Ngày 17/02/2018: Những kẻ “nhảy múa trên những xác người”

Lễ hội của quỷ: Nhảy múa ăn mừng ngày 17/2. Ảnh: Tễu Blog
Lễ hội của quỷ: Nhảy múa ăn mừng ngày 17/2
- Quảng Cáo -

Minh Hải (VNTB)

Không rầm rộ, ngày tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt- Trung năm nay 2018 là tròn 39 năm (17/02/1979- 17/02/2018) diễn ra trong không khí thầm lặng, lẻ tẻ nhà hoạt động tổ chức dâng hương ở vài tỉnh, thành trong cả nước…

Các nhà hoạt động ở ba miền tưởng niệm ngày 17.02.
Lặng lẽ nhưng không quên…

Chiến tranh biên giới Việt- Trung hay còn gọi là chiến tranh biên giới phía Bắc, được ghi nhận bắt đầu nổ ra vào ngày 17/02/ 1979. Năm nay 2018 tròn 39 năm nổ ra chiến cuộc, lại nhằm vào ngày mồng 2 tết âm lịch Mậu Tuất nên có sự khác biệt; không có đoàn người tuần hành về tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội để dâng hương tưởng niệm, cũng không có nhiều nhân sĩ, trí thức và người dân tập trung ở tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo tại Sài Gòn để đặt vòng hoa thể hiện thành kính “nhân dân không quên” hàng vạn đồng bào và chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến vệ quốc, chống quân xâm lược phương Bắc. Về bản chất, nó không khác gì các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta trong lịch sử như: thời Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, thời Tiền Lê, thời Lý đánh tan quân Tống, thời Trần thắng quân Mông- Nguyên, thời hậu Lê thắng quân Minh và thời Tây Sơn thắng quân Thanh…

Năm 1979, một năm “đỏ lửa” ở hai đầu đất nước Việt Nam, lợi dụng tình hình trong nước Việt Nam có những biến động nhất là sau khi cuộc chiến hai miền Nam- Bắc kết thúc vào năm 1975, một nhà nước Việt Nam thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ về mặt địa lý lẫn hành chính nhưng còn nhiều vấn đề chưa giải quyết ổn định, kinh tế và đời sống người dân gặp muôn vàn khó khăn, đói nghèo. Bối cảnh quốc tế với những rạn nứt, khủng hoảng trầm trọng trong quan hệ giữa các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em như Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam… Rồi Khmer Đỏ nắm quyền ở Campuchia đã tiến hành xâm phạm biên giới Tây Nam Việt Nam buộc quân dân Việt Nam phải đánh trả. Đặc biệt, nhà cầm quyền Trung Quốc mà đứng đầu ở thời điểm này là Đặng Tiểu Bình đã lợi dụng cơ hội Việt Nam tập trung lực lượng chính quy tiến hành đánh trả quân xâm lược Khmer Đỏ, tiến sang đất Campuchia giúp cho chính quyền cách mạng Campuchia truy kích quân Khmer Đỏ và nắm chính quyền, tái lập hòa bình ở khu vực bán đảo Đông Dương thì Đặng Tiểu Bình đã triệt để đẩy mạnh căng thẳng giữa Việt Nam –Trung Quốc trong các vấn đề biên giới, hải đảo và nạn Hoa Kiều, đã tuyên bố ”Dạy cho Việt Nam một bài học” phát lệnh hơn 600.000 quân tấn công chớp nhoáng toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu…

- Quảng Cáo -

Chiến cuộc ác liệt này kéo dài từ sáng ngày 17/02/1879 đến ngày 16/03/1979 kết thúc và chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn I, từ ngày 17/02-05/03/1979; giai đoạn II, từ ngày 6/03/1979-16/03/1979, Trung Quốc rút quân và tuyên bố hoàn thành “sứ mệnh”, chiến tranh tạm kết thúc.

Sở dĩ phải nói là chiến tranh tạm kết thúc bởi vì trong khoảng thời gian này cho đến cuối những năm 1980, chiến sự biên giới Việt- Trung vẫn diễn ra với tiếng súng giao tranh qua lại của hai bên, cũng có thời điểm rất ác liệt.

Trở lại cuộc chiến biên giới Việt- Trung năm 1979, tuy cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng nhưng chiến tranh đã làm cho hai phía gánh những thiệt hại nặng nề về người lẫn vật chất. Theo Wikipedia ghi chép và lưu trữ lại, cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Để được Liên Xô tăng cường viện trợ, từ ngày 27/03/1979, Việt Nam quyết định cho tàu quân sự Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh. Về phía Trung Quốc, cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế. Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.

