Lại chuyện “cổng chào”

Cận cảnh cổng chào 198 tỷ bằng sắt ở Quảng Ninh gây phẫn nộ trong dư luận. Ảnh: Youtube
Cận cảnh cổng chào 198 tỷ bằng sắt ở Quảng Ninh gây phẫn nộ trong dư luận. Ảnh: Youtube
- Quảng Cáo -

Trân VănVOA |

Các dự án xây dựng cổng chào dường như không còn là đắc sách, tuy nhiên chẳng có gì bảo đảm các viên chức hữu trách ở Việt Nam sẽ ngừng tư duy nhằm tìm ra một hoặc những phương thức mới bòn rút cho sạch công khố…

***

Chuyện dùng ngân sách dựng những cổng chào trị giá hàng tỉ, thậm chí vài trăm tỉ đồng,… đang bị công chúng chỉ trích dữ dội sau khi chính quyền thành phố Cần Thơ triệu tập ông Chung Hoàng Chương đến làm việc vì “thông tin sai lệch trên mạng xã hội”.

- Quảng Cáo -

Cáo buộc ông Chương “thông tin sai lệch trên mạng xã hội” xuất phát từ việc ông Chương đặt tấm ảnh chụp “cổng chào nghệ thuật” mà chính quyền thành phố Cần Thơ mới dựng để “Mừng Đảng, mừng Xuân” bên cạnh tấm ảnh giới thiệu một kiểu quần lót của phụ nữ trên trang facebook của ông.

Tuy ông Chương không bình luận nhưng ai xem status này cũng có cảm giác, hình như ý tưởng thiết kế “cổng chào nghệ thuật” để “Mừng Đảng, mừng Xuân” mà chính quyền thành phố Cần Thơ đã duyệt và dùng công quỹ để dựng, khởi phát từ kiểu quần lót chẳng mấy người dùng ấy.

Giữa lúc chính quyền thành phố Cần Thơ đang loay hoay chống đỡ dư luận thì chính quyền tỉnh Thái Nguyên tổ chức “trưng cầu dân ý” về thiết kế một cổng chào trị giá… 15 tỉ… Giống như “tức nước, vỡ bờ”, sau dân, tới lượt báo giới nối gót, chỉ trích bây giờ như bão.

Tờ Tuổi Trẻ đăng “Chào các… cổng chào bạc tỉ!”, liệt kê hàng loạt những chuyện quái đản từ phong trào dựng cổng chào từ làng, xã đến huyện, tỉnh.

Thật ra phong trào rút tiền từ công khố dựng cổng chào không mới. Phong trào này đã manh nha từ đầu thập niên 2010, dường như Hà Nội là nơi khởi xướng, dẫn đầu phong trào: Xã nào, huyện nào cũng dựng cổng chào. Càng về sau, qui mô cổng chào của các xã, các huyện càng lớn.

Ngân sách thâm thủng, nợ nần gia tăng, chi tiêu cho giáo dục, y tế liên tục bị cắt giảm nhưng những viên chức hữu trách ở các địa phương vẫn cương quyết dựng cổng chào vì theo họ, chúng là “dấu ấn”, là “biểu tượng văn hóa” của địa phương. Tiếc là tâm huyết của những viên chức hữu trách đối với các “dấu ấn”, các “biểu tượng văn hóa” không đủ thành ra các cổng chào thường bị chê là kệch cỡm và tuổi thọ rất ngắn. Năm 2010, chính quyền tỉnh Bình Dương tổ chức khánh thành cổng chào trị giá 40 tỉ. Năm 2012, chính quyền tỉnh Bình Dương tổ chức tháo dỡ “đôi cánh” đại diện cho “khát vọng vươn lên của Bình Dương” vì “không phù hợp” để thay bằng một quả cầu, trị giá một tỉ. Năm sau (2013), do quả cầu tả tơi, chính quyền tỉnh Bình Dương tiếp tục tổ chức tháo dỡ tiếp… Tương tự, sau khi chi 24 tỉ dựng một “cổng chào nghệ thuật” hồi 2015, năm ngoái, chính quyền thành phố Hải Phòng phải tổ chức tháo dỡ vì “dấu ấn”, “biểu tượng văn hóa” của thành phố này bị hư hỏng nặng.

