Hôm nay 3/5 là Ngày Tự do báo chí thế giới. Nhưng ở Việt Nam, lại có một chính đảng đớn hèn đem nhân quyền quốc gia đổi chác thương mại nhằm bồi lấp sự yếu kém trong điều hành kinh tế. Nhưng sẽ đến một ngày, những cá nhân/ tổ chức này sẽ phải trả giá dưới bóng phủ của Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu.
Tự do ngôn luận và IJAVN bị đánh phá
Tự do ngôn luận và tự do báo chí là các yếu tố hết sức quan trọng đối với sự ổn định, phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời là biểu hiện trực tiếp của quan niệm, chính sách nhân quyền ở quốc gia đó. Mặc dù, Việt Nam Thời Báo (Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – IJAVN) không nằm trong cái gọi là “nguyên tắc gây hại” hay “nguyên tắc xúc phạm” chiếu theo quyền lợi của quốc gia, dân tộc, nhưng IJAVN vẫn là một tổ chức bị chặn, phá rối liên tục, thể hiện đậm nét thông qua những “ứng xử đặc biệt” đối với trang tin Việt Nam Thời Báo.
IJAVN ra đời từ tháng 7 năm 2014, đến nay, tổ chức gắn liền với trang tin Việt Nam Thời Báo, coi đây là một phương tiện thực hành liên tục quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam. Điều đó thể hiện thông qua sự cộng tác tin bài ngày một tăng, với số lượng đa dạng và chất lượng ngày theo tiêu chí chiều sâu,… Bản thân Việt Nam Thời Báo cũng được định hướng theo đúng tiêu chí “độc lập, khách quan và ôn hòa”, những yếu tố này nhằm đảm bảo tin bài sẽ thúc đẩy mạnh mẽ cam kết mà chính quyền Việt Nam đã ký kết (hứa) với quốc tế.
Đáp trả lại, đến nay, Việt Nam Thời Báo vẫn liên tục bị chính quyền và công an Việt Nam tấn công kỹ thuật, lập tường lửa để ngăn chặn quyền tiếp cận thông tin của người, ngay cả khi có sự hỗ trợ “vượt rào” từ tổ chức Phóng viên không biên giới, thì tính chất ngăn chặn thông tin/ nội dung đến với độc giả cũng theo đó tăng vọt lên. Gần đây nhất, email ban biên tập trang tin đã nhận được không ít các file “cộng tác” có đính kèm virus/spyware nhằm mục đích chiếm đoạt thông tin, xâm hại trực tiếp đến Quyền về bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của một công dân/ tổ chức.
Điều đó đã cho thấy rằng, ngoài sự uy hiếp/ đe dọa đối với các thành viên ban điều hành Việt Nam Thời Báo, thì các tổ chức/ cá nhân có dụng ý xấu đã liên tục tìm cách chiếm đoạt, sử dụng các yếu tố kỹ thuật để “đánh sập” trang tin, như cách mà họ đang tiến hành với một vài trang tin lề trái hiếm hoi khác. Các phương thức, thủ đoạn dù ở các mức độ, tần suất khác nhau, thì mục đích chung vẫn là ngăn đi tiếng nói tự do phát ra từ những hội viên/ cộng tác viên Việt Nam Thời Báo.
Thực trạng nêu trên khiến một trong các quyền cơ bản tại Việt Nam đang bị hạn chế/ xâm hại nghiêm trọng. Nó không chỉ tác động ở mức dựng lên các rào cản pháp lý và hành chính để ngăn quyền của các hiệp hội độc lập thuộc khối dân sự độc lập tại Việt Nam mà còn tìm cách “bịt miệng” đối với sự bất đồng chính kiến trong xã hội, trước khi tiến tới vây bắt hoặc cầm tù bởi những điều Luật Hình sự đầy mơ hồ.
Cần nhắc lại, tại Việt Nam, các phương tiện truyền thông – báo chí đều bị cấm quyền sở hữu tư nhân, hàm nghĩa rằng, mọi yếu tố xoay quanh nó đều là “cơ quan phát ngôn của Đảng”. Hàng trăm ngàn trang tin, báo với thiết kế giao diện đẹp mắt, tương tác tốt với người dùng, nhưng vẫn vướng vào vòng kim cô mang tên “chỉ thị kiểm duyệt”, với các chủ đề như các hoạt động nhân quyền, hoạt động chính trị ngoài luồng Cộng sản, phân chia phe phái trong Đảng đều bị hạn chế hoặc cấm đoán. Sự xuất hiện của mạng xã hội với những blogger đã dẫn đến sự tháng 9 năm 2013, khi kiểm duyệt nhà nước tiến hành áp dụng với nhóm phương tiện truyền thông xã hội và các blogger, ít nhất sáu người bị bỏ tù vào năm 2015.
