Cộng hòa Liên bang Đức: Cơ chế chính trị-kinh tế và cách vận hành xã hội của một nước Dân chủ Đa nguyên

Âu Dương Thệ - Blog Bauxite Việt Nam

- Quảng Cáo -

Nói tới sự thống nhất Đức kỳ diệu trong hòa bình những năm 1989-90 không thể không nói tới chính sách “Ostpolitik” (Hướng Đông) của cố TT W. Brandt từ đầu thập niên 70. Khi ấy Tây Đức là một cường quốc kinh tế trong EU và đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn sự xâm lược của Liên xô. Nhưng Brandt đã nhận ra, nếu tiếp tục chủ trương thù địch với Mạc Tư Khoa thì tình hình an ninh của Tây Đức và Âu châu tiếp tục căng thẳng và hòa bình bị đe dọa. Vì thế Chính phủ của ông đã chủ trương dựa vào Mỹ để điều đình và mở cửa với Liên xô về các mặt ngoại giao, kinh tế và an ninh.

Nhiều hiệp ước quan trọng đã được Tây Đức ký kết với Mạc Tư Khoa, Đông Đức và Ba Lan, công nhận biên giới của Âu châu sau Thế chiến 2. Hiệp ước An ninh và Hợp tác Âu châu được 35 nước Âu châu cùng với Mỹ và Gia Nã Đại ký 1975 tại Helsinki (Thủ đô Phần Lan) là kết quả đưa tới hòa bình và hợp tác kinh tế giữa hai bên Đông Tây. Nó mở cửa để Chính phủ Đức của TT H. Kohl thương lượng với Chủ tịch nước và Tổng bí thư Gorbatschow của Liên Xô trong các năm cuối thập niên 80. Kết quả là Đức thống nhất trong tự do, các nước Đông Âu chuyển sang DCĐN và chế độ toàn trị Liên Xô chấm dứt.

Lúc đầu Liên minh CDU/CSU đã kịch liệt chống lại chủ trương Ostpolitik của Brandt, nhưng sau này chính cố TT Kohl cũng đã nhìn nhận sự đóng góp của SPD đứng đầu là Brandt khi đó, đã giữ phần quan trong cho tiến trình thống nhất Đức và hòa bình giữa Đông và Tây Âu[12]. Điều này cho thấy, chế độ DCĐN đã giúp Đức thay đổi chính quyền trong trật tự và từ đó dẫn tới những thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại hợp lý hơn. Trái với lập luận rất sai lầm của những người cầm đầu chế độ toàn trị CSVN cho rằng, đa đảng chỉ dẫn tới rối loạn!

Nói tới sự thành công của Đức xuyên qua chế độ DCĐN và KTTT không thể không nói tới sự tiến lên của EU trên 60 năm vừa qua. Như phần mở đầu đã khái lược, nhờ sự thông minh và tầm nhìn xa nên nhiều nhà lãnh đạo Tây Âu, đặc biệt là giữa Pháp và Đức, đã cùng với Hoa Kỳ biết chuyển thù thành bạn. Các nước DCĐN chính ở Âu châu đã từng bước thấp đến cao, nhỏ đến lớn khởi đầu từ 6 nước nay lên tới 27 nước với nửa tỉ người; từ liên kết chỉ trong vài lãnh vực thương mại, rồi từng bước mở rộng hợp tác trong kinh tế, tài chính, tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.

- Quảng Cáo -

Sau các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chánh, Brexit và bất đồng về chính sách tiếp nhận người tị nạn Phi châu, trong Hội nghị Thượng đỉnh mới nhất của EU vào giữa tháng 6 vừa qua cho thấy đã có những chuyển biến tích cực sau những thất bại của các đảng cực hữu trong các cuộc bầu cử ở Pháp và Hòa Lan. Tổng thống mới của Pháp E. Macron và Thủ tướng Đức Merkel, hai đầu tầu của EU, đã đưa ra những đề nghị cải tổ quan trọng về kinh tế, tài chánh và quốc phòng để đối phó với căng thẳng ở Âu châu và thế giới do một số những chính quyền độc tài cực hữu gây ra như Putin (Nga), Erdogan (Thổ Nhĩ Kỳ) và chủ trương rất cực đoan và thiển cận của tân Tổng thống Trump.

***

Khi so sánh cuộc sống của nhân dân ở Đức và VN về mức sống vật chất, an sinh xã hội và các quyền tự do căn bản của con người thì ai cũng thấy sự khác biệt như ngày với đêm, trắng với đen. Sau 70 năm xây dựng xã hội DCĐN và KTTT, tuy chưa phải là tuyệt hảo, nhưng đại đa số nhân dân Đức có đời sống vật chất và phúc lợi rất cao, nhân phẩm và các quyền tự do dân chủ được tôn trọng và bảo vệ. Các cuộc thay đổi chính quyền từ chính đảng này sang chính đảng khác diễn ra rất trật tự và ổn định qua các cuộc bầu cử dân chủ và tự do cho mọi thành phần trong xã hội Đức. Những thay đổi chính sách về kinh tế, xã hội, ngoại giao và quốc phòng cũng diễn ra ở những mức độ và giai đoạn khác nhau, nhưng đều có tác dụng đưa nhân dân Đức hạnh phúc hơn, các quyền tự do căn bản được tôn trọng hơn, ý thức trách nhiệm cao trong khu vực và quốc tế. Nhờ vậy từ một đống tro tàn, hận thù và chia cắt sau Thế chiến 2, nay Cộng hòa liên bang Đức đã thống nhất đất nước trong hòa bình, trở thành một cường quốc kinh tế, khoa học tiến bộ và là một cột trụ trong EU, được cộng đồng quốc tế nể trọng.

