Kỳ Lâm (VNTB)
Như vậy, chống tham nhũng không thể tạo hiệu quả từ đấu đá thượng tầng kiến trúc, mà cần phải bắt đầu từ hạ tầng xã hội – tức vận động các tầng lớp tham gia chống tham nhũng trên cơ sở luật pháp chặt chẽ.
***
Ông Đinh La Thăng bị bắt, chương trình luận tội của ông trên báo chí Việt Nam bắt đầu.
Nhiều chuyên gia nhận định sự kiện này là một chiến dịch chống tham nhũng với người đứng đầu là ông TBT Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, bản chất của nó vẫn là “nạn nhân chính trị”.
Không thể hiểu được nhiều hơn nhân sự trong bộ máy nhà máy đảng và nhà nước Việt Nam qua cụm từ “cơ cấu”. Và chính vì lý do này đã làm nảy sinh quá nhiều vấn đề liên quan đến lobby, mặc dù tại Việt Nam vẫn chưa công nhận chính thức về hình thức chính trị này.
Trở lại với câu chuyện cơ cấu, ông Đinh La Thăng là “nạn nhân chính trị” mới nhất gần đây, sau sự ngã ngựa của ông Bí thư thành ủy trẻ tuổi – Nguyễn Xuân Anh. Sở dĩ phải sử dụng cụm “nạn nhân”, không hẳn vì ông Thăng hay Xuân Anh không tạo ra các sai phạm, mà ngược lại, các sai phạm này được kết cấu từ chính yếu tố bè phái trong nội bộ.
Chuyên gia Lê Hồng Hiệp, người nghiên cứu nhiều về chính trị Việt Nam nhận định, động lực của chiến dịch chống tham nhũng có thể tăng tốc hơn với việc truy tố ông Đinh La Thăng, và nó tạo hiệu ứng để dẫn đến các quan chức khác. Nhưng suy cho cùng, việc nhắm vào các mục tiêu cấp cao qua thuật ngữ “đả hổ diệt ruồi” có thành hiện thực đi chăng nữa cũng không giúp cho Việt Nam thoát khỏi tình trạng tham nhũng mang tính hệ thống hiện nay.
Vậy câu chuyện của lúc này là, Việt Nam đang cần làm gì, và sẽ làm như thế nào?
Trước mắt, truy tố đúng người, đúng tội và thu hồi tài sản từ hành vi sai phạm của ông Đinh La Thăng và đồng bọn tiếp tục cần đẩy mạnh. Trong đó, có cả giải mã phương trình X mà hệ quả để lại cho nền kinh tế – xã hội đến nay vẫn còn tồn tại (trong đó có cả BOT).
Về lâu dài, cần thiết phải tạo ra những thay đổi chính trị và hệ thống pháp luật mang tính thực hành trong chống tham nhũng hơn. Đúng hơn là tạo ra cơ chế có hiệu quả để ngăn chặn và xóa bỏ tham nhũng ở mọi cấp. Chính là bởi, tính tham nhũng ở Việt Nam không tập trung ở một vài cá nhân TW, mà nó là một hệ thống tham nhũng từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài, mà biểu hiện đậm nét là trong lĩnh vực hành chính – đất đai. Việc tống giam một UVBCT vì tham nhũng có thể khiến tham nhũng tạm ngưng, nhưng một cơ chế pháp luật hay một thể chế chính trị đảm bảo kiểm soát được tham nhũng qua nâng cao tính minh bạch về tài sản cá nhân, thu hồi triệt để tài sản, và hình phạt nghiêm minh cho bất kỳ một cá nhân nào có ý định tham nhũng là cần thiết.
Nhưng Việt Nam có vẻ đang đi theo chiều hướng tỉa ngọn hơn là đào rễ tham nhũng.