Bịt miệng báo chí và sự đổi chác đớn hèn
Bịt miệng báo chí, cấm cản truyền thông xã hội đã tạo nên một bức tranh sống động về một không gian báo chí một chiều với cái nhìn đầy áp đặt và mị dân thập niên 70-80-90 của thế kỷ 20. Theo đó, vào ngày thứ Sáu – 28/04/2017, Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam đã đăng tải bài viết mô tả, “Người dân đồng tình với kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương”, trọng tâm vẫn là: Việc làm này được sự đồng tình trong Đảng, tất cả cán bộ đảng viên các cấp cũng như trong quần chúng nhân dân, tạo ra một dấu ấn để khẳng định quyết tâm của Trung ương trong việc giải quyết những vấn đề trong nội bộ Đảng, tạo ra sự đồng thuận trong Đảng và sự thống nhất ủng hộ của quần chúng nhân dân.
Đó là cách mà báo chí – truyền thông dưới sự chỉ đạo của nhà nước hiện tại đang tồn tại và phục vụ người dân, nó dễ dàng kết tội cũng như tạo luồng dư luận “đồng tính” để nhắm đến truy sát một cá nhân/ tổ chức nhất định, sau khi bị “trung ương Đảng gật đầu”, mặc dù chưa hề có kết luận liên quan nào của tòa án, và chưa có một cuộc trưng cầu dân ý hay lấy ý kiến ở quy mô khu vực liên quan đến sự việc này.
Trở lại với vấn đề mà Việt Nam Thời Báo (IJAVN) đang đối diện, không ngẫu nhiên mà sự đòi quyền tự do ngôn luận – báo chí của IJAVN đang nhận được sự ủng hộ của độc giả, và xu hướng này càng tăng qua lượt xem bài viết. Không ngẫu nhiên khi nó kéo theo sự sách nhiễu, quấy phá, chặn đánh trang tin từ các thế lực đang tìm cách “độc tôn ngôn luận, báo chí”. Do vậy, Việt Nam hoàn toàn không hề bị oan ức khi mà theo sơ đồ tự do báo chí của tổ chức nhân quyền Freedom House xếp hạng 177/198 quốc gia toàn về về tự do báo chí. Con số đó có nghĩa, nếu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có 40 nước, thì Việt Nam xếp thứ 37, chỉ trên Lào, Trung Quốc và Bắc Hàn, và tất nhiên Myanmar hay Campuchia đều trên đầu Hà Nội cả. Để làm nên thành tích này, chính quyền Hà Nội tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, nghiêm khắc với truyền thông, bao hàm đàn áp báo chí độc lập, báo mạng online. Vì thế, Việt Nam mãi là “quốc gia có nền truyền thông tồi tệ”, như cách mà bà Jennifer Dunham, Giám đốc nghiên cứu về tự do báo chí thế giới trong tổ chức Freedom House, khẳng định.
Dù vậy, với thực trạng kinh tế bi đát như hiện nay, đây sẽ không còn là một cuộc chơi đơn điệu mà Hà Nội có thể vừa đá bóng, vừa thổi còi. Vay nợ và đòi hỏi viện trợ từ quốc tế (đặc biệt là Liên minh EU) là một con đường khó mà từ bỏ đối với nhà cầm quyền, buộc Hà Nội cần phải “ngoan” hơn trong việc đảm bảo thực thi cam kết nhân quyền quốc tế, đồng nghĩa tôn trọng quyền tự do báo chí hơn, cũng như dỡ những rào cản đối với các trang tin độc lập như Việt Nam Thời Báo.
Hẳn nhiên, một chính đảng mà đem nhân quyền một quốc gia ra đổi chác thương mại để bồi lấp sự yếu kém trong điều hành kinh tế vẫn là một chính đảng hèn. Đến một lúc nào đó, những cá nhân/ tổ chức hèn hạ này sẽ phải trả giá dưới bóng phủ của Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu.
Dư lông lồn nè đón ko
Khiêm Võ lông lồn về nhét vào mõm chồng với con gái mày, cho nó tắt thở chết luôn đi, rồi mày tai nạn chết theo nhé.