Cuộc chiến Hoàng Sa 1974

Luật sư Lê Luân - Fb. Luân Lê

- Quảng Cáo -

Lịch sử đấu tranh không bao giờ phụ thuộc vào chế độ hoặc thể chế một nhà nước. Chỉ cần chiến đấu cho tổ quốc và gìn giữ bờ cõi lãnh thổ thì đó đều là những anh hùng dân tộc phải được ghi nhớ và tôn vinh.

Những nhà nước Phong kiến dù có hà khắc với dân chúng, gây ra oán than và lầm lạc cho xã hội. Nhưng khi tổ quốc bị xâm lăng thì tất cả người dân hay vua quan đều đồng lòng đánh giặc để gìn giữ quê hương.

Vậy thì, chế độ Việt Nam Cộng Hoà, hay chế độ Cộng sản, thì đều là người Việt Nam ta cả. Chỉ cần họ yêu nước và chiến đấu bảo vệ tổ quốc Việt Nam thì đều là những hy sinh cho đất nước này lành lặn.

Nếu không thể ghi ơn và tôn vinh người Việt Nam chỉ vì không đồng nhất về thể chế thì bên ngoài họ sẽ khinh bỉ chúng ta, sẽ coi thường và dễ dàng chia cắt đất nước chúng ta, làm người dân ly tán và mâu thuẫn sâu sắc thêm hơn. Thế thì tổ quốc này, sẽ sớm muộn bị suy vong vì chính những con người trong nội quốc chúng ta, họ sẽ lợi dụng chúng ta để khoét sâu vào những khác biệt thế hệ. Lòng căm thù chỉ đem lại bạo loạn chứ không thể khiến quốc gia lớn mạnh hơn lên.

- Quảng Cáo -

Đừng vì vị trí chiếm lĩnh trong một giai đoạn lịch sử mà phủ nhận hoặc viết sai lịch sử. Điều đó không khác gì hành vi xoá bỏ cội rễ và nguồn gốc dân tộc, cũng chẳng khác nào hành vi bán nước.

Ngày 19.01.1974, 75 chiến sỹ VNCH đã dũng cảm hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa thân yêu trong tinh thần lạc quan đến kiệt cùng. Họ nói, đánh với Việt cộng chỉ là đánh chơi thôi, còn đánh với Trung Quốc mới là đánh thật vì chúng là kẻ xâm lăng ngoại quốc. Họ hy sinh vì bảo vệ tổ quốc. Nên chẳng có gì đáng trách và hổ thẹn hơn việc cố tình lãng quên họ và còn ngăn cản người dân tưởng nhớ công lao của họ dành cho mảnh đất quê hương này.

Lịch sử không cần tô vẽ, không cần phô bày, chỉ cần được giữ đúng với những gì nó đã xảy ra, tất thảy còn lại thuộc về tri tâm của nhân dân quốc gia và các thế hệ.

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here