Cận cảnh cổng chào 198 tỷ bằng sắt ở Quảng Ninh gây phẫn nộ trong dư luận. Ảnh: Youtube
Cận cảnh cổng chào 198 tỷ bằng sắt ở Quảng Ninh gây phẫn nộ trong dư luận. Ảnh: Youtube

Bởi chẳng ai thắc mắc về trách nhiệm trong việc rút tiền từ ngân khố ra để dựng và dùng cổng chào nên khi tới lượt mình, chính quyền tỉnh Quảng Ninh chi đến 200 tỉ để dựng cổng chào và chi thêm 35 tỉ khác để dựng cột đồng hồ ở Hạ Long. Dường như để chứng tỏ mình hơn xa, chính quyền tỉnh Thái Bình loan báo sẽ xây “tháp biểu tượng” cao 25 tầng, trị giá 300 tỉ

***

Tại Việt Nam, chính quyền các tỉnh thường “trông vào nhau” và yếu tố “tỉnh này, thành phố kia đã có còn chúng tôi thì chưa” trở thành lý do dẫn tới sự ra đời không chỉ vô số cổng chào, quần thể quảng trường – tượng đài, trung tâm hành chính, khu kinh tế, khu công nghiệp,… Từ khi ngân sách liên tục thâm thủng, nợ nần tăng vọt, lối so sánh như vừa kể không còn hợp thời, hợp cảnh, các viên chức hữu trách bắt đầu viện đến “nguyện vọng của nhân dân”.

Khi bị chất vấn tại sao trước nay thường xuyên xin gạo cứu đói mà vẫn chi tới 1,1 tỉ đồng để dựng cổng chào, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Chủ tịch huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, khẳng định đó là “nguyện vọng của nhân dân”!

Năm 2015, cũng với những lý do “không có là một thiệt thòi” và “nguyện vọng của nhân dân”, Sơn La quyết định xây quần thể quảng trường – tượng đài Hồ Chí Minh, trị giá 1.400 tỉ đồng. Đó là lần đầu tiên, kế hoạch xây dựng những quảng trường – tượng đài tưởng niệm ông Hồ Chí Minh bị chỉ trích kịch liệt trên diện rộng. Ông Ngô Bảo Châu, một trong những trí thức nổi tiếng ôn hòa cũng không kềm được giận dữ vì số tiền đó đủ để xây toàn bộ trường học, các ký túc xá cho cả Sơn La lẫn các tỉnh miền núi. Ông Châu nhấn mạnh: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.

Không nói ra thì ai cũng biết tại sao chính quyền các tỉnh, thành phố ở Việt Nam hết sức nhiệt thành với những dự án xây dựng. Trong số các dự án xây dựng, chính quyền các tỉnh, thành phố ở Việt Nam đặc biệt yêu thích loại dự án xây dựng quần thể quảng trường – tượng đài tưởng niệm ông Hồ Chí Minh bởi có thể yêu cầu chi hàng ngàn tỉ. Do chính quyền địa phương nào cũng muốn thực hiện dự án xây dựng quần thể quảng trường – tượng đài tưởng niệm ông Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2015, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch của Việt Nam phải tổ chức một hội thảo về “Tiêu chí nội dung, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030”. Theo “quy hoạch” được công bố tại hội thảo đó thì từ 2015 đến năm 2030, Việt Nam sẽ xuất ngân sách để xây dựng… 58 quần thể quảng trường – tượng đài tưởng niệm ông Hồ Chí Minh. Chính quyền các tỉnh, thành phố ở Việt Nam phải xếp hàng chờ tới lượt mình.

Phản ứng của công chúng đối với chuyện chi 1.400 tỉ xây dựng quần thể quảng trường – tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La, rồi ngay sau đó, xảy ra sự kiện, do các bệnh viện ở Sơn La thiếu phương tiện vận chuyển, người nghèo phải dùng mền hay chiếu bó xác thân nhân qua đời tại bệnh viện, cột vào phía sau xe hai bánh gắn máy để chờ về nhà… khiến nhịp điệu xây dựng quần thể quảng trường – tượng đài Hồ Chí Minh chậm lại.

Người nhà bó xác người chết và cho lên xe máy chở từ bệnh viện Sơn La về nhà hôm 8/6/2016. Ảnh: Báo Mới
Người nhà bó xác người chết và cho lên xe máy chở từ bệnh viện Sơn La về nhà hôm 8/6/2016. Ảnh: Báo Mới

