Chuyên gia Mỹ đề xuất 3 bước nhằm ngăn chặn Trung Quốc chiếm Biển Đông

Theo National Review - Mai Lan (ĐKN-VN)

Chuyên gia Arthur Herman, Viện Hudson , đề xuất chính quyền Tổng thống Trump thực hiện 3 bước nhằm ngăn chặn Trung Quốc chiếm Biển Đông
- Quảng Cáo -

Mỹ cần làm gì để ngăn chặn Trung Quốc chiếm Biển Đông?

BIỂN ĐÔNG (ĐKN-VN) – Trung Quốc đang gia tăng hoạt động quân sự trên Biển Đông và giới quan sát hy vọng Mỹ sẽ chặn đứng tham vọng này nhằm đảm bảo tự do hàng hải cho tuyến đường thủy quan trọng của thế giới.

Tháng 12 năm ngoái, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết Bắc Kinh đã lắp đặt các súng ống máy bay và hệ thống vũ khí đánh gần trên quần đảo Trường Sa.

Đầu tháng 2, cũng cơ quan này đã công bố các bức ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động gia tăng quân sự của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa. Bắc Kinh hiện đã chiếm 20 tiền đồn ở Hoàng Sa, lắp đặt các thiết bị quân sự trên 8 hòn đảo. AMTI nhận định khả năng Trung Quốc đang chuẩn bị trang bị tiếp cho các hòn đảo khác trong khu vực.

Trung Quốc cũng sắp xây xong hàng chục công trình có mái che khác mà khả năng dùng để chứa các tên lửa đất đối không, theo báo cáo cách đây vài ngày từ hãng tin Reuters.

- Quảng Cáo -

Các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông đã được tiên đoán trước, câu hỏi quan trọng hiện giờ là chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể làm gì để ngăn chặn Trung Quốc, theo ông Arthur Herman, một thành viên cao cấp tại Viện Hudson (Mỹ).

Trong một bài viết đăng trên National Review, ông Herman đề xuất 3 bước thực hiện cho chính quyền mới của Tổng thống Trump.

Thứ nhất, ông cho rằng Mỹ cần tuyên bố bác bỏ vùng ADIZ Trung Quốc trên Biển Đông.

Ông Herman cho rằng việc Trung Quốc xây dựng các cấu trúc chứa tên lửa đất đối là bước cuối cùng nhằm tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) để giám sát và kiểm soát máy bay nước ngoài bay vào không phận này. Điều này đã xảy ra với Biển Hoa Đông, và Mỹ đã phản đối.

“Chúng ta cần tuyên bố công khai rằng chúng ta cũng sẽ không công nhận vùng ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông, và rằng chúng ta và các nước khác sẽ tự do bay trên quần đảo Trường Sa và Biển Đông như chúng ta vẫn thường làm.”, ông viết trong bài phân tích đăng ngày 23/2 trên National Review.

Thứ 2, ông cho rằng Mỹ nên triệu tập một hội nghị quốc tế với các quốc gia giáp Biển Đông, bao gồm 5 bên tranh chấp khác (bao gồm Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei) cùng với Úc và Nhật Bản, để thảo luận về Biển Đông, một vấn đề mà ông cho là đã đạt tới mức khủng hoảng và cần có phản ứng đa phương.

Thứ 3, ông Herman cho rằng cần nhìn nhận Đài Loan là đòn bẩy quan trọng của Mỹ đối với chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông. Dù Tổng thống Trump đồng ý tôn trọng chính sách “một Trung Quốc”, Mỹ vẫn có thể áp dụng cách diễn giải cởi mở về chính sách này trong mối quan hệ với Đài Loan, ông cho biết.

Mỹ cũng cần cân nhắc tổ chức một chuyến thăm Đài Loan của Tư lệnh Thái Bình Dương Harry Harris, một người “hiểu quá rõ Trung Quốc là mối đe dọa đang lớn dần”, ông Herman nhận định. Tháng 12 năm ngoái, Đô đốc Harris đã tuyên bố tại Úc rằng Mỹ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông.

Một điều dễ hiểu là Đài Bắc lo lắng về bất cứ điều gì có thể kích động Bắc Kinh, và việc xử lý mối quan hệ Hoa Kỳ – Đài Loan cần phải thận trọng, ông Herman lưu ý.

Nhưng ông cho rằng Đài Loan cũng có lợi ích trong cuộc chiến về tương lai của Biển Đông, và có thể là một đồng minh quan trọng của Mỹ nhằm hạn chế Trung Quốc thao túng tuyến đường thủy quan trọng của thế giới.

Đại Thống tướng Douglas MacArthur từng có lời mô tả nổi tiếng rằng “Đài Loan là tàu sân bay không thể chìm” ở khu vực Thái Bình Dương. Nó cũng có thể là “điểm tựa không thể chìm” của Mỹ khi đối phó với Trung Quốc, ngay bây giờ và trong tương lai, ông Herman nhận định.

Theo National Review – Mai Lan (ĐKN-VN)

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here