APEC (Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương) – sẽ diễn ra trong ít ngày tới – có thể làm nên vẻ vang gì cho giới chóp bu Hà Nội lẫn một nền kinh tế Việt đang lao vào năm suy thoái thứ chín liên tiếp mà chỉ chực chờ vỡ nợ ngân sách cùng khủng hoảng kinh tế?
Động cơ giấu kín
Có thể lắm, một lý do hết sức tế nhị và thầm kín mà đảng và ông Nguyễn Phú Trọng chưa bao giờ công bố: Hội nghị APEC và đặc biệt chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Mỹ Donald Trump được Việt Nam quá đỗi hy vọng sẽ có thể giúp làm nhòa nhạt ấn tượng quá xấu của cộng đồng quốc tế về Việt Nam sau vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” ở Berlin – một hành vi vô pháp hiếm có mà đã khiến Chính phủ Đức phải quyết định tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, cùng lúc dập tắt chút hy vọng còn sót lại của Việt Nam về khả năng Nghị viện châu Âu sẽ thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) trong ngắn hạn.
Nếu Đức được xem là “đầu tàu” – cũng là một từ ngữ sính dùng của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi vinh danh không chỉ vài ba mà cho hàng chục tỉnh thành ở Việt Nam – của châu Âu, nước Mỹ vẫn đương nhiên được xem là đầu tàu về kinh tế của thế giới. Nếu APEC tại Đà Nẵng được tổ chức trót lọt và nếu Mỹ có nhã ý “bắn ý” cho Tây Âu và các nước về một số ưu ái nào đó về kinh tế cho Việt Nam, chút hy vọng cho EVFTA mới có thể được hồi sinh.
Tuy nhiên cho tới nay, trong lúc phía Đức chưa có dấu hiệu nào dịu bớt cơn giận dữ khi có đầy đủ lý do để cho rằng chính thể Việt Nam đã chưa làm một việc gì để cải thiện cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt, thì người Mỹ cũng chưa làm gì, hoặc chẳng muốn làm gì, để giúp Việt Nam phục hồi “thể diện quốc tế”.
Thậm chí như thể “đổ dầu vào lửa”, Trump đang tăng tốc “đòi nợ” Việt Nam.
Khi Trump “đòi nợ”…
Việt Nam đang quá muốn có được đầu tư và buôn bán thương mại nhiều hơn với các nước phương Tây, đặc biệt là được xuất siêu càng nhiều càng tốt vào Mỹ và châu Âu để hầu cân bằng với giá trị khổng lồ phải nhập siêu hàng năm từ Trung Quốc.
Những năm trước, lượng xuất siêu của Việt Nam vào Mỹ vẫn thường đạt được từ 20 – 30 tỷ USD/năm. Vào năm cao điểm 2016, xuất siêu của Việt Nam vào Mỹ lên đến hơn 30 tỷ USD. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam tiếp tục xuất siêu đến 24 tỷ USD vào Mỹ.
Lượng ngoại tệ hơn ba chục tỷ USD thu lợi từ xuất siêu hàng năm sang Hoa Kỳ như thế là vô cùng có ý nghĩa, nếu đối sánh với quốc nạn Việt Nam phải nhập siêu hơn 30 tỷ USD theo đường chính ngạch và 20 tỷ USD theo đường tiểu ngạch mỗi năm từ “đồng chí Trung Quốc”, cộng với hàng năm Việt Nam phải nhập siêu đến khoảng 25 tỷ USD từ Hàn Quốc.
Nhưng Hội nghị kinh tế APEC không chỉ là là một diễn đàn về đầu tư và thương mại, mà còn là nơi các nước “đòi nợ” lẫn nhau.
Ba tuần trước khi Hội nghị APEC diễn ra, vào ngày 20/10/2017 đã có một cuộc gặp giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng với Thứ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ David Malpass, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 (FMM). Trong cuộc gặp này, ông David Malpass đã dứt khoát lặp lại yêu cầu của phía Mỹ về việc Việt Nam phải có biện pháp giải quyết tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước ngày càng lớn.
Rõ là thời Trump khác hẳn với thời Obama. Tín hiệu an ủi đối với giới chóp bu Hà Nội là Trump ít quan tâm đến những vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam. Nhưng trên phương diện kinh tế, đã có những dấu hiệu sắc nét cho thấy Trump đang rất lưu ý đến tình trạng thâm hụt thương mại với Việt Nam.
