Phiếm luận về Cờ Lờ Mờ Vờ!

Phạm Minh Hoàng - tinmungchonguoingheo's website

Nguyễn Xuân Phúc: Cờ Lờ Mờ Vờ & Cờ Lờ Vờ
Nguyễn Xuân Phúc
- Quảng Cáo -

K ể từ ngày ông Thủ Tướng Phúc ê a đánh vần bảy chữ CLMV-CLV, cộng đồng mạng bỗng dưng dậy sóng. Phần lớn bà con đều kinh hoàng với cách phát âm khôi hài này. Báo chí chính thống thì ngậm hột thị, có lẽ họ cũng thấy cái gì đấy không chỉnh cho lắm, nhưng không dám lên tiếng.

“Cái gì đấy không chỉnh” có lẽ mọi người bây giờ đã biết. Nó đến từ sự lầm lẫn giữa cách dùng tên của chữ cái và cách phát âm của nó. Trong một video quay trực tiếp, anh Nguyễn Chí Tuyến cũng là một nhà đấu tranh cho dân chủ đã trình bày rõ về vấn đề này. Tôi xin được tóm lại như sau: Trong tiếng Việt, mỗi chữ cái gồm có một cái TÊN và một cách PHIÊN ÂM. Chẳng hạn chữ B có tên là BÊ và phiên âm là BỜ, chữ C có tên là XÊ và phiên âm là CỜ. Khi nói tắt (chứ không phải viết tắt) ngày xưa người ta dùng TÊN, chẳng hạn a, bê, xê (A,B,C) và bây giờ người ta dùng phiên âm a, bờ, cờ.

Vấn đề sử dụng phiên âm thực ra đã được nêu lên từ rất lâu, và bởi những người có thẩm quyền nhưng cho đến nay cũng chưa thống nhất. Trên tờ Tuổi Trẻ tháng 5/2010, ông Lê Tiến Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT cho biết: (xin trích) “Trường hợp sử dụng cách gọi a, bê, xê hay a, bờ, cờ cũng phải xem xét từ thực tiễn dạy học. Việc sử dụng việc dạy ghép vần cho học sinh lớp 1, để trẻ dễ hiểu, dễ học, các nhà giáo dục đã lựa chọn cách gọi tên “a, bờ, cờ” . Chẳng hạn trẻ ghép “bờ e be sắc bé” sẽ đơn giản hơn nhiều so với “bê e be sắc bé”, hay sẽ ghép vần “cờ o co huyền cò” chứ không thể “xê o co huyền cò”…”

“Cá nhân tôi ủng hộ vì đó là con đường nhanh nhất giúp trẻ ghép vần. Cách phát âm a, bờ, cờ chỉ sử dụng khi ghép vần để trẻ biết đọc tiếng Việt. Còn trong những trường hợp khác, kể cả ở lớp 1, vẫn sử dụng cách đọc a, bê, xê để đọc bảng chữ cái.” (hết trích)

Em tập đánh vần
Em tập đánh vần
- Quảng Cáo -

Vậy thì đã rõ, cách phát âm a, bờ, cờ chỉ được dùng trong lớp 1, nghĩa là khi các em học đánh vần. Xong giai đoạn này, các em sẽ dùng a bê xê. Cụ thể là cho tam giác a bê xê chứ không phải a bờ cờ, Nước Việt Nam đọc tắt là “vê en” chứ không phải vờ nờ. Không có gì phải lăn tăn. Vậy mà ông thủ tướng lại văng ra cờ lờ mờ vờ ! Nghe nó kỳ kỳ thế nào ấy. Xấu miệng thì nói ông chưa xong lớp 1, tốt miệng thì đổ lỗi cho thằng đánh máy (lại thằng đánh máy !)

Trong bài này tôi xin mở rộng câu chuyện sang những vấn đề có liên quan đến ngôn ngữ và giáo dục đã được đề cập trên báo Tuổi Trẻ tháng 9/2008. Đó là vấn đề sử dụng phiên âm và những hệ lụy của nó.

Từ lâu lắm rồi và cho tới nay, trong sách giáo khoa học sinh vẫn còn phải học cách viết tên riêng người (hoặc địa danh) nước ngoài theo cách phiên âm. Cách này như sau: Khi viết tên người, tên địa lý nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

– Tên người: Lép Tôn-xtôi, Tô-mát Ê-đi-xơn.
– Tên địa lý: Hi-ma-lay-a, Đa-nuýp, Lốt Ăng-giơ-lét, Niu Di-lân, Công-gô”.

