Trong đơn xin vào học Trường Thuộc Địa Paris (Pháp) năm 1911, lúc đó Hồ Chí Minh có tên là Nguyễn Tất Thành, đã tự viết tay là ông sinh năm 1892.
Trong đơn gia nhập hội Tam Điểm Paris năm 1922, do một người thợ chạm tên là Boulanger giới thiệu, ông Hồ Chí Minh lúc đó lấy tên Nguyễn Ái Quấc (Quốc), tự đề là sinh ngày 15-2-1895. (Jacques Dalloz, “Les Vietnamiens dans la franc-maçonnerie colonial”, Revue française d’Histoire d’Outre-mer, Tam cá nguyệt 3, 1998, Paris: Société Française d’Histoire d’Outre-mer, tr. 105.)
Những năm và ngày sinh nêu trên đều do tự tay ông viết theo từng giai đoạn trong cuộc đời ông ta.
Vậy ngày 19-5 được đảng CSVN ăn mừng hàng năm và gọi đó là ngày sinh của ông Hồ từ đâu raho-chi********
Vấn đề bắt nguồn từ khi ông Hồ Chí Minh ký hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), đặt Việt Nam nằm trong Liên Bang Đông Dương, thuộc Liên Hiệp Pháp.
Theo thỏa ước nầy Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do (état libre), có chính phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp; Việt Nam sẵn sàng tiếp đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa để giải giáp quân đội Nhật.
Ổn định xong tình hình các nơi. Ngày 14-5-1946 đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu, cao ủy Pháp tại Đông Dương, quyết định mở cuộc kinh lý khu vực phía bắc vĩ tuyến 16. D’Argenlieu đến Vạn Tượng (Vientiane, Laos) ngày 17-5-1946, rồi đến Hà Nội chiều ngày 18-5-1946.
Tại Hà Nội, vì D’Argenlieu là cao uỷ Pháp, đại diện của chính phủ Pháp tại Đông Dương (tức là người đứng đầu Liên bang Đông Dương), nên D’Argenlieu đã yêu cầu chính phủ ở Hà Nội phải treo cờ đón tiếp theo nghi thức chính thức.
Lời yêu cầu này đã đưa ông Hồ Chí Minh vào một tình thế khó xử, vì lúc đó tinh thần chống Pháp của dân chúng rất cao. Hơn thế nữa, khi trình diện chính phủ vào ngày 2-9-1945, ông Hồ Chí Minh đã thề chống Pháp đến cùng.
Nguyên văn lời thề cuối cùng trong ba lời thề ngày 2-9 như sau: “Nếu Pháp đến xâm lăng lần nữa thì chúng tôi xin thề: không đi lính cho Pháp, không làm việc cho Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp.”
Nay phải treo cờ để rước quân Pháp trở lại Hà Nội, tức là ông Hồ Chí Minh đã phản lại lời thề trước quốc dân của ông. Tuy nhiên, chỉ cần một mẹo vặt ông Hồ đã giải quyết xong mọi chuyện. Ông ra lệnh tuyên bố treo cờ để mừng ngày sinh nhật 19/5 của ông.
Thế là quốc kỳ (cờ đỏ sao vàng) được treo lên trong ba ngày, từ ngày 18-5 đến hết ngày 20-5. Từ đó cứ ngày 19/5 Hà Nội lại ra lệnh dân chúng mừng ngày sinh nhật giả của ông Hồ Chí Minh.
Nên nhớ, phong tục tập quán của Việt Nam lúc đó không có lệ “mừng sinh nhật”. Trong một bài viết tựa đề “Sài Gòn giải phóng tôi”, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã viết rằng, “Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật.”
Từ đó cứ ngày 19/5 Hà Nội lại ra lệnh dân chúng mừng ngày sinh nhật GIẢ của ông Hồ Chí Minh
Dưới đây là một bài thơ của Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện viết về ngày này khi còn nằm trong tù cộng sản.
Bài thơ “Hôm nay 19-5″
Hôm nay 19-5
Tôi nằm
Toan làm thơ chửi Bác
Vần thơ mới hơi phang phác
Thì tôi thôi
Tôi nghĩ Bác
Chính trị gia sọt rác
Không đáng để tôi
Đổ mồ hôi
Làm thơ
Dù là thơ chửi Bác
Đến thằng Mác
Tổ sư Bác!
Cũng chưa được tôi nguệch ngoạc vài câu!
Thôi hơi đâu
Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác.
Thế rồi tôi đi làm việc khác. Kệ cha Bác!” (1964)
Hon 4 trieu dua con CS cua Thang Ho giong cha y chang : Gian Manh Xao Tra Dam O