Vì sao ông Nguyễn Xuân Phúc buộc các trạm BOT đường bộ phải thu phí tự động?

Liên doanh Tasco - VETC
- Quảng Cáo -

Thảo Vy (VNTB)

Trên trang web của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ngày 28/2/2018 cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ thị yêu cầu ngay trong quý 1 này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phải làm xong tất cả các phần việc liên quan đến bắt buộc các chủ đầu tư trạm BOT giao thông đường bộ phải thực hiện thu phí bằng dịch vụ tự động, hay còn gọi là dịch vụ thu phí không dừng.

Trước thông tin này, nhiều nhà xe ở Sài Gòn nói rằng đây là một chỉ thị mà ông Thủ tướng muốn dọn đường cho việc tái lập trạm BOT Cai Lậy. Thu phí không dừng, có nghĩa sẽ không có chuyện tài xế xài tiền lẻ mua vé qua trạm.

Sẽ làm tăng thêm chi phí?

Vào năm 2015, trong phê duyệt dự án 28 trạm thu phí tự động, không dừng, Bộ GTVT quyết định: Trong 3 năm đầu tiên, kể từ năm 2016, giá dịch vụ thu phí không dừng (ETC, electronic toll collection) được tính bằng công thức: (số làn thu phí ETC tiếp nhận/tổng số làn thu phí) x mức phí quản lý tổ chức thu phí trong hợp đồng BOT.

- Quảng Cáo -

Từ năm thứ 4 đến năm thứ 8, giá dịch vụ thu phí ETC bằng 8% tổng doanh thu của trạm. Từ năm thứ 9 đến năm thứ 13, giá dịch vụ thu phí ETC bằng 9% trên tổng doanh thu của trạm và từ năm 14 trở đi, giá dịch vụ thu phí ETC bằng 10% trên tổng doanh thu của trạm.

Bộ GTVT cũng chỉ định liên danh Tasco – VETC là chủ đầu tư của dự án ETC theo hình thức BOO (Building – Owner – Operation, Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh, là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định – trích khoản 6 Điều 3 Nghị định 15/2015/NĐ-CP).

Bộ GTVT cho rằng đối với các chủ dự án BOT, khi áp dụng thu phí không dừng ETC sẽ giảm được nhân công tại trạm thu phí, đồng thời giảm chi phí in phát hành vé như thu phí thủ công hiện nay.

Như vậy, việc tiến tới áp dụng thu phí tự động hoàn toàn sẽ lấy đi công ăn việc làm của hàng trăm người đang phục vụ tại những trạm thu phí thủ công và bán thủ công hiện nay. Vì vậy, để các chủ đầu tư BOT toàn tâm bàn giao trạm cho VETC, chứ không phải bằng mệnh lệnh hành chính, thì VETC và các cơ quan liên quan cần cam kết đảm bảo chuyển đổi công việc cho các lao động này.

Sao vẫn lại độc quyền?

Gọi là liên danh Tasco – VETC, thế nhưng chủ tịch Hội đồng quản trị của pháp nhân Tasco, và pháp nhân VETC đều là ông Phạm Quang Dũng. Chính điều này dẫn đến ngờ vực đang có một quyền lực phe nhóm liên quan cú áp phe BOT đường bộ từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kéo dài đến tận hôm nay.

Mới đây trong một trả lời với báo chí, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, khẳng định không có chuyện áp đặt trong việc lắp thu phí tự động không dừng bởi tất cả đều thông qua đàm phán để ký kết hợp đồng. Ông cũng nói việc lựa chọn liên danh Công ty cổ phần Tasco – Công ty TNHH Thu phí tự động VETC đã được Chính phủ đồng ý trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT.

Ông còn nói “các nhà đầu tư BOT nào chưa cảm thấy thỏa mãn với điều khoản đàm phán thì có quyền tìm một nhà cung cấp khác. Tuy nhiên, nhà cung cấp đó phải được Bộ GTVT thẩm tra, chấp thuận. Đồng thời, nhà đầu tư đó phải chịu trách nhiệm tự kết nối và truyền dữ liệu về hệ thống của Tổng cục Đường bộ”.

Ai cũng thấy rằng Tasco là chủ đầu tư các trạm thu phí BOT, bây giờ với tay qua thầu lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí BOT toàn quốc; VETC thì hình như chỉ được lập ra để bắt tay cùng Tasco thầu dự án.

Đáng ngờ lắm, thưa ngài Thủ tướng

Ông Nguyễn Xuân Phúc từng làm cấp phó cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Trước đó nữa, ông Phúc từng là phó Tổng Thanh tra Chính phủ, rồi phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ. Chắc chắn ông Phúc hiểu rõ rằng Công ty cổ phần Tasco – như chính họ giới thiệu “đang là chủ đầu tư các dự án BOT với các trạm thu phí để hoàn vốn cho dự án như Quốc Lộ 10, Quốc lộ 21, Quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Bình, Quốc lộ 10 đi Hải Phòng…”.

Còn Công ty TNHH Thu phí tự động VETC, thì thành tựu duy nhất mà chính họ giới thiệu chính là trong năm 2016 đã ký kết thành công hợp đồng với Bộ GTVT để chính thức triển khai dịch vụ thu phí tự động đường bộ VETC trên toàn quốc. Ông chủ của Tasco cũng đồng thời là chủ của VETC.

Câu chuyện đáng ngờ còn ở đây nữa, thưa ngài Thủ tưởng: Sau khi nhận được phê duyệt dự án 28 trạm thu phí tự động, không dừng của Bộ GTVT (nói ở phần trên), điều kiện nặng nhất mà liên danh Tasco – VETC, nhà đầu tư Dự án thu phí tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc (giai đoạn 1) theo hình thức BOO đặt ra cho Bộ GTVT chính là phải được bổ sung 15 triệu USD vào tổng mức đầu tư Dự án, nếu muốn hoàn thành việc lắp đặt xong thiết bị không dừng tại 28 trạm thu phí trước 1/7/2016.

