Việt Nam cần bảo vệ quyền tiếp cận lương thực trong quá trình công nghiệp hóa

Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về an ninh lương thực Hilal Elver nói rằng có những lo ngại về việc sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất khác mà bà coi là
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về an ninh lương thực Hilal Elver nói rằng có những lo ngại về việc sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất khác mà bà coi là "quá mức" và không được kiểm soát đầy đủ.
- Quảng Cáo -

Vũ Quốc Ngữ dịch – Việt Nam Thời Báo |

Những thành tựu ấn tượng của Việt Nam về kinh tế và xã hội với việc giảm đáng kể đói nghèo và mất an ninh lương thực phải được cân bằng với mối quan ngại ngày càng tăng của các tác động tiêu cực đến môi trường ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc (LHQ) về an ninh lương thực Hilal Elver nói

Các thách thức đang nổi lên này cần được giải quyết một cách minh bạch và với sự tham gia của những người bị ảnh hưởng, theo bà Hilal Elver, người có chuyến thăm Việt Nam trong các ngày 13-24/11.

“Phát triển của Việt Nam trong 30 năm qua thật đáng kinh ngạc, với những cải cách kinh tế và chính trị làm biến chuyển từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành một nước có thu nhập trung bình.”

- Quảng Cáo -

Báo cáo viên này cho biết, tỷ lệ đói nghèo chung đã giảm từ khoảng 60% vào đầu những năm 1990 xuống còn dưới 10% vào năm 2015. Trong cùng thời kỳ, một phần ba dân số Việt Nam đã được nâng lên khỏi tình trạng mất an ninh lương thực, một đóng góp gần như chưa từng có cho quyền được có đủ lương thực của người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, cùng với những đóng góp tích cực này, nền kinh tế đang phát triển nhanh và công nghiệp hóa đã gây ô nhiễm môi trường và mang lại quan ngại trong việc bảo tồn bền vững các nguồn tài nguyên tái tạo.

“Kế hoạch phát triển và chính sách phải tính đến ảnh hưởng thực sự đối với sức khoẻ con người, đất đai và tài nguyên nước cũng như tác động lâu dài của suy thoái môi trường đối với các thế hệ tương lai chứ không chỉ dựa vào chính sách mang lợi ích ngắn hạn và tăng trưởng kinh tế,” Bà Elver nói trong một tuyên bố sau chuyến thăm chính thức Việt Nam vừa qua.

Bà Elver đã chứng kiến ​​một số tác động tiêu cực của công nghiệp hóa đối với người dân tỉnh Quảng Bình ở vùng biển miền Trung.

“Tôi đã nói chuyện với các thành viên của các hộ đánh cá gần bờ, một số trong số những người dễ bị tổn thương nhất trong dân số Việt Nam, những người đã chịu ảnh hưởng lớn từ sự xả thải chất thải vô cùng độc hại của Nhà máy Thép Formosa vào tháng 4 năm 2016,” bà nói.

Một chương trình bồi thường của chính phủ dựa trên khoản tiền phạt 500 triệu USD do Formosa thanh toán dường như đã không đủ bù đắp cho tác động dài hạn đối với cộng đồng ngư dân và sinh kế của gia đình họ, bà Elver nói thêm. Bà kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải minh bạch hơn trong xây dựng và thực hiện các chương trình trợ giúp người bị ảnh hưởng bởi Formosa.

“Sự xả thải đã gây ra cái chết của hàng tấn cá, làm giảm đáng kể việc đánh bắt hải sản và gián đoạn các hoạt động đánh bắt cá trong nhiều tháng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người dân ở vùng duyên hải này.”

Một chương trình bồi thường của chính phủ dựa trên khoản tiền phạt 500 triệu USD do Formosa thanh toán dường như đã không đủ bù đắp cho tác động dài hạn đối với cộng đồng ngư dân và sinh kế của gia đình họ, bà Elver nói thêm. Bà kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải minh bạch hơn trong xây dựng và thực hiện các chương trình trợ giúp người bị ảnh hưởng bởi Formosa.

Báo cáo viên đặc biệt cho biết Việt Nam đã chuyển từ nhập khẩu thực phẩm sang một nước xuất khẩu quy mô lớn, với sản lượng gạo tăng gấp ba lần trong vài thập kỷ gần đây. Bà kêu gọi quốc gia này tiếp tục đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp để đạt được tính bền vững, đặc biệt cân nhắc đến tác động của biến đổi khí hậu.

Việt Nam nằm trong số các quốc gia có nguy cơ cao do tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai, đặc biệt là ở các vùng duyên hải rộng lớn cũng như các vùng miền núi nơi các dân tộc thiểu số sinh sống gần như tự cung tự cấp.

“Phụ nữ và trẻ em gái nằm trong số những nhóm dễ bị tổn thương nhất trước thảm hoạ thiên nhiên và các sự kiện thời tiết liên quan đến khí hậu như hạn hán, lũ lụt và xâm nhập mặn, có ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng của họ. Vệ sinh trong các lưu vực sông và khu vực đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ đã đạt đến mức báo động,” báo cáo viên này cho biết.

Vấn đề an toàn thực phẩm ở Việt Nam cũng rất quan trọng. Báo cáo viên đặc biệt nói rằng có những lo ngại về việc sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất khác mà bà coi là “quá mức” và không được kiểm soát đầy đủ.

Báo cáo cuối cùng của Báo cáo viên đặc biệt sẽ được trình lên Hội đồng Nhân quyền LHQ vào tháng 3 năm 2019.


Bà Hilal Elver (Thổ Nhĩ Kỳ) được Hội đồng Nhân quyền LHQ bổ nhiệm làm Phụ tá Báo cáo viên đặc biệt về Quyền tiếp cận Thực phẩm vào năm 2014. Bà là giáo sư nghiên cứu, đồng giám đốc Dự án về Thay đổi Khí hậu toàn cầu, An ninh Con người và Dân chủ thuộc Trung tâm Orfalea về Nghiên cứu Toàn cầu và Quốc tế, và là nghiên cứu viên lâu năm của Đại học Luật California Los Angeles (UCLA).

Các báo cáo viên đặc biệt là một phần của Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền. Các thủ tục đặc biệt, cơ quan chuyên gia độc lập lớn nhất trong Hệ thống Nhân quyền của LHQ, là tên chung của cơ chế tìm kiếm và giám sát độc lập của Hội đồng nhằm giải quyết các tình huống cụ thể của quốc gia hoặc các vấn đề theo chủ đề ở tất cả các nơi trên thế giới. Các chuyên gia của Thủ tục Đặc biệt hoạt động trên cơ sở tự nguyện; họ không phải là nhân viên của LHQ và không nhận lương cho công việc của họ. Họ làm việc độc lập với bất kỳ chính phủ hoặc tổ chức nào và phục vụ trong khả năng cá nhân của họ.

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here