Thấy gì từ “Khâu yếu vẫn là khâu điều tra”?

Chẵn một năm sau khi “tự cơ cấu” vào Đảng ủy công an trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng đã phải than vãn “Khâu yếu vẫn là khâu điều tra”. Ảnh: Báo Công Lý
- Quảng Cáo -

Thiền LâmCali Today |

Chẵn một năm sau khi “tự cơ cấu” vào Đảng ủy công an trung ương, vào tháng 11/2017 ông Nguyễn Phú Trọng đã phải than vãn “Nhiều việc đang làm. Khâu yếu vẫn là khâu điều tra. Làm sao chứng cứ phải rõ ràng, tội phạm phải chịu. Không vội được nhưng không phải vì thế mà trì hoãn, cho chìm xuồng”.

Lời than trên hiện ra trong cuộc tiếp xúc của đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng với cử tri quận Ba Đình và Tây Hồ (TP Hà Nội) vào ngày 29/11/2017 sau kỳ họp Quốc hội tháng 10 – 11/2017, cho dù ông Trọng vẫn cố gắng tung ra một khẩu hiệu hoàn toàn chẳng có gì mới “Lò nóng lên thì tất cả phải vào cuộc”.

Đây cũng là lần đầu tiên kể từ sau đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016, Tổng bí thư Trọng tỏ thái độ “bất lực” đối với “khâu điều tra” và khiến lộ ra “khoảng trống quyền lực” giữa ông với tổ chức này.

- Quảng Cáo -

Trong hệ thống tư pháp ở Việt Nam, “khâu điều tra” được hiểu là cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an và các sở công an tỉnh, thành phố.

Một thực tế mà ông Trọng có thể phải “ngậm đắng” là từ tháng 5/2017, sau khi ông phát động chiến dịch “kiểm tra tài sản 1.000 quan chức”, cho tới nay bản thân ông đã chưa đưa ra được vụ việc quan chức cấp trung cao nào có tài sản phi pháp để xử lý. Sau hai hội nghị trung ương 5 và 6 trong năm 2017, cho đến nay hầu như không còn nghe ai hay báo nào nhắc đến chiến dịch “kiểm tra tài sản 1.000 quan chức” của ông Trọng.

Vậy “khâu điều tra” có ý nghĩa quan trọng đến thế nào?

Trong thực tế, hồ sơ tài sản “bề chìm” quan chức không chủ yếu đến từ các cơ quan tham mưu của đảng – vốn chỉ quen nắm hồ sơ “bề nổi” theo kê khai. Ở Việt Nam, vào hai năm 2015 và 2016, đảng chỉ phát hiện từ 5 đến 10 trường hợp “kê khai tài sản không trung thực” trong số một triệu quan chức kê khai theo chỉ đạo của đảng. Cái tỷ lệ nhỏ đến mức không thể nhỏ hơn như thế đã trở thành đề tài phiếm đàm của vô số người không thích đảng và kể cả những người còn nằm trong bộ máy đảng.

Chỉ có hai cơ quan có thể nắm được cơ bản hồ sơ tài sản quan chức: Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Hai cơ quan này có sẵn những cục, vụ nghiệp vụ để làm chuyện đó.

Cho đến nay, TBT Trọng thậm chí còn có sẵn lợi thế hơn cả Tập Cận Bình: ông Trọng vừa là Bí thư quân ủy trung ương, vừa nằm trong Thường vụ đảng ủy công an trung ương.

Tuy nhiên, chức là một chuyện, còn lực lại là một chuyện khác. Ngoài một số vụ khởi tố quan chức ngành dầu khí và ngân hàng mà đặc biệt là vụ Trầm Bê vào tháng 8/2017, cho đến giờ vẫn chưa có nhiều dấu hiệu rõ rệt cho thấy ông Trọng “nắm” được Bộ Công an, dù rằng mối quan hệ chỉ đạo của ông với Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng có vẻ “cơm lành canh ngọt” hơn.

