Hủy hoại môi trường là hành vi phạm tội theo luật Việt Nam
Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (lẽ ra đã có hiệu lực từ 1/7/2016, nhưng bị Quốc Hội quyết định tạm hoãn vì có quá nhiều sai sót và tới nay chưa biết khi nào mới có hiệu lực) thì hành vi gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại nguồn lợi thủy sản bị xác định là “tội phạm” – quy định tại các điều 235 và 242.
Theo đó, có thể thấy hành vi xả thải của Formosa gần như chắc chắn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, do Bộ luật hình sự 2015 chưa có hiệu lực và nguyên tắc không hồi tố đối với những hành vi có dấu hiệu phạm tội trước thời điểm luật có hiệu lực, nên hành vi hủy hoại môi trường của Formosa do diễn ra trước thời điểm 1/7/2016 và/hoặc thời điểm luật mới có hiệu lực – đã “thoát tội” một cách hết sức … may mắn, nhờ luật bị hoãn!
Dưới đây là quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (chưa có hiệu lực).
Chương XIX
CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG
Điều 235. Tội gây ô nhiễm môi trường
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam;
b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;
c) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 lần đến dưới 04 lần;
d) Xả ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;
đ) Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên;
e) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 200.000 kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam;
g) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
h) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 02 lần đến dưới 04 lần.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật 5.000 kilôgam trở lên;
b) Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày trở lên nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;
c) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật 04 lần trở lên;
d) Xả ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải trở lên có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;
đ) Thải ra môi trường 500.000 mét khối (m3)/giờ trở lên bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;
e) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật 500.000 kilôgam trở lên;
g) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
h) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định 04 lần trở lên.
Khi mà Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) thụ lý và xét xử tội phạm môi trường thì đám quan chức nhận hối lộ để thông qua dự án gây tác hại, thông đồng thả lỏng việc kiểm soát tác hại môi trường lúc dự án đã thành hình, v.v… không thể trốn vào thằng “đúng quy trình”, lỗi cơ chế được.
hủy hoại môi trường là tận diệt muôn loài .ác còn hơn bọn pôn pốt
Qua da
Xet xu le lên toa an oi.keo vai thang cs no lai tâu thoat thi kho lam.ôi nhuc Vl
Thật hồ đồ và nực cười, sao mà giống vụ Ukraina truy tố một loạt lãnh đạo của liên bang Nga. Một trò vấy bẩn chính trị hù doạ trẻ con.
nói hoài có thấy xét xử gì đâu
Cuộc chiến dai dẵn giửa cái thiện và cái ác sẽ kết thúc ở LaHay Hà Lan
Hi vọng trên đời này còn công bằng.
Roi day se su VN da bào su o nhiem bien dong cua thé gioi và VN se bi phat rat nang.
Toà án qt vô Việt Nam! Làm không hết việc