Một trò đểu cáng của Trọng lại diễn lại, đó là cho mớm bóng cho dư luận tạo bức xúc. Từ đó dùng uỷ ban kiểm tra trung ương vào cuộc xử lý. Khi dư luận đang bức xúc thì bất kể đúng sai thế nào, đảng đã ra tay là kẻ không có tội cũng thành có tội.
Trọng đã thành công như vậy trong vụ để Tư Sang làm đơn sẵn đưa cho Trịnh Văn Lâu viết đơn tố cáo Nguyễn Tấn Dũng, địa chỉ gửi đến cho Trọng và Bộ Chính Trị.
Ông Trịnh Văn Lâu ở thời điểm viết đơn tố cáo Nguyễn Tấn Dũng, ông đã gần 90 tuổi. Nhiều quan chức cao tuổi khác khi về hưu một là xa lánh chính sự vui thú tuổi già với tài sản tham nhũng được hoặc với chế độ đãi ngộ cao, hai là đã tham gia bàn chính sự thì thường bàn thường xuyên. Tức có hai loại quan chức về hưu, một loại về là tắt hẳn im tiếng. Một loại về rồi những vẫn thích tham gia bàn bạc, trả lời phỏng vấn, thư từ, ý kiến.
Tiêu biểu loại 1 là Thánh Gióng về trời ông Nguyễn Minh Triết, về là im bẵng luôn. Hoặc về Làm Người Tử Tế như Nguyễn Tấn Dũng cũng im bặt như vậy. Loại 2 là dạng như Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười về rồi những vẫn thích đi đây đi đó, bàn nọ, góp ý kia.
Trịnh Văn Lâu về hưu đến mấy chục năm không ý kiền gì về chuyện chính sự, bỗng nhiên ở tuổi gần 90 ông ta đâm lá đơn gây động trời với nhiều tình tiết li kỳ. Sau lá đơn động trời tố cáo Nguyễn Tấn Dũng ấy. Trịnh Văn Lâu lại im bặt. Đấy là một điểm rất đặc biệt mà lúc sôi động ít người nhận ra.
Ông Trịnh Văn Lâu và Trương Tấn Sang cùng là cựu tù Côn Đảo. Khi Sang vào tù Côn Đảo thì Trịnh Văn Lâu tức Tư Cẩn đang làm trùm chi bộ đảng ở đó. Nhóm tù Côn Đảo sau này thường xuyên liên lạc với nhau, nhất là khi Tư Sang lên làm chủ tịch nước. Tư Sang đã bàn với Nguyễn Phú Trọng để viết một lá đơn sẵn, đưa cho Tư Cẩn, tức Trịnh Văn Lâu, ký và gửi cho Trọng đồng thời tung lên mạng ở trang Ba Sàm ( lúc này anh Ba Sàm đã bị bắt và Đinh Ngọc Thu ở bên Mỹ quản lý trang này).
Lá đơn ở dạng văn bản đánh máy in. Liệu một ông già 90 tuổi có thể sử dụng máy tính để đánh văn bản và in ra không.? Cái đó có thể có với ông nhạc sĩ Tô Hải, chứ với loại quan chức chế độ cộng sản như Trịnh Văn Lâu cả đời không chạm đến chiếc máy tính chắc chắn không soạn được một văn bản in như thế.
Hài nhất là đoạn ông Tư Cẩn tả Trầm Bê dắt người nhà của ông vào kho đồ quý và nói người nhà ông Lâu thích lấy cái gì thì lấy. Trầm Bê là người Khơ Me, nói tiếng Việt còn không trôi chảy bỗng nhiên lại trở thành một nhà thuyết khách chính trị cho Nguyễn Tấn Dũng.
Lá đơn ấy chỉ là chiêu trò của Trọng và Sang, mớm cho dư luận chú ý. Gây nên um xùm kiểm tra, thanh tra cho đối thủ tự nhiên phải sa vào thế bất lợi. Thường thì dân miền Nam không chơi những trò thủ đoạn như dân miền Bắc. Tư Sang là một ngoại lệ so với các cán bộ, lãnh đạo người miền Nam, có lẽ bởi ông Sang có gốc gác quê quán ở Hà Tĩnh nên khác với những anh Hai Nam Bộ như Triết, Kiệt…
Bây giờ trở lại với vụ bà Hồ Thị Thoa, thứ trưởng bộ Công thương đang được báo chí đồn ầm về khối tài sản 700 tỷ đồng.
