Từ những năm đầu tiên mới từ giã nền kinh tế bao cấp để mở cửa bước vào cơ chế kinh tế thị trường, Việt Nam đã ráo riết đi tìm nguồn vốn từ bên ngoài để dựng dậy nền kinh tế đang bên bờ vực thẳm.
Vay nợ để làm vốn đầu tư công đem lại sự phát triển cho đất nước là chuyện thông thường của các quốc gia nhỏ đang trong thời kỳ xây dựng nhưng thiếu nội lực tài chính. Lịch sử kinh tế thế giới không ghi nhận trường hợp một quốc gia nào tự thân phát triển mà không nhờ vào những lực đẩy tài chánh bên ngoài. Sau Thế chiến 2, Kế hoạch Marshall của Hoa Kỳ với khoảng 17 tỷ đô la đã đóng vai trò chính trong việc tái thiết và phục hồi Châu Âu.
Vì vậy hầu hết các quốc gia nhỏ muốn kinh tế vươn lên đều có số nợ công rất lớn. Tại Việt Nam trong tháng 9 năm 2017, căn cứ theo con số của Bộ Tài Chính, chính phủ Việt Nam mắc nợ gần 94,3 tỷ đô-la. Số nợ này bao gồm gần 40 tỷ vay của nước ngoài, còn lại là nợ vay trong nước. Nợ nước ngoài là tiền vay mượn từ các định chế tài chánh quốc tế, các quốc gia lớn hay các công ty đa quốc gia nhằm đáp ứng cho những kế hoạch phát triển của đất nước.
Theo đó, nợ công của Việt Nam luôn được mô tả như mỗi năm mỗi tăng, hiện đã tương đương với 65% GDP trong thời gian 2 năm 2017-2018 sắp tới, nghĩa là đã chạm mức trần cho phép. Tuy nhiên các nhà phân tích kinh tế cho rằng nếu tính đúng tính đủ thì con số 65% ấy đã bị vượt qua rất xa. Đây là vấn đề gây nhức nhối cho các nhà hoạch định chính sách khi ngân sách quốc gia cạn kiệt, thu không đủ bù chi, đầu tư công giảm sút chỉ còn chờ vay tiếp một món nợ mới. Đó cũng là lý do mà mới đây ông Nguyễn Xuân Phúc đã không ngần ngại đề nghị Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) giúp tìm kiếm nguồn vốn tài trợ “không hoàn lại” cho Việt Nam hầu giải quyết những thách thức thiếu vốn và áp lực trả nợ hàng năm.
Do đó nói riêng ở Á Châu, trong quá khứ vươn lên của mình, từ Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan cho đến Singapore đều là những quốc gia có số nợ công rất cao. Những quốc gia ấy cũng phải vay tiền từ Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (Asian Development Bank), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund, hoặc từ các nhà tài trợ của các quốc gia phát triển khác để xây dựng đất nước mình sau chiến tranh. Họ cũng phải mắc nợ, điển hình như Nhật Bản, Nam Hàn vào thập niên 50 đến 70 đã có số nợ công cao hơn Việt Nam hiện nay rất nhiều.
Nợ công Việt Nam năm 2017 tương đương 65% GDP, theo như quốc hội CSVN cho phép thì đã “chạm ngưỡng” an toàn, nhưng thực tế lại không thấm gì đối với Nhật Bản và Nam Hàn trước đây. Nhưng tại sao các quốc gia Nam Hàn hay Nhật Bản lại an tâm muợn tiền và hoàn trả được, từ đó trở nên những nước phát triển nhất nhì Á Châu. Còn Việt Nam ngày nay lại băn khoăn, lo sợ mỗi khi đồng hồ nợ công thế giới gióng lên hàng năm?
Có hai lý do để giải thích tình trạng trái ngược này:
Thứ nhất, các quốc gia ấy dù mắc nợ nhiều nhưng đã sử dụng đúng đắn những món tiền vay được cho những dự án phát triển thật sự phục vụ công ích và nhân sinh, làm hài lòng được mọi người. Từ đó chính người dân sẵn sàng đóng góp qua chính sách thuế khóa của chính phủ, nên các dự án đều thừa khả năng hoàn trả được cả vốn lẫn lời. Trong khi ấy tại Việt Nam, những kế hoạch phát triển được vẽ vời lớn lao nhưng hoang tưởng nhằm vào mục đích ưu tiên là xà xẻo được bao nhiêu cho túi tiền các viên chức trách nhiệm.
Kế đến nó phải phục vụ mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa để trở thành những dự án “hoành tráng” nhất nhưng cũng kém phẩm chất nhất. Chỉ cần nhìn qua những con đường cao tốc hay những cây cầu tiêu tốn tiền triệu tiền tỷ đô-la mới “thông xe kỹ thuật” hôm trước, hôm sau đã “sụt lún trong dự kiến” thì thấy ngay tại sao Việt Nam phải liên tục vay nợ sau trả nợ trước.
