Vì sao Trung Quốc hay dọa đánh Việt Nam?

Lê Anh Hùng Blog VOA

- Quảng Cáo -

N

Gs Carl Thyer

gày 21/6 vừa qua, trang mạng của Đài Á Châu Tự Do (RFA) đăng bài “Căng thẳng Việt – Trung”, trong đó có đoạn: “Chuyên gia quốc tế lo ngại sẽ có đụng độ xảy ra trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc gần bãi Tư Chính, nơi tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Việt Nam vào năm 2011. Đây là lô dầu 136/03 mà Việt Nam mới đây bắt đầu cho thực hiện các hoạt động khai thác dầu. Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc cho biết đã có thông tin về việc Trung Quốc đã triển khai khoảng 40 tàu và máy bay vận tải Y-8 đến khu vực khai thác của Việt Nam.”

Đây không phải là lần đầu Trung Quốc có động thái hăm doạ Việt Nam. Trong quá khứ, Bắc Kinh đã không ít lần hành xử như vậy, kể cả việc điều động quân đội, và đó là những diễn biến hết sức nhạy cảm mà truyền thông chính thống của cả hai bên không bao giờ đưa tin. Kể từ năm 1990 đến nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc không xảy ra thêm một vụ đụng độ quân sự nào. Vì thế, người ta cũng không bao giờ biết được đầy đủ thông tin về những lần Bắc Kinh “động binh” đe dọa Hà Nội, mà chỉ nghe phong phanh qua những thông tin rò rỉ, hoặc qua những kênh thông tin không chính thức, trong bối cảnh ngay từ năm 2008, Trung Quốc đã soạn thảo kế hoạch xâm lấn Việt Nam 31 ngày (*) một cách bài bản và chi tiết.

Tại sao Trung Quốc hay đe dọa Việt Nam?

- Quảng Cáo -

Mặc dù bối cảnh diễn ra các vụ căng thẳng ngoại giao khác nhau trong từng trường hợp cụ thể nhưng bản chất của chúng thì gần như không thay đổi: Việt Nam muốn bảo vệ chủ quyền hay lợi ích quốc gia hợp pháp của mình trước sự ức hiếp quá đáng của Trung Quốc. Chẳng hạn, trong vụ căng thẳng đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận trong và ngoài nước nói trên, Việt Nam từ trước tới nay luôn khẳng định khu vực bãi Tư Chính nằm trong thềm lục địa của mình, không thuộc khu vực tranh chấp với bất kỳ quốc gia nào. Ngược lại, phía Trung Quốc thì cho rằng khu vực đó nằm trong đường lưỡi bò, vốn do họ tưởng tượng ra và bao trùm phần lớn Biển Đông, vì thế đó là khu vực tranh chấp, cần “thương lượng, đàm phán” để “phân định”.

Việc Bắc Kinh lần này lại giở thủ đoạn đe dọa quân sự với Việt Nam là bằng chứng cho thấy đây là “ngón võ” ưa thích của họ, thường đem lại kết quả có lợi cho họ. Bởi chỉ cần một lần bị đe dọa mà đối phương không tỏ ra nao núng thì kẻ hăm dọa đã cảm thấy ê chề, còn đối tượng bị hăm doạ thì lại càng trở nên khinh nhờn, cứng đầu.

Tại sao Trung Quốc lại thường thành công với thủ đoạn đe dọa sử dụng bạo lực với Việt Nam, và tại sao dù hai bên đã không ít lần xảy ra căng thẳng nhưng kể từ năm 1990 đến nay chưa một vụ đụng độ quân sự nào giữa hai bên được ghi nhận?

Thái Thú Nguyễn Phú Trọng

Xin thưa, lý do rất đơn giản. Trong ban lãnh đạo Việt Nam luôn tồn tại ba xu hướng quan điểm – đó là xu hướng “thân Tàu”, xu hướng “thân Mỹ, phương Tây” và xu hướng trung dung (không theo Tàu mà cũng chẳng theo Tây). Trong ba xu hướng quan điểm này, xu hướng “thân Tàu” hầu như luôn chiếm ưu thế, bằng chứng là kể từ sau Đại hội VI đến nay, các vị Tổng Bí thư luôn thể hiện lập trường đó, trong khi đất nước thì ngày càng rơi vào vòng cương tỏa của Bắc Kinh.

