít nhất 2 chỉ dấu quan trọng:
– Thế và lực hiện nay của chính quyền Việt Nam là yếu hơn khá nhiều so với 5 năm trước.
– Trong bối cảnh “vận nước đang lên” như thế, một lực đẩy bình thường của EU vẫn có thể khiến tảng đá bảo thủ phải dịch chuyển.
Vấn đề còn lại là lực đẩy trên sẽ được duy trì trong bao lâu, hoặc gia tăng đến mức độ nào để có thể bẩy hẳn tảng đá bảo thủ khỏi sức ì không còn quá lớn của nó, mang lại chí ít kết quả về một Luật về Hội cởi mở, tiến bộ, công nhận Xã hội dân sự và Công đoàn độc lập chứ không phải bị xem là “luật phản động”.
Đang nóng bỏng về nhân quyền ở Liên hợp quốc chúng ru ngủ thôi .không bao giờ tin trừ khi thay đổi chế độ
Y chang
mỗi nước có bối cảnh
chính trị khác nhau !
việt nam không như:
” người ta” dân thì toàn
là vịt ,mà vịt thì làm sao
chăn vịt . nên phải có dảng
chăn vịt .
Chẳng qua thằng cộng đảng Formosa muốn EU xem xét lại hiệp định EVFTA sau vụ ” Khủng hoảng ngoại giao ” với nước Đức sau vụ ” Bắt cóc ” trịnh xuân thanh mà thôi giống như trước khi chúng nó Ký được WTO , chúng nó mà ” Hỏng ăn ” hiệp định này là lại lộ Bản chất ra ngay.Đúng là trò cũ rích !
Chờ xem thế nào đã chứ đừng có vui vội
Điều kiện ràng buộc
Tin bon vc la tu sat!