Tạp chí Asian Survey (Thăm Dò Á Châu) vừa rồi có bài viết của tác giả Steve Hess, Giáo sư chính trị học nghiên cứu về vùng Đông Á và Vành Đai Thái Bình Dương, tìm hiểu về tình trạng số người giàu có tại Trung Quốc di cư ra nước ngoài, hoặc chuyển tài sản ra nước ngoài thay vì dùng sức mạnh của họ để tạo ảnh hưởng lên chính sách quốc gia.
Định nghĩa của các cá nhân có tài sản cao là những người mà tài sản trị giá trên 1 triệu Mỹ Kim. Còn các cá nhân có tài sản cực cao là có tài sản từ 30 triệu Mỹ kim trở lên. Vào thời điểm năm 2014 Trung Quốc có hơn một triệu người có tài sản cao. Vấn đề nhức nhối cho chính quyền hiện nay là một phần lớn số người này đã rời bỏ Trung Quốc để định cư tại nước ngoài qua các chương trình di dân có đầu tư, hoặc tỏ ý định muốn đi nước ngoài, bên cạnh việc lén lút chuyển tiền và tài sản ra nước ngoài.
Đại đa số trong thành phần có tài sản cao là những người hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong mấy chục năm qua và có quan hệ với giới chức. Thành phần này xem Đảng Cộng Sản Trung Quốc là người bảo vệ các dịch vụ kinh doanh nội địa không bị ảnh hưởng bởi bất ổn xã hội, không bị tái phân phối tài sản. Vì thế mà thành phần này có khuynh hướng ủng hộ chế độ, hơn là đối đầu hoặc đòi hỏi cải tổ chính trị.
Trong hai chục năm qua, tuy Đảng Cộng Sản Trung Quốc có nỗ lực đề ra những chính sách có lợi cho giới có tài sản cao, tạo điều kiện để họ đóng góp ý kiến vào hoạch định chính sách. Tất cả nhằm để có được lòng trung thành của họ với chế độ. Vậy mà số người rời bỏ Trung Quốc để định cư tại nước ngoài và chuyển tài sản ra ngoài ngày càng tăng.
Trong một thăm dò 2000 người Trung Quốc vào năm 2014 với tài sản 1.5 triệu Mỹ kim trở lên thì 47% tỏ ý muốn định cư tại nước ngoài trong vòng 5 năm tới. Đây là tỷ lệ khá cao so với tỷ lệ trung bình của thế giới là 29%. Trong một thăm dò khác với các cá nhân có tài sản cao thì tỷ lệ còn cao hơn nữa với 60% tỏ ý muốn rời bỏ Trung Quốc.
Những nơi mà thành phần này muốn định cư bao gồm: Singapore (23%), Anh (20%), Hong Kong (16%), Hoa Kỳ, Canada, Úc. Các lý do chính yếu đưa ra là: cơ hội học hành tốt hơn (21%), môi trường sạch hơn (20%), thực phẩm an toàn (19%), an ninh xã hội (15%), chăm sóc sức khoẻ (11%).
Một lý do khác ít nêu ra là bảo vệ tài sản của họ. Trong một môi trường kinh doanh với luật lệ không rõ ràng và lợi nhuận đến từ quan hệ với giới chức, trước chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình, nhiều người lo ngại cho tài sản của họ sẽ bị tịch thâu cho nên phải tìm cách tẩu tán ra nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau.
Tình trạng “chảy máu chất xám”, với nhiều du sinh Trung Quốc không trở về khi học xong cộng với tình trạng “thất thoát tài sản” sẽ gây khó khăn trong tình hình kinh tế Trung Quốc đang trên đà suy thoái. Nếu tài sản và nguồn vốn tiếp tục chảy ra nước ngoài thì Trung Quốc có thể đối diện với một cơn khủng hoảng ngân sách và sẽ bị buộc phải có những cải tổ sâu rộng.
Hoàng Thuyên tóm lược
Không riêng gì Trung cộng, rất đông những người có tiền tại Việt Nam cũng tìm cách đi định cư tại ngoại quốc trong những năm gần đây.
PEOPLE want to run away from communist like cuba, north korea, china, vietnam.
NO ONE WANT TO RUN AWAY FROM THE FREE WORLD TO COMMUNIST, If you dont know why, you are truly been brainwash.
WAKE UP AND SAVE YOURSELF.