Dĩ nhiên, những người có lập trường “thân Tàu” thì luôn sẵn sàng nhượng bộ các ông chủ Trung Nam Hải, hoặc ít nhất là không phản đối trước những yêu sách của họ. Quan trọng hơn, Trung Quốc không chỉ là chỗ dựa của phái “thân Tàu”, mà còn là chỗ dựa của cả chế độ cộng sản Việt Nam. Vì thế, nếu Bắc Kinh phát động tấn công quân sự Việt Nam thì cộng sản Việt Nam gần như chắc chắn sẽ sụp đổ. Trước viễn cảnh đó, việc Trung Quốc đe doạ tấn công còn tác động đến tâm lý và làm lung lay lập trường của các thành viên có quan điểm trung dung, thậm chí cả những người có xu hướng cấp tiến trong bộ máy, bởi cho dù có căm ghét người láng giềng phương bắc “to xác, xấu bụng” đến mấy đi nữa thì những ông “vua không ngai” này cũng không muốn chế độ sụp đổ để rồi mọi quyền lực, bổng lộc bỗng chốc “một đi không trở lại”.

“Thấu hiểu” tâm lý đó nên mỗi khi căng thẳng xảy ra, Trung Quốc thường hăm dọa tấn công Việt Nam, và kết quả là họ gần như luôn đạt được điều mình mong muốn trong những lần đe dọa “động binh”, tiến thêm một bước đến mục tiêu hiện thực hoá giấc mơ thôn tính Việt Nam vốn cháy bỏng trong tâm can suốt hàng ngàn năm nay.

Vậy nếu Hà Nội không chịu không chịu lùi bước thì Trung Quốc có dám đánh Việt Nam hay không?

Những yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, bất chấp cả bằng chứng lịch sử lẫn luật pháp quốc tế. Vì vậy, Trung Quốc luôn yếu thế về mặt lý lẽ, và sức mạnh đáng kể nhất của họ chính là quân sự. Mặc dù vậy, bản thân Bắc Kinh cũng rất ngại phải dùng tới sức mạnh này. Bởi lẽ nếu họ đánh Việt Nam thì Hà Nội buộc phải ngả sang Mỹ và phương Tây để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, đồng thời cải tổ hệ thống và dân chủ hoá đất nước để tự cường dân tộc, nếu không muốn bị dân chúng vùng lên lật đổ trong một cuộc cách mạng bạo lực. Còn Mỹ và đồng minh, cho dù không muốn bị cuốn vào một cuộc chiến trực diện kéo theo nhiều hậu quả khó lường với Trung Quốc, cũng sẽ vì lợi ích thiết thân của mình mà ủng hộ Việt Nam trong khả năng có thể. Chỉ chừng đó thôi đã cho thấy đây là một cuộc chiến đầy rủi ro với Bắc Kinh, chưa kể phản ứng của các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Tóm lại, chừng nào ban lãnh đạo Việt Nam còn trùm lên đầu dân tộc cái vòng kim cô mang tên Marx-Lenin, chừng đó các gọng kìm chính trị – kinh tế – quân sự mang nhãn hiệu Đại Hán vẫn dần siết chặt dải đất hình chữ S, và khi đó thì Trung Quốc chẳng dại gì mà lại muốn “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Bất luận thế nào, khi đối tượng bị doạ dẫm cứ im lặng chịu đựng một cách hèn nhát, bạc nhược để rồi đi tới đầu hàng, nhượng bộ theo cách này hay cách khác thì quả thực là “ngu gì mà không doạ”.
(*) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/China-InvasdionPlans-and-who-was-behind-the-scene-to-mastermind-MLam-09092008134943.html

- Quảng Cáo -

62 CÁC GÓP Ý

  1. Đa số dân nghèo và bị nhà cầm quyền đè đầu cỡi cổ , hút máu . Trung quốc mà đánh VN cũng tốt biết đâu sau chiến tranh có khi thay đổi chế độ dân đỡ hơn thì sao …dân hiện giờ đâu còn gì để mất . Nhà mất ,đất mất , nước cũng đang mất dân …

    • Ngày xưa dân chưa rõ bộ mặt của CS nên dân đồng lòng đánh Trung Quốc bây giờ khác à ngu ha mà cầm súng bảo vệ cái đảng hút máu dân. Nếu tôi mà cầm súng tôi canh và sẽ xã đạn vào mấy con chó đã từng ra lệnh cướp đất của dân và bán lại cho cha của nó là Trung Quốc tập c bình

  2. Câu chuyện này làm nhớ lại truyện trạng Quỳnh giải câu đố của sứ Tàu : lấy nước trong bình hàn kín miệng. Lúc đó trạng Quỳnh cầm cây gậy phang vào bình và nói :” Muốn lấy nước thì phải đánh “

  3. Việt nam Trung hoa núi liền núi sông liền sông . Trung một biển đông thắm tình hữu nghị sáng như rạng đông … Nhân dân ta ca Hồ Chí Minh Mao Trạch Đông.