Cách viết tên riêng người (hoặc địa danh) nước ngoài theo phiên âm đã gây ra những tai hại như sau:

– Học sinh không biết được tên thật nên sẽ có những kiến thức sẽ sai lạc và lúng túng khi làm việc trong thời đại Internet. Cho dù ngày nay Google rất thông minh, đánh “Lốt Ăng-giơ-lét” nó sẽ tìm ra ngay là Los Angeles. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp đặc biệt vì Los Angeles quá nổi tiếng. Bằng chứng là nếu đánh “Can sat Xiti” (Kansas City) thì Google đầu hàng ngay, cho dù thành phố này cũng khá nổi tiếng, chứ nếu chúng ta đánh một địa danh của Burundi hay Samoa thì Google bó tay chấm com tức khắc.

– Nếu thầy cô và học sinh gặp tên riêng người (hoặc địa danh) nước ngoài không được học trong sách giáo khoa sẽ viết sao đây? Chẳng lẽ bịa ra một tên theo cách phiên âm chủ quan của mỗi người (mà tên thật thì không thể bịa được).
Theo ý kiến cá nhân, cách viết tên riêng người (hoặc địa danh) nước ngoài đúng nhất là:

– viết tên thật trong ngôn ngữ của quốc tịch người đó. Ví dụ: Thomas Edison (Mỹ), Praha (Cộng hòa Tiệp)

– trong trường hợp nước đó không dùng mẫu tự la-tinh hoặc có dùng mẫu tự la-tinh nhưng quá phức tạp, thì tạm dùng các ngôn ngữ phổ biến như Anh, Pháp để thay thế. Thí dụ : thủ đô Trung quốc sẽ là Beijing (theo tiếng Anh) hoặc Pékin (theo tiếng Pháp), Ulaanbaatar (thủ đô Mông Cổ theo tiếng Anh), Myanmar (thay vì Naingngandaw), Copernic (nhà thiên văn Ba Lan, tiếng chính xác là Copernicus).

– và sau cùng, nếu chúng ta đã quá quen với các phiên âm sang tiếng Việt thì sử dụng luôn cho tiện. Đó thường là trường hợp các địa danh như Thành Đô (thay vì Chéngdu), Thụy Điển (thay vì Sverige), Úc (thay vì Australia)…

Việt Nam ngày một hội nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế trên mọi phương diện, nên việc sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh là một chuyện rất dễ dàng và bình thường, nên chúng ta cũng cần thoải mái trong việc sử dụng ngoại ngữ để trao đổi và không nên cứng nhắc trong việc phiên âm kiểu Giọt Bu-shờ (George Bush), Sicagâu (Chicago) hay Uôn-cắp (World Cup)

Và quan trọng nhất là phải bỏ ngay cái Cờ Lờ Mờ Vờ!

- Quảng Cáo -

29 CÁC GÓP Ý

  1. Thằng F..ck dốt nát, ngu đần thì đã thấy từ lâu. Vậy tại sao cử tọa lại vỗ tay ào ào. Vậy cử tọa củng là bọn vô học cả sao. Đúng là cá mè một lứa.

  2. Lúc đầu tôi cứ tưởng ông TT không biết các cụm từ ấy là cái gì, nhưng sau khi xem các buổi nói chuyện với các doanh nghiệp thấy ông cũng nói thế. Thì ra ông biết nhưng nói một cách khôi hài theo cách người Quảng vậy đó. Tuy nhiên TT cũng nên ‘rút kinh nghiệm’ vì phát biểu trước đông đảo khách QT như vậy là không ổn. Thông dịch viên biết dịch thế nào đây!

  3. Ngày xưa thắng thực dân nó sinh ra cái chử này nó đặt tên ký tự và cảch phát ký tự giống nhau. Mình đánh đổ nó rồi mình lấy cái hay bỏ cái dỡ hơi của nó đi . tên ký tự mặc kệ mày tao phải phát âm khác chứ. Chỉ tội ký tự a không thể thay có cách phát âm khác nên mới ra nông nổi này. Nói tóm lại ” Chung quy cũng tại vua Hùng…. “

  4. Tôi nghỉ. Phát âm (cờ, lờ, mờ, vờ…)đơn giản Chỉ nghe nội dung của câu văn trước, sau là ta có thể hiểu ông Phúc đã nói gì rồi? Nhưng do trình độ học vấn…và sự chuẩn bị của ông bài phát biểu chưa được xem qua, và bài văn này tôi chắc là ko phải ổng soạn, vì nếu Chính mình viết ra dù cho có viết tắt đi nữa tôi vẫn biết mà đọc… Thật tội nghiệp cho đất nước VN.

  5. Tôi nghỉ. Phát âm (cờ, lờ, mờ, vờ…)đơn giản Chỉ nghe nội dung của câu văn trước, sau là ta có thể hiểu ông Phúc đã nói gì rồi? Nhưng do trình độ học vấn…và sự chuẩn bị của ông bài phát biểu chưa được xem qua, và bài văn này tôi chắc là ko phải ổng soạn, vì nếu Chính mình viết ra dù cho có viết tắt đi nữa tôi vẫn biết mà đọc… Thật tội nghiệp cho đất nước VN.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here