Mới đây nhất, cơ chế giám sát và ngăn chặn tham nhũng hiệu quả là thể chế xã hội dân sự và tam quyền phân lập đã được Bộ Chính trị Việt Nam ra lệnh “cấm” trong đội ngũ đảng viên ĐCSVN. Và một trong những diễn biến mới nhất liên quan đến lệnh cấm này là Tọa đàm “Tiếp cận thông tin: thúc đẩy minh bạch và phòng chống tham nhũng” vào sáng ngày 08 tháng 12 tại Hà Nội của nhóm tổ chức phi chính phủ (có tư cách pháp nhân) đã bị hủy vào phút chót. Những động thái đầu tiên này báo hiệu tình trạng thắt chặt khả năng chống tham nhũng từ tầng lớp bên ngoài, thay vào đó, phía Đảng đang muốn biến chống tham nhũng thành một “đấu tranh nội bộ”, mà thẳng ra là “đấu tố nội bộ”.
Như vậy, chống tham nhũng không thể tạo hiệu quả từ đấu đá thượng tầng kiến trúc, mà cần phải bắt đầu từ hạ tầng xã hội – tức vận động các tầng lớp tham gia chống tham nhũng trên cơ sở luật pháp chặt chẽ.
Cần nhắc lại, ngày 9 tháng 12 là ngày Quốc tế chống tham nhũng, và vào ngày 25 tháng 1 năm 2017, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) 2016, trong đó Việt Nam xếp 113/176 quốc gia về tham nhũng trong khu vực công./.
Dọn đường,chuẩn bị cho một thế lực,một đảng cướp mới!!
Chúng ta cần cơ chế giám sát, kiểm tra để làm đúng ngay từ đầu. Chứ kiểu này chỉ giải quyết tạm thời
Đậu Đỏu
Year t khoái khoái đọc mấy cái kiểu này, tks ô nạ
fowlow mấy cái page này hay phết
Cả nhà cho mình hỏi Nếu ĐLT tham nhũng thì là tham nhũng bao nhiêu tỷ Theo mình nghĩ là ông T có tham nhũng nhưng chắc chỉ một vài tỷ thôi không bằng thằng Qúy em con Trà Yên bái Nhưng ông T làm thất thoát hàng nghìn tỷ kia mới là cái tội
Đúng rồi
Nhờ bác Hiếu gió với mọi người điều tra hộ xem sao mình sẽ viết tâm thư gửi bác Trong
Neu la nguoi LIEM MINH THANH BACH .Xin loi ! 1 dong khong phai cua minh thi cung khong LAY. Ong Dinh La Thang chi vai TY DONG thoi. Ma oi ! Ban ( hien) doi bao nhieu nua ? Tien dong THUE cua nguoi Dan > Cai Lu KHON NAN THAM NHUNG THAM O chi vai TY dong thoi. Lam on SUY NGHI lai Ban ( hien) oi.
ý bạn là vài tỷ Usd???
Thực ra CS thì thằng nào cũng tham nhũng khi tham gia vào băng CS là băng cướp rồi với chức vụ như ông Thăng tham nhũng là điều hiển nhiên nhưng chắc cơ số tiền tham nhũng chỉ ngang với thằng quan huyện mà thôi còn làm thất thoát là do cơ chế Nếu thế thì ngay cả Trong lú cũng làm thất thoát 300 tỷ Nhưng cái tội chính là ông Thăng giám chống TQ và chửi TQ xưa nay CS nói một đằng làm một nẻo ai chả biết Sau Thăng sẽ là Dũng vì Dũng cũng nói là không đánh đổi chủ quyền quốc gia bằng cái tình hữu nghị viển vông sẽ là Dũng tiếp theo mọi người ti tôi đi vì vừa qua mẹ ông Dũng chết có thằng nào đếm xỉa gì đâu Vậy chúng ta đã thừa biết ai là Trần ích Tắc rồi nhé
Túm lại thằng lú là loại trả thù cá nhân . Chả ích nước lơi dân gì
kính mong nhân dân cả nước hãy lên tiếng chúc mừng ban chấp hành trung ương đảng và một lần nữa nhân dân tin đảng và yêu đảng cộng sản việt nam
Lam CHINH TRI thi phai co rat nhieu Thu Doan va Doc Ac. Loai bo nhung doi thu cua minh> Thi chiec ghe cua chinh minh moi duoc ben lau.
Trống tham nhũng kiểu việt nam, trống người tham nhũng mấy năm trước, còn hiện tại cứ để cho tham nhũng, tính sau