Lập lại một bản Hiến pháp dân chủ như Hiến pháp 1946 là sứ mạng của thế hệ trẻ

Phan Bá Phúc - Blog Bauxite Việt Nam

- Quảng Cáo -

Vì sao Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ như vậy lại bị lãng quên?

Bây giờ bất cứ người Việt Nam nào cũng biết trước năm 1945 Đảng Cộng sản Việt Nam (có tên là Đảng Cộng sản Đông Dương) là đảng lãnh đạo phong trào phản đế và phản phong ở Việt Nam. Sau khi cướp được chính quyền vào tháng 8 năm 1945 từ Chính phủ Trần Trọng Kim đến nay, đảng này vẫn là đảng lãnh đạo chính quyền, nhưng trong những hoàn cảnh khác nhau, đã sản sinh ra các bản Hiến pháp khác nhau, về mức độ dân chủ hay độc tài toàn trị.

Hiến pháp VNDCCH năm 1946 ra đời trong tình thế chính trị hết sức phức tạp: số đảng viên cộng sản có khoảng 600 người (có tài liệu ghi vống lên là 5.000); lực lượng vũ trang mới hình thành vừa nhỏ, vừa trang bị thô sơ; ngân khố trống rỗng; dân miền Bắc vừa trải qua nạn đói khủng khiếp, đang thiếu lương thực; VNDCCH chưa được bất cứ một quốc gia nào công nhận; Liên Xô còn bận hàn gắn vết thương chiến tranh và viện trợ cho các nước cộng sản Đông Âu mới hình thành; Mao Trạch Đông và quân giải phóng Trung Hoa còn đang trên căn cứ địa Diên An.

Từ vĩ tuyến 16 trở ra đã có mặt 20 vạn quân Tầu Tưởng tràn sang làm nhiệm vụ của Đồng Minh, giải giáp quân Nhật, nhưng cũng sẵn sàng “tiêu diệt Việt Cộng” nếu họ thấy cần thiết. Các đảng Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân Đảng), Việt Cách (Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội) từ nước ngoài về cũng có mặt ở Hà Nội và trên miền Bắc Việt Nam. Đối với giới nhân sĩ trí thức Việt Nam, khẩu hiệu “Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc trốc tận rễ” của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo vẫn còn in đậm trong trí nhớ của họ.

- Quảng Cáo -

Nếu lúc này Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn hoạt động công khai và làm một cuộc cách mạng vô sản thì giới nhân sĩ trí thức Việt Nam dù yêu nước đến đâu cũng chỉ ủng hộ nền độc lập về tinh thần chứ không đi theo ông Hồ Chí Minh; quân Tầu Tưởng vốn không đội trời chung với Cộng sản Tầu sẽ không để yên cho Việt Cộng tồn tại.

Trước tình thế đó, ngày 11/11/1945 Đảng Cộng sản Đông Dương đã tự tuyên bố giải tán, bí mật lãnh đạo chính quyền VNDCCH thông qua Mặt trận Việt Minh. Từ đó, hầu hết mọi người dân chỉ biết đến Việt Minh chứ không biết tung tích của Đảng Cộng sản.

Lúc này chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân chủ yếu để ông Hồ Chí Minh và chính quyền VNDCCH non trẻ lúc bấy giờ có sức hấp dẫn mạnh và tồn tại được trước sóng gió của tình thế. Cùng với việc ký Hiệp định 6/3/1946 với Pháp, ông Hồ Chí Minh, lúc đó là Chủ tịch nước, đã thể hiện sách lược khôn khéo, vận dụng thành công vào Việt Nam bài học kinh nghiệm của Hòa ước Brest-Litovsk giữa Liên Xô và Đức Quốc xã ngày 3/3/1918 cứu Liên bang Xô viết non trẻ khỏi bị tiêu diệt.

Trong tình thế này, tư tưởng ban đầu của Nguyễn Ái Quốc (sau là Hồ Chí Minh) từ năm 1941, chủ trương xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân mà ông hình dung là Nhà nước Dân chủ Cộng hòa đã được thể hiện tại Điều 1 Hiến pháp VNDCCH năm 1946: “Tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” và Hiến pháp 1946 đã có hình dáng một nền Cộng hòa, với khẩu hiệu “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”.

Nhưng từ năm 1951, sau khi ông Hồ Chí Minh gặp Mao Trạch Đông và Stalin, Đảng Cộng sản Việt Nam ra công khai đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam với Điều lệ Đảng ghi rõ: “Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Marx, Engels, Lenin, Stalin và Tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng tư tưởng”… thì tình hình chính trị ở nước VNDCCH đã rẽ ngoặt sang con đường của cách mạng vô sản với mục đích cuối cùng là thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam (ghi trong điều lệ sửa đổi tại Đại hội lần thứ 3 Đảng Lao động Việt Nam.)