Trong thực tế, không phải không có hồ sơ tài sản quan chức được tung ra ở Việt Nam. Thậm chí đã tung ra quá nhiều vào cái thời trang mạng Chân Dung Quyền Lực còn làm mưa làm gió vào cuối năm 2014, đầu năm 2015. Sau Chân Dung Quyền Lực, hàng loạt trang mạng nặc danh khác đã ra đời để “phục vụ Đại hội 12” cũng như “Hội nghị trung ương 5”. Tuy nhiên, sự thể oái oăm là hồ sơ tài sản quan chức chỉ lộ ra ở mặt trái đấu đá nội bộ trong đảng, còn trên bề mặt “chống tham nhũng” thì lại quá ít ỏi. Ít đến phát sợ.


Bài liên quan:
Liệu Nguyễn Phú Trọng có ‘ngồi’ được hết nhiệm kỳ?
Hơn 1,1 triệu người kê khai tài sản, chỉ 3 người không trung thực


Thế nhưng có một điều lạ lùng là từ sau tết nguyên đán 2017, dù trên mạng xã hội đã xuất hiện một số trang mạng nặc danh nhưng lại cung cấp rất chi tiết tình hình lẫn hồ sơ nhà cửa đất đai của một số quan chức trung cấp và cả cao cấp, tiêu biểu là Ngô Văn Khánh – Phó tổng thanh tra chính phủ, Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Y tế, hay cấp thấp hơn là Phạm Sỹ Quý – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Yên Bái…, nhưng đã chưa hề thấy ông Trọng “xử” vụ Kim Tiến, Ngô Văn Khánh, trong khi vụ Phạm Sỹ Quý – trước áp lực dư luận tăng vọt – cuối cùng nhân vật này đã được điều động sang vị trí công tác khác nhưng vẫn ngang cấp, còn “biệt phủ” của nhân vật này chỉ bị phạt 500 triệu đồng để vẫn được giữ nguyên.

Biệt phủ của Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tuổi Trẻ
Biệt phủ của Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tuổi Trẻ

Ngày càng xuất hiện nhiều dư luận cho rằng ông Trọng không mấy thực tâm trong việc kiểm tra tài sản các quan chức dưới quyền của mình, và ông Trọng chỉ chăm chăm ngó vào tài sản của giới quan chức thời Nguyễn Tấn Dũng mà bỏ qua giới quan chức thời ông Trọng.

Nhưng ngay cả chủ thuyết “chống tham nhũng một phe” cũng đang bị cản trở bởi “khâu điều tra”. Rõ là giữa vị thế tối cao bên đảng và thực lực can thiệp vào khối chính quyền của ông Trọng là một lỗ hổng đủ lớn.

Nhưng nguy hiểm hơn đối với ông Trọng, cái lỗ hổng đó lại đang có xu hướng ngoác rộng ra theo ngày tháng.

Chiến dịch mang tính chiến lược “chống tham nhũng” và một chiến dịch mang tính chiến thuật “kiểm tra tài sản 1.000 quan chức” của ông Nguyễn Phú Trọng cũng bởi thế đang tiệm cận với nguy cơ phá sản, khiến ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai chính trị của ông Trọng, có thể ngay trong năm 2018.

- Quảng Cáo -

17 CÁC GÓP Ý

  1. Ma chi ngo va danh trong bo dui de con tao san sau va cung co quyen luc chu co lam gi duoc tu khi ong ho hao Chong Chong …den nay moi phat biet phu khung Yen Bai hon 500 trieu tuong trung

  2. Muon CHONG THAM NHUNG. Lam on Ong TRONG ( Trong Lu) coi chinh ban than rieng cua Ong co TRONG SACH gi dau. Anh 3 Dzung da ( ha canh) an toan roi va dang lam lai mot con nguoi ( TU TE)

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here