Thấy gì từ cuộc biểu tình môi trường 7/8 ở giáo phận Vinh?

Lê Dung - SBTN

Cuộc biểu tình môi trường ngày 7/8/2016 ở giáo phận Vinh
- Quảng Cáo -
Cuộc biểu tình môi trường ngày 7/8/2016 ở giáo phận Vinh đã diễn ra với số lượng chưa từng thấy: 5,000 người. Đây là cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất ở khu vực miền Trung tính từ thời điểm nổ ra vụ “cá chết Fomosa” vào tháng 4/2016, và cũng tính từ cuộc biểu tình môi trường đầu tiên của giáo dân miền Trung vào tháng 5/2016.

Cuộc biểu tình trên đã một lần nữa chính thức xác nhận chiến dịch phản kháng đối với Formosa Hà Tĩnh, và phản kháng thái độ vô trách nhiệm của chính quyền đã bước vào giai đoạn 2 – một giai đoạn được tổ chức chặt chẽ, kỷ luật hơn, quy mô lớn hơn và quyết liệt hơn. Mặc dù huy động hàng ngàn cảnh sát cơ động vũ khí đầu mình sẵn sàng “ứng chiến”, dù đã cố sức tuyên truyền “Nghệ An có rất nhiều Việt Tân”, nhưng cả hai chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đều không dám ra tay đàn áp cuộc biểu tình ôn hòa, số đông và đầy quy củ của các linh mục cùng giáo dân.

Đó là minh chứng cho sức mạnh đoàn kết từ một tập thể có niềm tin, đức tin và khó có thể bị chia cắt. Sức mạnh của giáo dân Công giáo cũng khác hẳn với khối đông người biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn – bao gồm nhiều thành phần, trong đó có một bộ phận “đi cho vui”, và khá dễ bị chia cắt bởi lực lượng công an và các thủ đoạn tuyên truyền một chiều của chính quyền.
Biểu tình Cồn Sẻ
Biểu tình Cồn Sẻ

Sau cuộc biểu tình phản kháng Formosa và chính quyền lên đến hàng ngàn giáo dân ở khu vực Cồn Sẻ, Quảng Bình mà suýt chút nữa đã biến thành bạo động, cuộc biểu tình môi trường ngày 7/8/2016 ở giáo phận Vinh đã càng cho thấy luận điệu tuyên truyền một chiều của các cơ quan tuyên giáo về “đã công bố nguyên nhân thỏa đáng về cá chết”, “sẽ chi hết cho ngư dân tiền bồi thường của Formosa”… không có tác động đáng kể nào đối với số đông giáo dân và ngư dân.

500 triệu không đủ mua quan tàiNếu phải đến vài ba tháng sau kể từ khi cá chết, ngư dân miền Trung mới được nhận lãnh một khoản hỗ trợ nhỏ nhoi bằng gạo và tiền, trong đó lại phải “đóng góp” cho “quỹ địa phương” một phần, thậm chí có tình trạng gạo bị mốc đến mức gà vịt cũng không thèm ăn, làm sao ngư dân và giáo dân có thể tin được rằng Chính phủ và các chính quyền địa phương sẽ  bồi hoàn một cách công bằng số tiền 500 triệu USD cho họ?
Chưa kể đến hậu quả kinh tế mà vụ xả thải Formosa gây ra là lớn hơn rất nhiều lần số tiền bồi thường 500 triệu USD, đến mức ngư dân miền Trung phải kêu gào “500 triệu đô la không đủ tiền mua quan tài!”.
Nguyễn Thị Kim Ngân-Luật biểu tìnhHàng loạt cuộc biểu tình phản kháng của giáo dân và ngư dân miền Trung trong vài tháng qua càng cho thấy luật Biểu tình – một văn bản mà đảng cầm quyền và Quốc hội cố tình chây ì không ban hành và đang có nhiều dấu hiệu bị hoãn vô thời hạn vì sợ “rối loạn đất nước (từ ngữ của bà Nguyễn Thị Kim Ngân), người dân miền Trung đã không còn nghĩ đến việc cần một khung luật khi bước chân ra đường và nện chân xuống đường. Tình cảnh biển chết và con người bị đẩy vào đường cùng đã khiến rất nhiều người đang tự vượt qua nỗi sợ sệt, sợ hãi thường trực để bộc ra thái độ và hành động phản kháng mà trước đây không thể có.
Sau những cuộc biểu tình đầu tiên về môi trường, tâm điểm biểu tình đang chuyển hẳn về dải đất miền Trung. Trong những ngày tới, có khả năng chiến dịch biểu tình này vẫn chưa kết thúc, mà sẽ phát triển theo bề rộng và chiều sâu. Cũng có khả năng về quy mô, những cuộc biểu tình sắp tới của các giáo xứ sẽ lôi kéo cả những ngư dân và người dân không theo đạo, nâng số lượng biểu tình lên đến hàng chục ngàn người hoặc hơn.
Hãy chờ xem đến lúc đó, giới quan chức các địa phương “ăn của dân không chừa thứ gì” sẽ ứng phó ra sao, hay cắm đầu chạy ra Hà Nội để “xin chỉ đạo khẩn cấp”, hoặc tìm đường chuồn ra nước ngoài.
Lê Dung / SBTN
- Quảng Cáo -

3 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here