Không bao lâu sau khi nhậm chức, Trump đã yêu cầu các cơ quan của chính phủ phải rà soát lại toàn bộ tình hình nhập siêu của Mỹ để sau đó đã đưa ra một quyết định hiếm thấy: vào tháng 3/2017, Trump đã liệt Việt Nam vào danh sách 16 quốc gia vừa “gian lận thương mại” vừa “gây hại kinh tế” cho Mỹ và đe dọa sẽ có thể mạnh tay trong chế tài.
Kết quả của quan điểm “gây hại kinh tế” trên là trong chuyến đi Washington của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, bất chấp món quà 8 tỷ USD giá trị thương mại (nếu có thật) mà ông Phúc cho biết các doanh nghiệp Việt đã ký kết với giới doanh nghiệp Mỹ, phía Việt Nam không những không nhận được tín hiệu nào về Hiệp định song phương thương mại Việt – Mỹ, mà còn bị Trump hỏi xoáy vào vấn đề thâm hụt thương mại. Trong phần phát biểu ngắn gọn tại cuộc gặp song phương tại Nhà Trắng ngày 31/5/2017, Trump đã nhấn mạnh vấn đề giao thương và thâm hụt thương mại “lớn” với Việt Nam, mà ông hy vọng sẽ “sớm được cân bằng”. Ngay trước đó, Bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ cũng không bỏ quên vấn đề này trong cuộc gặp với Thủ tướng Phúc.
Một hệ quả rất không mong đợi đối với Việt Nam là nếu Mỹ “siết” các điều kiện thương mại như đánh thuế xuyên biên giới, dựng đứng hàng rào kiểm nghiệm chất lượng đối với hàng hóa Việt Nam mà trước đó cá basa, tôm, gạo đã trở thành “nạn nhân”, đồng thời ngưng trệ vô thời hạn Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ hoặc làm cho hiệp định này trở nên khó khăn hơn nhiều so với 15 năm trước đó, giá trị xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tụt thê thảm.
Những tín hiệu vô vọng về Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ lại có thể lan đến việc Liên minh châu Âu xem xét Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu, khiến hiệp định này trở nên vô vọng không kém và có thể chẳng bao giờ được thông qua sau vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”, cho dù giới chức Việt Nam có cố công đi vận động trực tiếp hoặc tìm cách “lobby hành lang” với chi phí môi giới rất cao.
Chỉ một tháng sau khi Chính phủ Đức tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, Liên minh châu Âu đã “rút thẻ vàng” đối với hàng hải sản của Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu. Động thái này không chỉ là lời cảnh cáo về gian lận trong hoạt động “đánh bắt xa bờ”, mà còn có thể là một lời răn đe về chính trị và khiến Hiệp định EVFTA rơi vào nguy cơ “thẻ đỏ” gần hơn bao giờ hết.
Hẳn là người Mỹ và ngay cả khối Tây Âu hiền hòa dễ chịu như thế cũng không còn dễ chơi, sau tất cả những gì mà giới cầm quyền Việt Nam đã chứng minh họ là một chế độ tư bản thực dụng và dã man đến thế nào, nhưng lại luôn muốn duy trì ảo tưởng về “chủ nghĩa xã hội” và bóp nghẹt các quyền căn bản của người dân chỉ với mục đích duy trì càng lâu càng tốt đặc quyền và đặc lợi cho đảng cầm quyền này.
“Có tiếng, không có miếng”
Rất có thể, Hội nghị kinh tế APEC sẽ dành cho Việt Nam tư thế “chỉ có tiếng, không có miếng”. Có thể lại hiện ra những “hợp đồng chục tỷ đô la” giữa Việt Nam và các nước theo đúng cái cách mà hai đời thủ tướng là Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phúc đã mang đi ký kết với Pháp và Mỹ, nhưng cho tới giờ chẳng còn ai nghe nói gì về số phận của những bản hợp đồng quá bị nghi ngờ vì tính trung thực ấy.
Song ngay cả “tiếng” cũng có lẽ chỉ rất khiêm tốn. Đơn giản là Đà Nẵng chỉ là một trạm dừng để chính giới quốc tế gặp mặt nhau, chứ không vì APEC diễn ra ở Việt Nam mà chính thể này trở nên sáng giá hơn trong mắt cộng đồng quốc tế về uy tín chính trị và kể cả về môi trường đầu tư lẫn thương mại.
