2. Mục tiêu đấu tranh – khác biệt giữa ngắn hạn và dài hạn:
Hầu hết những phong trào đấu tranh của người Việt thời gian qua đều khá mơ hồ về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, dẫn tới các giải pháp hoặc là khá xa rời thực tiễn hoặc là không mấy hiệu quả.
Đại loại hầu hết các nhà đấu tranh dân chủ đều đặt mục tiêu lật đổ chế độ độc tài cộng sản và xây dựng nền chính trị tam quyền phân lập với nền bầu cử tự do và quyền tự do ngôn luận như mô hình của các xã hội tiến bộ phương Tây.
Đây là một mục tiêu không có gì sai nhưng nó chỉ gần với giới trí thức và rất xa lạ với phần còn lại. Đồng thời nói tới sự lật đổ thường khiến người ta hình dung tới chiến tranh và khó có được sự thiện cảm ngay từ đầu của đại bộ phận người dân vốn luôn sợ hãi chiến tranh và khao khát yên bình.
Một mục tiêu quá xa và một khẩu hiệu quá mạnh chỉ dẫn tới xa rời thực tại và thất bại trong việc quy tụ đông đảo con người. Cần xác định lại những mục tiêu phù hợp cho các phong trào đấu tranh vì có mục tiêu đúng thì mới có giải pháp đúng.
Trong giai đoạn trước mắt, các phong trào đấu tranh cần xác định rõ đâu là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Tôi cho rằng đấu tranh cho một xã hội tiến bộ nhất thiết phải dựa vào những bước đi liên tiếp phù hợp với tình hình thực tiễn và do đó các mục tiêu đấu tranh phải dựa trên những yếu tố có thể thu hút được nhiều người nhất, gây được sự hưởng ứng xã hội rộng nhất, từ đó tạo thành sức mạnh buộc chế độ phải có những thỏa hiệp và nhượng bộ, tạo tiền đề cho một xã hội tiến bộ ở Việt Nam.
Cụ thể:
– Tập trung vào khẩu hiệu đấu tranh chống nạn lạm dụng quyền lực của bộ máy chính quyền. Đó là tình trạng bắt người trái phép, nạn cấu kết cướp đất đai của hệ thống công quyền ở khắp các địa phương, tình trạng tra tấn và lạm dụng nhục hình của bộ máy công an… Lỗi hệ thống của chế độ khiến những tệ nạn này ngày càng tăng theo thời gian và đó là một trong những thứ dễ thu hút sự hưởng ứng của đại bộ phận xã hội.
– Tập trung vào khẩu hiệu đấu tranh chống tham nhũng, vận động người dân thu thập bằng chứng bằng video clip, bằng hình ảnh và mọi hình thức có thể về các hành vi ăn hối lộ của bộ máy công quyền và chia sẻ chúng trên mạng truyền thông xã hội.
Điều này sẽ buộc chính quyền phải hành động ở mức độ này hay mức độ khác, nhưng điều quan trọng nhất là nó sẽ khiến ngày càng nhiều người nhận thức rõ về tình trạng tội phạm hoá vô phương cứu chữa của hệ thống chính quyền, từ đó tạo sức mạnh đồng thuận xã hội cho các mục tiêu đấu tranh xa hơn.
– Tập trung vào đấu tranh với những bất cập trong quản trị xã hội của chế độ, ví dụ việc chính quyền bất lực với nạn thực phẩm độc tràn lan đang giết hại từ từ người Việt; việc để hàng giả, hàng chất lượng kém nhập lậu từ Trung Quốc tàn phá đất nước Việt Nam; việc để mặc cho người TQ tự do đi lại, tự do nhập cảnh trái phép, tự do tiến hành các hoạt động thương mại phá hoại đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản và hàng tiêu dùng trên khắp đất nước Việt Nam… Đó đều là những thứ mà người Việt đang tận mắt chứng kiến và bức xúc đến cùng cực.
– Tập trung đấu tranh với những hành động yếu kém của chế độ trong bảo vệ chủ quyền quốc gia: Những chính sách thân thiện của chế độ cộng sản Việt Nam với Trung Quốc trong lúc nền kinh tế ngày một lệ thuộc nặng nề, chủ quyền biển ngày một teo tóp dần và ngư dân bị bỏ mặc cho sự khủng bố có hệ thống của Trung Quốc trên các vùng biển Việt Nam mà hoàn toàn không có sự bảo vệ của chính quyền.
– Tập trung đấu tranh đòi chế độ phải ban hành luật biểu tình trong một lộ trình 1 năm. Quyền biểu tình có trong mọi bản hiến pháp của Việt Nam, nhưng tính từ năm 1946 đến nay đã 71 năm, hoặc chỉ tính từ năm 1975 cho đến nay thì đã tròn 42 năm chế độ tìm mọi cách tước quyền biểu tình của người dân khi trì hoãn ban hành luật biểu tình dù đất nước đã thống nhất ngót nửa thế kỷ.
Tuyên truyền rõ điều này cho càng nhiều người càng tốt để tạo sức mạnh đồng thuận xã hội và làm rõ tính hủ bại của chế độ cầm quyền trong việc kìm kẹp đất nước. Chỉ ra đây là một nguyên nhân cốt lõi dẫn đến nạn lạm dụng quyền lực ở Việt Nam và người dân đang bị tước một công cụ đấu tranh cơ bản nhất, chính đáng nhất và văn minh nhất là quyền biểu tình trước các bất cập xã hội.
– Tập trung đòi sửa đổi và/hoặc xoá bỏ các điều luật phản văn minh mà chế độ vẫn đang dùng để bỏ tù mọi trí thức đấu tranh: Ví dụ điều 258, điều 88 bộ luật hình sự, theo đó họ có thể bỏ tù con người khi họ không có hành động gì khác ngoài việc thực hiện quyền tự do ngôn luận.
– Tập trung đấu tranh đòi tự do tôn giáo vì xét ở bối cảnh hiện tại, các tổ chức tôn giáo rất có lợi thế trong việc tập hợp con người và có thể làm hạt nhân cho những mục tiêu đấu tranh đã liệt kê ở trên.
(Xem tiếp trang 4)
Có đến đích cũng vậy thôi một phe mà