Chấp nhận chủ nghĩa Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng tư tưởng ắt phải chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp, từ bỏ 3 nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp 1946. Phải có Điều 4 trong các Hiến pháp 1980, 1992 và 2013 tương tự Điều 6 của Hiến pháp Liên Xô 1977; phải “thổ địa cải cách” theo kinh nghiệm của Mao đã làm; phải xóa bỏ tư hữu như Lenin và Stalin đã làm, phải cướp tài sản của các nhà tư sản dân tộc bằng cách tịch thu trưng thu; phải giam hãm nông dân trong các hợp tác xã nông nghiệp; phải cấm tư nhân kinh doanh và buôn bán… để rồi phải sửa sai, gọi là “đổi mới” từ năm 1986 mà đến nay vẫn chưa mới được để thích ứng với thời đại đã thay đổi.

Liên Xô đã tự sụp đổ, đem theo Điều 6 của bản Hiến pháp năm 1977 nhưng ở nước CHXHCNVN, điều 4 Hiến pháp 2013 đã đem lại quá nhiều đặc quyền đặc lợi cho giới đảng viên chóp bu có chức quyền nên không thể tự xóa bỏ. Vì vậy xã hội Việt Nam ngày nay “đang vỡ trận” bởi các quốc nạn không thể ngăn chặn và tình cảnh bi thương của người dân thì không sao kể xiết ở chế độ CHXHCNVN này (xem bài “Thủ tướng chưa hiểu rõ chế độ ta” của ông Nguyễn Đình Ấm, đăng trên Bauxite VN ngày 01/7/2017).

Bây giờ phải làm sao?

Trong bài “Cảm nhận bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng về tự diễn biến, tự chuyển hóa” đăng trên Bauxite VN ngày 30/6/2017, ông Tô Văn Trường gợi ý: “Sự sụp đổ nhà nước XHCN Liên Xô và các nước Đông Âu là không tránh khỏi, bởi những lý luận khô cứng khuyết tật và mô hình nhà nước, hệ thống quản trị thiếu khoa học; quản trị quốc gia lấy vũ trang làm công cụ chính thì đó là biểu hiện của chế độ độc tài toàn trị. Đó là những luận cứ và thực tiễn mà chúng ta cần tiếp thu. Vấn đề là ta phải lựa chọn mô hình, từ phân tích tổng hợp thành tựu của thế giới về các thể chế nhà nước văn minh hiện đại và hoàn thiện thể chế, đáp ứng được ngày càng cao đòi hỏi về sự bình đẳng, quyền lợi dân tộc và người dân. Tiếp theo là xây dựng nền tư pháp thực thi nghiêm chỉnh Hiến pháp của Nhà nước theo thể chế đó. Đổi mới tư duy có khác gì tự diễn biến, tự chuyển hóa. Nếu Đảng tự diễn biến, tự chuyển hóa để khắc phục những yếu kém đang cản trở sự phát triển của xã hội, để phục vụ nhân dân thực chất hơn, tốt hơn thì có ý nghĩa tích cực, là cái mà người dân mong đợi”.

Trở lại bài này. Trong quá khứ, nước ta đã có Hiến pháp VNDCCH năm 1946, được đánh giá là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ nhất trong các bản Hiến pháp đã có. Nếu chưa sáng tạo ra được bản Hiến pháp nào dân chủ hơn, tiến bộ hơn thì sao không khôi phục để dùng. Hầu hết những người được sống cùng lúc ra đời bản Hiến pháp 1946 đã từ biệt thế gian này hoặc đã quá già yếu. Lập lại bản một Hiến pháp dân chủ như Hiến pháp 1946 chắc chắn phải là sứ mạng của thế hệ trẻ.