Trong bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình tại hội nghị quân chính nội bộ ngày 16/03/1979 (sau khi rút quân về nước), Đặng Tiểu Bình chỉ trích gay gắt các quan chức chính quyền và các lãnh đạo quân đội về những sai lầm trong chiến dịch: “Đánh lần này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng chí ít là 5 đánh 1, 6 đánh 1. Chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí 6 đánh 1, 7 đánh 1…” nhưng “…thương vong của chúng ta gấp 4 lần so Việt Nam. Thần thoại của chúng ta đã bị hủy diệt

Chiến tranh biên giới năm 1979

Cũng theo Wikipedia có ghi chép và lưu trữ về việc phản ứng phía Liên Xô ngay sau chiến sự nổ ra: “Ngày 18 tháng 2, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam: “Việc Trung Quốc tiến công xâm lược Việt Nam chứng tỏ một lần nữa rằng, Bắc Kinh có thái độ vô trách nhiệm biết nhường nào đối với vận mệnh của hoà bình và Ban lãnh đạo Trung Quốc sử dụng vũ khí một cách tuỳ tiện, đầy tội ác biết nhường nào!.. Những hành động xâm lược đó trái với những nguyên tắc của Liên Hợp Quốc, chà đạp thô bạo luật pháp quốc tế, càng vạch trần trước toàn thế giới chính sách bành trướng của Bắc Kinh ở Đông Nam Á

Mặc dù đây là một cuộc chiến vệ quốc lớn lao trong lịch sử chống quân xâm lược của dân nhân dân Việt Nam, nhưng đến nay chính quyền Việt Nam vì lý do không lý giải vẫn chưa lấy một ngày chính thức để tưởng niệm hàng vạn anh linh chiến sĩ và đồng bào đã ngã xuống.

Trong vài năm gần đây, một số người dân kết hợp với các nhân sĩ, trí thức và các nhà hoạt động xã hội đã vượt qua rất nhiều khó khăn để tiến hành các hoạt động tưởng niệm như thắp hương, đặt vòng hoa tại các tượng đài thể hiện lòng thành kính, tri ân, “nhân dân không quên”.

Năm 2018, đánh dấu 39 năm ngày nổ ra chiến tranh biên giới Việt –Trung 1979, do bận rộn những ngày đón tết cổ truyền Mậu Tuất nên nhìn chung người dân Việt Nam tạm gác các hoạt động tưởng niệm. Tuy vậy, một số nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam vẫn tổ chức thắp hương, đặt vòng hoa tại các tượng đài ở các địa phương như; Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn…

Facebook Hiếu Trung Lê được cho là trang cá nhân của nhà hoạt động Lê Trung Hiếu tại Đà Nẵng, ngoài việc tổ chức hoạt động tưởng niệm vào ngày 17/02 thì còn đăng một status có nội dung:

Sáng nay, tưởng niệm ngày nhân dân và lính 6 tỉnh biên giới phía Bắc bị quân xâm lược cộng sản Trung Quốc giết hại.Tôi đến tượng đài “Tổ Quốc Ghi Công” trên đường 2-9 Đà Nẵng. Tôi cầu xin anh linh những người lính ngã xuống ngày 17/02/1979 được yên nghỉ. Thầm cầu mong họ hiển linh, soi sáng cho những người lãnh đạo hiện nay biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết mọi đường lối, học thuyết mà quay về với nhân dân. Và soi sáng tâm trí những “đứa phản động”, bớt sân hận,luôn hướng đến cái chung cho đất nước

Điều đáng nói và thậm chí đáng xấu hổ rằng dù biết đây là cuộc chiến quan trọng, mang tầm vóc lịch sử rất lớn lao của dân tộc Việt Nam, nhưng trong số hàng trăm tờ báo, đài truyền thông ở Việt Nam năm nay có rất ít tờ báo, đài truyền thông nhắc đến. Tại Hà Nội, còn tệ hại hơn khi chính quyền đã để cho một số ít người dân nhảy múa, khiêu vũ ngay tại tượng đài Lý Thái Tổ trong khi tại đây luôn là nơi mà các nhà hoạt động xã hội lui tới thắp hương tưởng niệm vào những ngày ghi dấu ấn trọng đại của lịch sử dân tộc, hành động này đã khiến dư luận cho đây là “nhảy múa trên những xác người”, vô tâm. Thù hằn, mâu thuẫn của quá khứ có thể tạm gác lại nhưng lịch sử thì không thể quên, nhân dân không quên và chính quyền càng không quên, phải thể hiện có trách nhiệm./.

- Quảng Cáo -

11 CÁC GÓP Ý

  1. Đất nước mấy chục năm trải qua chiến tranh. Chỗ nào chẳng có người chết. Hòa bình người dân ấm no vui chơi giải trí . Nên có cái nhìn thiện cảm một chút

  2. The moi biet chinh quyen lanh dao dat nuoc vn di ve dau that dang buon va cung dang khinh bi nhung ke vo liem xi vi kiem luong ba cu ma cha dap nhan pham dao duc con nguoi

  3. Bố mấy thằng bệnh chửi như đúng rồi ý. Ngày nào , tháng nào , năm nào nước việt nam còn thì ko ai quên điều đó cả. Trong số những ng chửi ở đây cho tôi hỏi ai đã từng cầm súng trực tiếp chống lại quân xâm lược trung quốc hay cố bố mẹ , ace bị ngã xuống hay mất 1 phần máu thịt ở đó ko hả.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here