  4. Chỉ đơn giản đó là vấn đề chính trị, ĐCSVN muốn tồn tại phải dựa vào ĐCS trung quốc. ĐCS Liên Xô và đông âu đã sụp đổ rồi. Nếu nghiêng hoàn toàn về phía Mỹ thì khó mà tin được Mỹ sẽ bảo toàn cho chế độ ĐCSVN. Nếu nghiêng về phía trung quốc thì sớm muộn gì Trung Quốc cũng lợi dụng quan hệ hai đảng, hai nhà nước gây áp lực với ĐCSVN nhằm chiếm trọn biển đông. Thực sự, chính sách trung dung hay gọi là ĐU DÂY là con đường duy nhất mà ĐCSVN phải đi. Hôm nay nghiêng về phía Trung Quốc một chút, ngày mai nghiêng về phía Mỹ một chút nhằm cân bằng trong quan hệ MỸ – VIỆT – TRUNG. Nhưng chính này cũng khó có thể giữ lâu được khi mà lợi ích của Mỹ, của Trung quốc có những mâu thuẫn ngày càng lớn thì buộc Việt Nam phải quyết định theo bên nào. Nếu Việt Nam không quyết định được mà vẫn ở thế trung dung thì sẽ dẫn đến thỏa thuận MỸ – TRUNG về lợi ích biển đông. Điều này thì Việt Nam sẽ không còn gì cả và gây ra những hậu quả khó mà lường trước được.

  5. sao bác tbt trọng nói TQ và VN vừa là đồng chí vừa là anh em,rồi cùng chung lý tưởng CSvà cùng nhau xây dựng CNXH kia mà..hay là TQ thương VN nên cho roi cho vọt..

  6. Chỉ có bọn buôn Dân bán Nước mới sợ Trung Cộng bành trướng bá quyền. Còn người dân Việt “thấy giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Bọn Trung Hoa xâm lược chủ quyền Biển Đông trong Vịnh Bắc Bộ, 2 Quần đảo Hoàng – & Trường Sa của VN sẽ bị Thế giới phỉ nhổ và toàn dân tộc VN đứng lên chiến đấu chống bọn Ngoại xâm đến cùng!

  7. Trung Quốc cũng lên tiếng đánh tan hạm đội thái bình dương của Mỹ trong vòng 6 tiếng nếu Mỹ dám khiêu chiến với họ – tuyên bố ( võ mồm ) là việc của họ – làm cho họ thất bại mới là việc của chúng ta .

  8. Thực ra thằng tàu nó đánh ta lúc nào mà chả được. Vì nó mạnh hơn nhưng khi ra quyết định đánh ta thì thằng chóp bu ít nhiều cũng đang đánh cược sinh mệnh chính trị của nó. Nếu việt nam phản công mãnh liệt gây tổn hại lớn cho trung quốc thì nó chắc cũng phải đi. Ông là lãnh đạo không có nghĩa là ông muốn đưa dân tộc ông phiêu lưu gì thì phiêu lưu. Việt nam đối sách với trung quốc còn chưa đủ khôn ngoan.

  9. Dan la nuoc lanh dao la thuyen.nuoc day thuyen nhung nuoc cung lat thuyen.mot khi da chien tranh xay ra thi.anh giet cha .me.vo .con .anh.em cua toi thi toi cung song phang voi anh den hoi tho cuoi cung

  10. Từ trước tới nay mọi cuộc khởi nghĩa , cách mạng đều bắt nguồn từ những thủ lĩnh là nông dân áo vải , họ yêu nước , căm thù quân xâm lược và không có gì để tính toán so đo , chứ chờ đợi triều đình và bọn quan lại thì có làm đc gì đâu !

  11. Hình như những đất nước mang cái “mác” xhcn chỉ còn ba là Trung cộng, Triều Tiên, Việt Nam ? Cu Ba sao rùi ta ? Ủa…cùng là xhcn seo toàn hăm he oánh nhau là sao ta ?!

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here