Chỉ có một tin tức an ủi giúp “nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế”: 10 ngày trước khi APEC diễn ra, vẫn là nguồn tin từ báo chí Mỹ, trong đó có đài VOA – chứ không phải Bộ Ngoại giao, cơ quan tuyên giáo hay báo chí nhà nước Việt Nam – cho biết sau khi dự Hội nghị APEC ở Đà Nẵng vào hai ngày 10 và 11/11 năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp ba lãnh đạo hàng đầu trong số “tứ trụ” của Việt Nam. Nhưng “riêng cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân không có trong lịch ở thời điểm này mà chưa rõ lý do vì sao”.
3/4 của “tứ trụ”, xếp theo thứ tự về mặt đảng từ cao xuống là Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc.
Có thông tin cho biết trong thời gian gần đây, mà cụ thể là sau khi Nhà Trắng phát đi thông cáo báo chí về việc Tổng thống Trump sẽ chính thức gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội, “kênh đảng” đã có một đợt vận động cấp tập để “Trump gặp Trọng” – tương tự chiến dịch vận động được Bộ Ngoại giao Việt Nam âm thầm xúc tiến từ khoảng giữa năm 2014 đến gần giữa năm 2015 để Tổng bí thư Trọng được Tổng thống Mỹ tiếp đón như “nguyên thủ quốc gia” tại Phòng Bầu Dục vào tháng 7/2015.
Nhưng vào lần này, Trump đến Việt Nam trong một hoàn cảnh cá nhân tồi tệ mà có thể khiến ảnh hưởng tiêu cực đến các cuộc gặp với những nhân vật được xem là nguyên thủ quốc gia chính thức và “nguyên thủ quốc gia” không chính thức ở Việt Nam.
Bởi cuộc điều tra nghi án Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ 2016 đã có những tiến triển bất ngờ. Ba cựu cố vấn của tổng thống Mỹ bị khởi tố với các tội danh âm mưu chống Hoa Kỳ, rửa tiền, khai gian, không khai báo tài khoản ở nước ngoài và nói dối các nhà điều tra FBI hòng che giấu các mối liên hệ với các nhà trung gian Nga. Vào lần này, mối nguy hiểm đối với ông Trump còn lớn hơn cả lần gần nhất khi ông bị đảng Dân chủ đòi điều tra.
Trong tâm thế ngổn ngang tơ vò như vậy, liệu Tổng thống Mỹ có thể dành toàn tâm toàn ý cho Hội nghị APEC lần này và “tay bắt mặt mừng” với giới chóp bu Việt Nam hay không?
Phạm Chí Dũng – Blog Phạm Chí Dũng, VOA
Ok không thay đổi cách làm việc suy nghỉ thì cũng chỉ là sự xã giao bình thường không đi SÂU vào công việc mà có lợi cho đất nước. ….
Một lần thất tín..vạn lần thất….kinh
dong doi …von di la nhu the
Toàn bọn dâm chủ ăn tục nói láo, núp xó bàn chuyện quốc gia thế giới
năm ngoái Obama ký lịnh cho bán vũ khí. Lần này Trump tới, chắc là ký vài mối làm ăn, bán cho tà quyền vài món đồ chơi cũ rích xài thử.
Hội nghị cấp cao xuyên thái bình dương. Đồ cũ đồ mới miễn bàn.
Vấn đề là bọn tàn dư tụi mày được cái gì. Đắng….. À mà thôi
Thành phần lưu vong khắp thế giới không vui khi Việt Nam tổ chức các sự kiện
phen này bọn Việt Cộng sẽ mời khách APEC (Ape country) du ngoạn Hội An bằng xuồng ba lá, thượng khách thì Grab boats…
Huan Pham ngay cả bố mỹ cũng éo tin tưởng…. à mà thôi
Muốn gì chỉ lãnh đạo biết , râu ria vớ vẩn biết gì mà mò
Thật tình thương các bạn ấy, đâu biết quê cha đất tổ là gì. Quay đầu đi các bạn lưu vong.
Bạn đang làm chức vụ gì ?
Lẹo một tháng bao nhiêu VND ?