Song khó chẳng bó được khôn, hồi trung tuần tháng 7 năm ngoái, báo chí Việt Nam đồng loạt loan tin, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình đã bỏ phiếu thông qua Dự án xây dựng quần thể tượng đài Hồ Chí Minh tại thành phố Đồng Hới do chính quyền tỉnh Quảng Bình đệ trình. Theo đó, chính quyền tỉnh Quảng Bình sẽ giao cho một công ty có tên là Sơn Hải 36 héc ta đất ở thành phố Đồng Hới và công ty này sẽ bỏ ra 128 tỉ đồng để thực hiện Dự án xây dựng quần thể tượng đài Hồ Chí Minh. Bởi đó là Dự án xây dựng quần thể tượng đài Hồ Chí Minh nên không thấy ai thắc mắc 36 héc ta đất ở thành phố Đồng Hới đã được định giá thế nào, có tương xứng với 128 tỉ đồng hay không (?), nếu xét về tính chất, mức độ thiết thực giữa “quần thể tượng đài Hồ Chí Minh” với 6.000 đứa trẻ chưa có chỗ học hành tử tế, phải học lớp ghép (ghép hai, thậm chí ba lớp ở các bậc khác nhau vào một phòng học), học nhờ, học tạm trong những nơi không thể gọi là trường thì thứ nào nặng, thứ nào nhẹ (?),…

***

“Chào các… cổng chào bạc tỉ!”, tờ Tuổi Trẻ cay đắng: “Chào năm 2018, chào các cổng chào!”. Khi một hệ thống dung dưỡng các viên chức loay hoay thử nghiệm “trăm phương”, bày ra “ngàn kế” để vắt kiệt nguồn lực quốc gia thì chỉ có một kiểu “chào” phù hợp. Đó là bái biệt rồi tống tiễn.

- Quảng Cáo -

33 CÁC GÓP Ý

  1. Tô sư bon công san ngu suân.tien day chung may de cung cô kinh te cho nguoi dan.lam truong hoc hoac công trinh phuc loi. Hoăc sang nga mua tên nưa bom hat nhân.thi bô thăng trung quôc ko giam cươp biên. Tô sư chê đô công san.

  2. Mấy ông ơi đừng nghĩ tim mọi cách rút tiền thuế của dân để xây cổng nọ, cổng kia nữa con em các dân tộc ở vùng sâu vùng xa còn nghèo lắm sao các ông không nhìn xa chông rộng cho dân nghèo được nhờ

  3. Hết tượng đài rồi tới cổng chào. Chào xong rồi sang lại đài. Cứ thế mà làm. Ước nguyện của người dân thì phải trên hết. Con em đi dây qua những con suối bất chấp nguy hiểm để được đến trường là chuyện nhỏ. Người dân không có quan tâm tới những chuyện nhỏ nhặt đó đâu. Người dân chỉ cần tượng đài và cổng chào thôi. MẤY NGƯỜI CÓ NGHE DÂN NÓI KHÔNG ?

  4. Các Em vùng sâu vùng xa đói nghèo khổ sở.cái cầu để đi đến trường học còn ko có.mà phải bơi qua sông.Hay đu dây qua suối đến trường,vậy mà suốt ngày tượng đài cổng chào ngàn tỷ cứ đua nhau mộc.vẽ ra nhiều công trình như vậy thì mới dễ rút lõi.?

  5. Trong xã hội thời “Tôi” mọi người khi nói về dân ba miền thì hay diển tả như sau.Người miền Bắc ăn nói dè dặt khách sáo xem trong vẽ bề ngoài dù trong nhà không có gạo đi nửa thì ra đường cũng phải tươm tất, không để người khinh. Người miên Trung rất cần cù thông minh và chịu khó. Người miền Nam tính tình không dè dặt, không để bụng, thiếu ý tứ, lè phè … Cho nên nhìn lại thì lảnh đạo VN ngày nay phải là dân miền giỏi lý luận nên cho dù nợ quá trần, KT sắp lụng như bề ngoài cũng phải làm “dáng” bằng tiền tỷ là vậy? Thế họ vẫn giữ được vẽ bề ngoài. Nhưng lại không giữ được vẻ tươm tất của cái bề ngoài đó mà lai chọn cái để mọi người “khinh” dân miền được mệnh danh là lý luận giỏi ?

  6. Nhiều cổng chào thì có tiền bỏ túi chớ sao mọi người,làm cán bộ lãnh đạo tgian đâu có nhiều nên tìm cách vơ vét trước khi hạ cánh an toàn…tôi nghĩ sau này phường,xã,ấp cũng có cổng chào…rồi đến con hẻm cũng sẽ có cổng chào..thể hiện thái độ lịch sự mà..cái gì cũng chào..rồi biết đâu cái toillet công công cũng sẽ có cổng chào…lich sự toàn tập mà có tiền là ok…tôi đang nực cười với cái bảng hiệu hẻm gia đình văn hóa(vậy những hẻm ko có treo bảng là chưa có văn hóa) đất nước gì mà toàn là bảng hiệu và cổng chào…toàn là rác..rác trong suy nghi,rác ngoài xã hội,rác trong lãnh đạo…và rác chất hàng đống ngoài đường

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here