Thứ hai, các nước Hàn, Nhật, Singapore có một đội ngũ nhân sự thừa tài đức, những nhà quản lý được đào tạo chuyên môn với tâm nguyện phục vụ dân tộc chứ không phải phục vụ cho đảng cầm quyền. Tất cả hoạt động trong một môi trường luật pháp minh bạch, đặt lợi ích đất nước lên trên hết. Khác với Việt Nam, tầng lớp cán bộ quản trị thì thừa mánh mung mà thiếu kiến thức, mọi hoạt động tài chính đều mờ ám nhằm phục vụ mục tiêu của đảng cầm quyền trong đó quyền lợi phe nhóm là trên hết.
Bên cạnh sự quản lý lỏng lẻo và bất tài của cán bộ nhà nước, nạn tham nhũng, móc ngoặc tràn lan biến tiền vay đầu tư thành những món hàng béo bở để cùng nhau chia chác . Không ai quên “quả đấm thép” Vinashin, tham vọng của nền công nghiệp hiện đại thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng, khi sụp đổ đã làm thất thoát một số tiền khổng lồ hơn 4 tỷ đô-la. Đó là ví dụ điển hình nhất về cách sử dụng bừa bãi, đổ tiền đi vay vào những dự án lớn lao duy ý chí nhưng hoàn toàn không mang lại hiệu quả, hay nói khác đi con đường kinh doanh “lời giả lỗ thật” luôn được đề cao. Cuối cùng chỉ có người dân lãnh đủ.
Trong hơn 20 năm qua, gần 100 tỷ đô-la đã đổ vào Việt Nam bao gồm viện trợ không hoàn lại hoặc dưới hình thức vay ưu đãi, lãi suất thấp. Nhưng do cách sử dụng hoang phí, nền kinh tế cứ lao đao trong viễn cảnh thiếu vốn đầu tư trầm trọng, mục tiêu phát triển thật xa vời. Còn nhớ năm 2015 bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế trong nước đã thuật lại một “nhận xét vui” nhưng chua chát của một viên chức Ngân Hàng Thế Giới: “Trên thế giới gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển!”
Chính vì hai lý do nêu trên, các quốc gia như Nhật Bản, Nam Hàn giờ đây đã có một đội ngũ viên chức nhà nước coi Nợ Công chính là Nợ Nhân Dân. Điều này có thể làm nhiều người ngạc nhiên nhưng chính phủ những nước ấy biết cách phải làm sao cho chính người dân nhìn ra trách nhiệm để cộng tác trong việc trả nợ. Họ đã thành công và ngày nay lại trở thành những quốc gia tài trợ đáng kể cho những nước chậm phát triển trong khu vực cho dù họ vẫn còn mắc nợ.
Trong khi ấy, cán bộ CSVN thì suy nghĩ và hành động khác người. Họ liên tục vay nợ để tiêu xài hoang phí và thản nhiên coi như là nợ của ai đó, mà không phải của họ tạo ra. Cho nên những viên chức bất tài ấy đã mặc tình vơ vét, đua nhau tham ô nhũng lạm và đó cũng là căn nguyên biến Nợ Công thực sự trở thành Nợ Nhân Dân.
Nghĩa là nhân dân phải gánh nợ do đảng tạo ra mà không biết kêu vào đâu khi còng lưng đóng thuế trả nợ.
Dẽ dời xây tượng đài này xây tượng đài nọ để xà xẻo. Đã nợ càng thêm nợ. Dân khổ càng thêm khổ.
Dmcs
Hội nghị APEC đang tổ chức ở Đà Nẵng kìa, sao không thấy đứa 3/// nào đi đấu tranh đòi tự do dâm chủ
Có bao giờ họ nhận họ mắc nợ dân, chỉ có dân mắc nợ họ thôi.
Quá đúng….
Nhà nước vay tiền nước ngoài để ăn là chính, còn việc làm ra sản phẩm gì để bán và trả nợ thì không có năng lực. Vì thế nợ nước ngoài vẫn tăng, dân phải đi xuất khẩu lao động để mấy anh hưởng. Một xã hội không đáng sống!
Dân ngu trả chứ ai…lủ quỷ vay bỏ túi rồi dông sạch… Haha
và một ngày chúng mày phải trả giá cho tất cả những gì chúng mày đã làm cho dân cho nước này.
dân ngu thì ráng chịu. còn quá nhiều con bò bị nó bắt kéo xe mà vẫn ò ò… ca tụng nó nhưng những vị thánh. ngu thì chết.