Trong khi đó tại VN cũng trong khoảng thời gian này, nhưng dưới chế độ độc đảng toàn trị đã tôn thờ bạo lực và gây hận thù giữa các thành phần dân tộc, xô đẩy đất nước hết cuộc chiến tranh tàn bạo này sang cuộc chiến tranh tàn khốc khác. Tuy đất nước đã thống nhất trên 42 năm, nhưng các người khác chính kiến vẫn bị đàn áp tàn bạo, khinh thường nhân dân; thực hành các chính sách kinh tế cực kỳ sai lầm với cái đuôi XHCN. Chính chế độ độc đảng toàn trị đang đẩy VN rơi vào kinh tế tụt hậu, khoa học lạc hậu, bọn quan đỏ tham nhũng tiền bạc và quyền lực đang trở thành các trọc phú. Trong khi ấy đa số nhân dân vẫn phải sống trong nghèo nàn, nhân phẩm bị vùi dập và bị tước đoạt các quyền tự do dân chủ căn bản!

Con đường nào, thể chế chính trị và kinh tế nào biến trần thế thành thiên đàng hay biến thế gian thành địa ngục? Câu trả lời đã rất rõ khi nghiêm túc đối chiếu và so sánh trong mọi lãnh vực giữa Đức và VN trong 70 năm qua. Một bên là chế độ Dân chủ Đa nguyên và Kinh tế Thị trường, còn bên kia là chế độ độc đảng toàn trị và Kinh tế Thị trường Định hướng XHCN!

26.6.17

__________

Ghi chú:
[1] Der neue Fischer Weltalmanach 2017, trang (tr.) 101 và 502

[2] Công an nhân dân 20.6.17

[3] như 1

[4] https://www.bundestag.de/grundgesetz

[5] Diễn văn của Tổng thống Đức J. Gauck ngày 23.5.13 tại Lễ kỉ niệm “150 năm Đảng Xã hội Dân chủ Đức, http://dcpt.org/thoisu/baithoisu2013/dienvan.htm

[6] Như 5

[7] Như 1, tr. 101

[8] Như 4

[9] http://www.sueddeutsche.de/medien/jahre-spiegel-affaere-der-tag-an-dem-die-republik-erwachte-1.1475071

[10] http://www.deutschlandfunk.de/der-grosse-coup-des-konrad-kujau.724.de.html?dram:article_id=99093

[11] http://dipbt.bundestag.de/dip21/btd/14/093/1409300.pdf

[12] Hans-Dietrich Genscher, Erinnerungen, Siedler Verlag 1995, tr. 207 tiếp; Willy Brand, Erinnerungen, Ulstein 1993, tr. 315 tiếp.

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

  1. V/v: “Vận động Quốc Tế và trao Thỉnh Nguyện Thư về Thảm Hoạ Formosa”.

    – “Ban hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển Giáo phận Vinh đã khởi xướng Thỉnh nguyện thư này nhằm đưa vấn đề ra trước công luận quốc tế.

    Thỉnh nguyện thư đã đạt được gần 200,000 người ký, trong đó hầu hết là các nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của thảm họa Formosa. Cũng có một số cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo, bảo vệ môi sinh, nhân quyền, chính giới, đồng bào trong và ngoài nước ký tên với tư cách là những người ủng hộ, đồng hành với nạn nhân…”

    – Hiện tại đã đạt được:196.574 chữ ký.
    -Chúng ta còn cần thêm 3.426 chữ ký nữa.

    Vì môi trường sống của Việt Nam, người dân Việt Nam chúng ta hãy làm những người ủng hộ, đồng hành với các nạn nhân, cùng nhau lên tiếng vào trang mạng ký tên:
    https://thamhoaformosa.com/

    “Một mình tôi chưa làm được,
    Một mình bạn cũng chưa làm được,
    NHƯNG CHÚNG TA THÌ CHẮC CHẮN LÀM ĐƯỢC!”

  2. So sánh VN với Đức thì thật khôi hài, lẫn ấu trĩ. Đức là một nước mạnh, chỉ vì Hitler quá quá khích nên đã đi đến sai lầm. CS Nga thời đó lợi dụng cơ hội nên nắm quyền, nửa nước Đức bị ảnh hưởng theo CS nên nước họ bị chia đôi, nhưng CS Đức không có trò “chủ tịch tối cao” nào cả để xoá bỏ nguồn gốc tổ tiên để lập một nước Đức theo “chủ tịch” đó (HCM VN thay tất cả, giết dân Việt, ngay cả xoá bỏ cờ tổ quốc vua cha Việt). CS Đức không bị dưới trướng ai cả ngay cả CS Nga Nên họ không có ông chủ tịch nào để diệt dân tộc họ. VN thì hoàn toàn bị dưới trướng lệ thuộc Trung hoa từ ngàn xưa, 1000 năm hoàn toàn bị lệ thuộc. Tổ tiên VN đã khôi phục lại phần đất của mình nhưng vẫn luôn bị Kẻ phương Bắc dòm ngó. Thời gian thực dân đế quốc (theo lối gọi của CS VN) theo tôi đó là thời gian VN hoàn toàn thoát ách cái trị đồng hoá của trung hoa. Song khi trung hoa xuất hiện trò CS chém giết dành quyền lực trong nước họ thì VN cũng nối gót theo xuất hiện nhân vật “HCM”? chém giết dân Việt để dành quyền lực. Thế là VN lại bị rơi vào con đường của cái “rớt” 1000 năm mất nước xa xưa.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here