Khi báo nhà nước phẫn nộ ‘điều 62 của Luật Đất đai đang vấy máu’…

Những hình ảnh quá thường thấy ở Hà Nội. Có đến hàng trăm ngàn nạn nhân của cơ chế giải tỏa đất đai đã trở thành tầng lớp dân oan ở Việt Nam. Ảnh: Xuân Việt Nam.
- Quảng Cáo -

Thiền Lâm – Cali Today News

Vào đầu năm 2018, trong bối cảnh nạn cướp đất vẫn tràn ngập ở nhiều vùng tại Việt Nam, tỷ lệ đơn thư khiếu nại – tố cáo liên quan đất đai chiếm đến 95% trong tổng số đơn thư khiếu tố, còn Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa dự thảo một dự luật sửa đổi về Luật Đất đai nhưng không những không thu hẹp mà còn đề nghị tiếp tục mở rộng diện đối tượng bị giải tỏa đất, trang báo điện tử Một Thế Giới đã đăng bài viết rất đáng chú ý của tác giả Hoàng Hải Vân (cựu phóng viên báo Thanh Niên) với tựa đề “’Lợi ích nhóm’ nằm trong Luật Đất đai”.

Nội dung đáng chú ý nhất của bài báo trên là phần kết luận:

“Xin nói thẳng, không chỉ là đơn khiếu kiện chiếm 80%, mà điều 62 của Luật Đất đai đang vấy máu. Chúng ta đã nghe nhiều trường hợp người dân không chấp nhận rời khỏi ruộng vườn đã phản ứng bằng bạo lực với lực lượng cưỡng chế, máu của dân và máu của đồng bào làm nhiệm vụ cưỡng chế đều là máu của người vô tội. Nơi này nơi kia ở nông thôn đang bất ổn về chính trị, không phải do sự chi phối của các thế lực thù địch, mà do đất của dân bị Nhà nước thu hồi để giao cho các “đại gia”, tuy có thể đúng Luật nhưng trái đạo lý. Những đảng viên Cộng sản hãy nhớ rằng, Liên minh công nông là nền tảng chính trị của Đảng không chỉ ở nông thôn. Nền tảng chính trị đó mà bị phá vỡ thì Đảng không còn đất sống”.

- Quảng Cáo -

Cho đến nay, Một Thế giới vẫn lọt thỏm trong hơn 900 tờ báo nhà nước, với tuyệt đại đa số còn lại vẫn nằm trong tình trạng câm nín “cho nó lành” mà không có bất cứ phản biện xã hội nào.

Những cụm từ “điều 62 của Luật Đất đai đang vấy máu” và “Nền tảng chính trị đó mà bị phá vỡ thì Đảng không còn đất sống” – thể hiện tâm trạng bức xúc cao độ nhưng vẫn phải kìm nén khi viết ra và khi được biên tập bởi tờ báo – cần được xem là hết sức hiếm hoi trên mặt báo nhà nước.

Cần nhắc lại, vào năm 2013 Luật Đất đai đã được đưa vào Dự thảo hiến pháp 2013 để lấy ý kiến nhân dân. Nhưng khi Hiến pháp 2013 được thông qua thì không còn thấy có bất kỳ khái niệm nào được sửa đổi. Điều đó cho thấy Nhà nước, Chính quyền và Quốc hội cực kỳ vô cảm trong mối quan hệ với nhân dân.

Và trên hết là vô tâm.

Sự vô tâm cùng cực đó khiến vấn đề sở hữu đất đai đã không hề được thay đổi. Cho tới nay, Hiến pháp vẫn khẳng định đất đai là “sở hữu toàn dân”, mặc dù đã có rất nhiều ý kiến đánh giá là sở hữu đất đai toàn dân hoàn toàn không còn phù hợp với cơ chế vận động thị trường hiện thời. Đặc biệt là những hậu quả ghê gớm gây ra bởi vô số các nhóm lợi ích bất động sản kết hợp với các nhóm thân hữu chính trị trong suốt vài chục năm qua bởi “chế độ sở hữu toàn dân”.

Tính chất “toàn dân” đã giúp chế độ có thể trưng thu đất đai một cách vô tội vạ với giá đền bù rẻ mạt, có khi thấp bằng 1/10 tới 1/20 giá thị trường, thậm chí chỉ bằng 1/100 giá thị trường, gây bất công xã hội ghê gớm và châm ngòi cho hàng chục ngàn cuộc khiếu kiện lớn nhỏ hằng năm trong dân chúng, tạo ra một tầng lớp dân oan thảm thương lên đến hàng triệu người trên mảnh đất Việt Nam ngày càng bị bóp vụn.

Trong rất nhiều dự án được gọi là “phát triển kinh tế xã hội”, chủ đầu tư đã cấu kết với chính quyền địa phương đền bù giá rẻ mạt đối với người dân, thu hồi đất một cách tùy tiện, sẵn sàng cưỡng chế và thậm chí gây chết người. Nhưng sau đó chỉ sử dụng khoảng 1/3 diện tích để thực hiện dự án như họ đã mô tả trong luận chứng kinh tế kỹ thuật, còn lại 2/3 là phân lô bán nền kiếm lời.

Trong khi đó ngay cả ở Trung Quốc, đất nước đã sinh ra hàng trăm ngàn cuộc khiếu kiện lớn nhỏ của người dân mỗi năm, cũng đã phải thực hiện những cải cách nhất định. Từ đầu năm 2013, chính Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra một văn bản yêu cầu các chính quyền địa phương không được thu hồi đất bất hợp lý đối với người dân, đe dọa thi hành kỷ luật những quan chức ăn chênh lệch giá đền bù.

Ở Việt Nam, đã có rất nhiều ý kiến yêu cầu phải chuyển sở hữu đất đai sang hình thức đa sở hữu: vừa sở hữu toàn dân, vừa sở hữu tập thể và phải có cả sở hữu tư nhân; không thể thu hồi đất vô tội vạ, không được thu hồi đất đối với các dự án kinh tế xã hội là loại dự án đã gây ra bất công lớn nhất và tình trạng dân oan kéo đi khiếu kiện nhiều nhất trong những năm vừa rồi.

Nếu trong thời gian tới, Quốc hội không chịu thay đổi bất kỳ nội dung quan trọng nào của Luật Đất đai, sẽ tất yếu làm tăng tình trạng lobby chính sách, làm sai chính sách phổ biến. Các nhóm lợi ích, các nhóm thân hữu chính trị sẽ tiếp tục lợi dụng những chính sách sai lầm để trục lợi. Do đó càng gây ra phản ứng ngày càng mạnh mẽ, ngày càng quyết liệt của người dân, và có thể sinh ra hàng loạt cuộc biểu tình như xã hội đã và đang chứng kiến trên khắp các miền đất nước, đặc biệt ở các vùng nông thôn miền Bắc như Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên… và ngay cả tại ngoại thành Hà Nội là Dương Nội, Đồng Tâm.

- Quảng Cáo -

15 CÁC GÓP Ý

  1. Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc được sinh ra trên rác rưởi cuộc đời, sẽ chết đi trong sự ô nhục và phỉ nhổ của nhân loại. (Datlai Latma)

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here