Một báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện luật phòng chống tham nhũng của thanh tra chính phủ phải thừa nhận hơn 92% số tiền tham nhũng bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được. Chẳng hạn vụ án tham nhũng tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) theo quyết định của bản án, bị cáo Dương Chí Dũng phải bồi thường cho Vinalines số tiền là 110 tỷ đồng, nhưng cơ quan thi hành án mới xử lý tài sản kê biên và thu được hơn 14 tỉ đồng.
Hay vụ Huỳnh Thị Huyền Như với số tiền phải thi hành án là gần 14,000 tỉ đồng nhưng ước tính sơ bộ, tài sản kê biên, phong tỏa để bảo đảm thi hành án chỉ khoảng hơn 500 tỉ đồng. Đây chỉ là 2 trong số nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn khó có khả năng thu hồi tài sản.
Cho tới nay, “tham nhũng vẫn ổn định”- nói theo một khái niệm mà Tổng Thanh Tra Chính Phủ Huỳnh Phong Tranh đã phát ra vào năm 2015. Cứ nhìn vào hiện tượng gần một triệu cán bộ kê khai tài sản trên toàn quốc, mà chỉ phát hiện có năm trường hợp “kê khai không trung thực” là đủ biết mật độ tham nhũng và bao che tham nhũng dày đặc đến thế nào. Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng cũng quá thấp. Chẳng hạn như ở Sài Gòn, chỉ thu hồi được 5 tỷ trong số 2,000 tỷ đồng bị thất thoát, tức chỉ có 0.25%, thua rất xa tiêu chuẩn của thế giới là 30% trở lên.
Tham nhũng không chỉ là “quốc nạn” mà còn là “quan nạn”. Bởi chỉ người có chức vụ, quyền hạn mới tham nhũng được. Còn người dân, cán bộ công chức bình thường khó có thể tham nhũng. Một tổng kết cho thấy gần 80% vụ tham nhũng do quần chúng phát hiện chứ không phải từ các cơ quan chức năng phanh phui.
Sau đại hội 12, những người bên đảng đã giành thắng lợi lớn trong cuộc chiến quyền lực và có thể tự hào “đã loại được một nhà độc tài.” Nhưng xét cho cùng, nếu chính trị không mang lại lợi ích gì cho xã hội và người dân thì đó chỉ là một thứ chính trị vô nghĩa, một thứ chính trị báo trước tương lai sụp đổ.
Năm 2015, Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế đánh giá Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng, nhưng phát hiện và trừng trị được tham nhũng thì rất ít.
Tình trạng bế tắc ngân sách đảng cũng vì thế ngày càng trầm trọng. Trong bối cảnh nền kinh tế đã suy thoái năm thứ 8 liên tiếp, và ngân sách chính phủ đang có nhiều dấu hiệu không còn cáng đáng nổi ngân sách đảng, bài toán “tiền đâu” đối với các cơ quan đảng là vô cùng thiết thân. Bởi nếu thiếu hụt ngân sách nặng nề, đảng sẽ phải tự “tinh giản biên chế” – đều mà hầu như không một quan chức nào muốn. Sẽ có hàng ngàn quan chức đảng cấp thấp và cả bậc trung phải ra đường hoặc về vườn sớm. Sẽ có những cơ quan đảng cấp quận huyện và cả tỉnh thành phải giải tán vì hết tiền.
Vào năm 2015, vụ Thành ủy Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu suýt nữa vỡ nợ. Đó là những bằng chứng hùng hồn về nạn phung phí đến cháy túi tại nhiều cơ quan đảng địa phương.
Nếu “làm tốt” trong một ít vụ án như Vinalines hay Huỳnh Thị Huyền Như, và có thể nâng mức thu hồi tài sản thất thoát, tham nhũng lên khoảng 30%, đảng có thể thu được hàng chục ngàn tỷ đồng – tương đương với con số mà vào năm ngoái chính phủ đã thu được sau khi bắt buộc phải thoái vốn tại một số doanh nghiệp lớn, trong đó có cả “con bò sữa Vinamilk.
Nhưng cho tới giờ, mọi chuyện vẫn vô khả thi. Cùng với thông tin cho biết nhiều cơ quan đảng đã phải dùng đến “quỹ đen” (một loại quỹ dự phòng không công bố), tương lai ngân sách của đảng đang cực kỳ bấp bênh và chưa chừng sẽ hoàn toàn cạn kiệt trong một triển vọng không quá xa xôi.
Lê Dung / SBTN
DANG cung co an phan tram tien tham nhung cho Sao.Cai nay la chuyen nho.Dau du kich dich bo doi ma Luong Dan da Cao Bong loc cang cao..
Không thu hồi được tài sản tham nhũng lại còn định không tử hình chúng thì chúng còn sợ gì . Nên tru di cửu tộc như ngày xưa