Năm 2013 tổng tài sản Điện Quang là hơn 1600 tỷ, tổng nợ là hơn 800 tỷ, đến năm 2016 tổng tài sản vẫn hơn 1600 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả chỉ có hơn 400 tỷ đồng. Sau ba năm tài sản của Điện Quang vẫn được giữ nguyên và số nợ phải trả giảm đến một nửa.
Báo chí làm ngơ không nhắc đến những thành tựu của Điện Quang, tờ VTC chỉ trích lợi nhuận gần đây của Điện Quang bập bùng, một quý lãi 75 tỷ, quý sau lãi 35, rồi quý sau lãi 71 tỷ. Lúc lãi hơn, lúc lãi kém như vậy là chuyện thường tình trong kinh doanh, đâu phải là tội. Thế nhưng báo chí mập mờ liệt kê như có tội của gia đình bà Thoa trong việc lãi ít lãi nhiều đó là một sự bất công.
Khi Điện Quang cổ phần hoá, nợ nần be bét, giá trị thấp. Gia đình nhà bà Thoa đã phải đầu tư tiền để vực Điện Quang dậy và tham gia quản lý. Từ đó Điện Quang mới có thành công giảm đến nửa số nợ như bây giờ. Nhờ giảm được khoản nợ này mà giá trị cổ phiếu tăng trên thị trường chứng khoán.
Công ty cổ phần Điện Quang một nửa số cổ phiếu là của nhà nước sở hữu, gần một nửa còn lại do gia đình nhà bà Thoa đầu tư nắm giữ. Chỉ một phần trôi nổi trên thị trường, vì thế giá cổ phiếu cao. Nếu như gia đình bà Thoa ngay lập tức bán tống bán tháo số cổ phiếu này ra thị trường, liệu giá trị cổ phiếu của Điện Quang có giữ nổi nguyên như hôm nay hay không?
Gần 700 tỷ của gia đình nhà bà Thoa nêu thực ra chỉ là giá trị cổ phiếu tính theo thời điểm bây giờ. Giả dụ nếu như gia đình nhà bà Thoa đưa ra lời thách đố với báo chí, nhà nước, nếu ai bỏ ra 700 tỷ để mua hết số cổ phiếu của nhà bà. Thì gia đinh bà sẽ xin nộp 400 tỷ vào làm từ thiện và 100 tỷ lại quả cho người mua. Liệu ai là người sẽ đứng dám ra mua tất số cổ phiếu đó.?
Nguyễn Phú Trọng đang giật dây chỉ đạo báo chí tấn công Hồ Thị Thoa nhằm mục đich gì? Trả thù việc bổ nhiêm Trịnh Xuân Thanh chăng. Bà Thoa trước sau cũng về hưu không có cửa đi tiếp lên trên nữa. Việc trả thù để ngăn chặn bước tiến của bà Thoa là việc không cần thiết. Việc nhằm vào tài sản bà Thoa để quy tội hình sự cũng không đủ chứng cứ, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng khẳng định việc góp vốn đầu tư của gia đình bà Thoa là không sai. Bộ Công Thương cũng đã thực hiện kê khai tài sản đầy đủ.
Có lẽ đây là một âm mưu thâm hiểm của Nguyễn Phú Trọng đang thực hiện, nó có liên quan đến việc Nguyễn Phú Trọng đang trấn áp Nguyễn Văn Bình mới đây. Một thủ đoạn “Giết Gà Doạ Khỉ”, sẽ được nói thêm ở phần sau.
Đã là đảng viên cấp cao thì đảm bảo không có kẻ nào là không có tội.
nếu các đảng viên CS vừa là thứ trưởng như bà này mà làm ăn chân chính trong sạch thì như nói con đĩ còn trinh .nếu các doanh nghiêp mà làm ăn chân chính góp phần xây dựng nước nhà thì nước VN không ngheò nàn lạc hậu như bây giờ
Tại sao lại là bộ công thương mà ko phải bộ nào khác nhở
Đây là Ta tự đánh vào Ta..ka..ka..
Lẳng lặng mà nghe tụi nó chửi nhau.
700 tỷ không nhiều so với các đảng viên khác !!!
Tự diễn biến là đây