Hà Nội, 03/7/2017

- Quảng Cáo -

14 CÁC GÓP Ý

  1. Tên nước mà có mấy cái từ “dân chủ “, “nhân dân”… này nọ là biết mức độ dân chủ ra sao rồi, ví dụ như Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa dân chủ Đức, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa…

  2. Việt Nam muốn “tiến bộ” như 71 năm trước mà cũng không thể làm nổi – Cay đắng cho cả nước không các bạn?
    Thế giới đã đi đến đâu rồi? 🙁

  3. Vấn đề là có thực sự tam quyền phân lập và Tư Pháp có độc lập thực thi hiến pháp hay không ?
    Chứ không dừng lại ở việc ” lập lại bản hiến pháp…” mà gọi là sứ mạng của tuổi trẻ

  4. Sai roi nhe. Sai ve tu duy NHIEU lam. Thu nhat: Chu tich nuoc KHONG DUOC BAU TRUC TIEP tu NHAN DAN ma qua quoc hoi – trai nguoc voi CHUC pho chu tich. Thu hai: Du rang quyen luc rat to KHONG CO BAT CU DIEU KHOAN nao de CHE TAI chu tich nuoc ngoai tru toi phan quoc. Day la 1 lo hong to Lon o cai Hien Phap nay. Chang Han o hien Phap My co dieu khoan truy to tong thong ra toa an quoc Gia – ma dac biet loi mo dau la “when” tuc la CHUNG NAO (truy to) – tuc la cac nguoi cha de hien phap nuoc My BIET rang SE CO VIEC do ! Thu ba: Cac chu Vu toa an duoc chi thi boi chinh phu (dieu 64) 1 lo Hong to Lon thu hai. O Hien Phap nuoc My thuong nghi vien la noi giam sat va bieu quyet viec nay. Dieu nay cung co o Hien Phap VNCH. Thu tu: Chu tich nuoc duoc quyen Ky ket cac cong uoc quoc te ma khong co su giam sat cua quoc hoi ve viec quan trong nay. Day cung la 1 lo Hong Phap ly rat to. Thu nam: Khong the ket luan – tam quyen phan lap o Hien Phap nay – khi khong co su kiem soat cua 3 quyen hanh do voi nhau, ma do la co ban cua tam quyen phan lap. Thu sau: Khong co dieu khoan nao Che tai toa an – ngoai tru – cac quyen luc Kia – khong duoc can thiep viec xet xu cua toa an. Sau cung – khong the goi day la 1 Hien Phap vi rang – co su NHAM LAN o NHAN DINH. Muon sua doi Hien Phap nay, phai dua ra cho NHAN Dan bieu quyet de thong qua. Day la Van ban dau tien, chi duoc thong qua o quoc hoi – ma chua he duoc bieu quyet tu nguoi Dan thi chua the goi day la 1 Hien Phap co HIEU LUC. Chua noi toi – nuoc VNDCCH nam 1946 KHONG 1 ai o the gioi cong nhan, doi voi the gioi VN la 1 vung dat THUOC DIA cua Thuc Dan Phap – ma nen nho rang – ban tuyen ngon cua tong tu lenh toi cao Dong Nam A cua DONG MINH (phe thang Tran de nhi the chien) TRAO vung dat quan ly lai cho quan Phap. Cung tuc la KHONG CO 1 quoc Gia doc lap, KHONG CO 1 chinh phu duoc the gioi cong nhan qua cong Phap quoc te – thi lam gi ma co 1 Hien phap- de ma bay gio loi ra de ma ban thao. Ban Hien Phap nay lai y Chang ban Hien Phap cua nguoi cong San bay gio va Hien Phap VNCH the Hien ro rang hon tam quyen phan lap, thi tai Sao lai di chon CAI NUA VOI. Va – thi vi nhi – bai viet nay y Chang bai viet tren wikipedia viet ngu. Co su sap dat …… 🙂 🙂 🙂 – chua them noi toi – luat ngu lung cung o Hien Phap nay, khong NHIEU my tu nhu Hien Phap cua Anh cong San HP 2013 nhung khong the nao bang trinh do Phap ly cua Hien Phap VNCH !!!!!

  5. 1 cai yeu kem quan trong nua ve tu duy cua chinh tac Gia va cai nhom “tri thuc Bauxit” – TOAN la tri thuc goc xa hoi chu nghia – ma Chang ai nhin thay boi canh lich su quan trong, do la Hiep dinh so bo 6/3 1946 – 8 thang truoc khi THAO RA (tuc la so do 1 van ban ma chua thong qua) 1 Hien Phap, ong HCM di Phap de thuong luong voi nuoc Phap Tao dieu kien VN duoc doc lap tro lai. CAI TIN TUC nay KHANG DINH nuoc VN chua co TU CHU va DOC LAP o thoi diem do. Thu hai – tuc la loi tuyen ngon o quang truong Ba Dinh 2/9 1945 VO NGHIA. Neu Minh tu chu, doc lap o cai nha minh thi khong co ly do gi phai chay den tan nuoc Phap de thuong luong voi ho – n’est pas ? Pour moi – certainment!

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here