Mà hình như bạn không được giáo dục thì phải mà nếu được đi học thì người thầy của bạn còn thua một kẽ lang thang ngoài đường phố
Bài viết nói chính xác.chẳng qua là tram dừng chân để nói chuyên mà thôi..truóc đây thấy rất nhiều bài báo nói về hơp đồng với các nuoc tư bản .nhưng chả thấy đâu..thấy cụ T qua quì gối mua 1 số máy bay từ hồi còn ông Obama..đến giờ im như thóc,.nói thật nuóc Vn từ khi cụ T lên đến giờ thấy đất nước càng ngày càng đi xuống .lương công nhân bình quân một tháng 4 triêu ruỏi..trong khi đó đau ốm đi chup cát lơp city mỗi lần 2 triêu .nếu trong tháng ốm là xem như khỏi ăn uống luôn..xăng thì lên giá…thuốc thì giả trẻ em chết rầm rầm..cư dân đánh cá thì bi nhiểm đôc….ra khơi xa đánh bắt thì bi tui tàu bắn chết .lấy tàu..trong khi đó thì nge cụ đã thỏa thuân với biển đông ok rồi.,còn trong nước thì thấy mấy vi qan càng ngày càng giàu.sơ sơ nhà tôi có bà chi bà con làm chủ tịch quân .. tp..hcm..bây giờ giàu kinh khủng..còn dân lao đông thi ngày càng đói khổ..,,
Lỡ rồi , chấp nhận sống chung với lũ ….. khốn
Trần Xuân Thế rất hay ngàn like
Vẫn xác định mục tiêu. Vay nợ không trả nợ
Còn hơn ở vn nhiều người vòn cày ruộng .đồ ngu
Xin xin xin và xin
Các bạn không tự hào
Một Việt Nam Đang được thế giới xem trọng ngưỡng mộ
Đất nước Việt Nam các bạn xem thường khinh bỉ suốt ngày chửi
Nhưng thế giới họ rất quý mến tôn trọng đất nước Việt Nam chính quyền nhà nước Việt Nam
Ếch ngồi đáy giếng. Chưa ra nước ngoài mà phát biểu như đúng rồi.
Óc chó là có thật
Mượn tiền với lãi xuất thấp và vai không hoàn lại hahaha
Trước tiên bỏ tiền thật ra lo tổ chức hội nghị, sau đó ăn bánh vẽ. Tốn tiền thì tiền thuế của Dân chứ bọ chả mất gì sất.
Muốn xin USD, chỉ vậy thôi.
Bỏ tiền tỷ ra để đi lậu qua Anh để chui rúc làm Mail nè , đám vc tụi bây chỉ mong dđược dũa móng Tây mà khó lắm con, tiền tỷ+ 20 nắmống chui rúc ko giấy tờ, thấy Cs thì chạy ẻốn cho mau, bây giờ chủ shop Mail cũng ko dám thuê đám vc đi dân lậu nữa, Cs kiểm tra thì cho cái phạt 20000£ / nguoi, phá sản đóng cửa tiệm luôn nghe con, mày ko đủ tiêu chuẩn làm cu li cho tiệm đâu.
Khong co nhan quyen dung co mo duoc su giup do cua quoc te…chi co su cho vay nang lai cua tau cong ma thoi.
Trần Gia Bảo photoshop and SMILE. HAHAHHAHA.
Vay vốn không hoàn trả là ăn xin tiền viện trợ nghĩa là ăn mày đúng quy trình theo lối ăn chực mà tỏ ta đây có tư cách.Nhục ơi là nhục .
Welcome Apec 2017 or Abended??
Có lũ rồi là đúc tượng vàng to hơn nhiều .
Ty phú JACK MA nói cảm nghĩ của mình về việt nam
Sống lưu vong Ở bên đó các bạn sướng lắm sao hãy cẩn thận cái mạng của mình chết lúc nào không hay không chết vì khủng bố cúng chết vì cảnh sát
Còn hơn ở VN chết là do đồng loại cùng da vàng máu đỏ giết. Để bọn đản viên chà đạp lên quyền con người .tự do dân chủ
Không chết vì khủng bố cúng chết vì cảnh sát
Không chết vì khủng bố cúng chết vì cảnh sát nên hay lo cho mình đi đã
Việt Nam bây giờ chỉ là đống rác trong con mắt thế giới.
Đã bao nhiêu năm phỏng dái rồi mà dân tộc vẫn nghèo đói lạc hậu, khiến thằng Lào cũng chê cười vì nghèo đói.
Hàng năm có đến hàng chục nghìn người Việt sang làm cu li cho nó vậy mà đám lãnh đạo không biết nhục.
Còn hơn ở VN chết là do đồng loại cùng da vàng máu đỏ giết. Để bọn đản viên chà đạp lên quyền con người .tự do dân chủ