Lý do: với tiến độ cấp bách như vậy thì sẽ phải huy động một lực lượng chuyên gia rất lớn từ Đài Loan để triển khai thực hiện dự án. Điều này dẫn đến phát sinh chi phí rất lớn để thuê các chuyên gia nước ngoài trong thời gian 3 tháng với kinh phí phát sinh khoảng 15 triệu USD.

Lễ chuyển giao quản lý và vận hành trạm thu phí Tân Đệ, Mỹ Lộc, Quốc lộ 39. Ảnh: báo Đầu tư

Nhà đầu tư BOO này còn muốn Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam ký kết Hợp đồng dự án BOO trước ngày 25/4/2016 để Ngân hàng có cơ sở ký kết hợp đồng tín dụng cho dự án. Lý do được đưa ra là Ngân hàng chỉ đồng ý giải ngân khi có Hợp đồng dự án BOO được ký kết chính thức.

Tasco – VETC đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo tất cả các nhà đầu tư BOT ký kết Họp đồng dịch vụ thu phí ETC trước ngày 10/5/2016 làm cơ sở để liên danh Tasco – VETC tổ chức lắp đặt thiết bị và vận hành chính thức hệ thống thu phí ETC tại trạm… Tasco – VETC khẳng định, nếu tất cả các điều kiện nêu trên đều được đáp ứng thì nhà đầu tư mới có đầy đủ cơ sở pháp lý để huy động mọi nguồn lực về tài chính và nhân lực để triển khai dự án đáp ứng tiến độ theo yêu cầu của Bộ GTVT.

Vì sao phải gấp rút trong quý 1/2018?

Ngoài nghi vấn là để đối phó vấn nạn các nhà xe phản đối việc đặt trạm thu phí BOT không phù hợp, còn có thể là nguyên do không muốn bị phá vỡ thỏa thuận với liên danh Tasco – VETC.

Trước đó, liên danh này được Bộ GTVT chỉ định là nhà đầu tư và vận hành hệ thống thu phí ETC vừa trúng thầu dự án thu phí tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc-giai đoạn 1 áp dụng cho 28 trạm trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên theo hình thức Hợp đồng BOO.

Thời hạn khởi công, hoàn thành xây dựng, kinh doanh, chuyển giao công trình dự án được ấn định là 2016-2018. Tổng mức đầu tư và tổng vốn của dự án thu phí tự động không dừng là 1.524 tỷ đồng. Thời gian sở hữu và kinh doanh dự kiến 20 năm, thời gian kinh doanh chính thức được xác định trong quá trình thương thảo, đàm phán hợp đồng dự án.

Nếu thực sự là chính phủ kiến tạo, ông Thủ tướng cần làm rõ vì sao cho đến nay phía Bộ GTVT vẫn cứ khăng khăng chỉ định thầu, mà không tiến hành đấu thầu minh bạch? Những gì xảy ra của thảm trạng BOT trong lĩnh vực giao thông vừa qua cũng một phần vì cái sự thiếu đấu thầu công khai và minh bạch thông tin. Bài học xương máu này không lẽ sẽ lặp lại trong gói thầu lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng toàn quốc này?

- Quảng Cáo -

29 CÁC GÓP Ý

  1. Làm rồi phải thu thôi, k nên đấu tranh thái quá. Việc thu tự động kết hợp với công bố mức đầu tư, số thu hàng ngày được nhà nước giám sát thì các công ty không thể khai báo láo, Kéo dài thời gian thu phí và gian dối tiền bạc

  2. Thu tự động là rất văn minh, nhưng ở đây là cần một chính phủ minh bạch, giám sát tốt việc thực hiện dự án BOT để tránh gây bức xúc trong dân bởi những cái sai đã hiện hữu ở nhiều dự án BOT mà dân đã đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của mình rồi. Nếu làm đúng và minh bạch công khai, để dân có quyền kiểm tra thì dân mình sẽ ủng hộ 100% ngay!!!

  3. Nếu nhà nước việt nam kiểm soát được nguồn thu hồi vốn của BOT minh bạch và chính đáng thì đã không có chuyện bot mọc sai chỗ và nhiều như bây giờ

  4. chuyện tào lao ! xàm xí dú.
    người dân phản dối là : dặc
    trạm ” bot ” kiểu chặn dường
    mãi lộ và nhà dầu tư diểu .
    dúng là : nói một dường làm
    một nẻo.
    bất chính không dám dưa
    mặt móc cầm tiền dân ,
    nhờ robot cướp giùm .

  5. Làm gì có minh bạch! Khi họ thực hiện bằng sự ko minh bạch! Vấn đề, là phải để cho CP có đủ thời gian để chân chinh từng bước, phải cần có thời gian, ko phải bỏ là bỏ mà được!!! Hy vọng, trong giai đoạn nữa mọi việc sẽ ổn và hợp lý!!!

  6. Chúng nó thu đủ rồi còn phải thu bù để nuôi cả dòng họ nhà nó và còn phải bù số tiền chúng lo lót đưa cho sân sau cái chính quyền bảo kê nó nữa.chắc trăm năm nữa mới ngừng thu các chế ạ.

  7. Thu phí dịch vụ tự động chỉ là một công cụ nhanh gọn ,cái cốt lõi vân đề minh bạch trong BOT là tong the cong khai do da noi la xa hoi hoa gom nhu cầu nguồn huy động vốn,chi phí phải chi, mức độ đóng góp ,thời gian thu ,vị trí thu….phương tiện nào thu , phương tiện nào giảm..v..v

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here