Nhà nước Hồi Giáo (IS) đang trút những hơi cuối cùng

Mai Tú Ân – Fb. Mai Tú Ân

- Quảng Cáo -

Tình hình của Nhà Nước Hồi Giáo (IS hay ISIS) đang dần đi vào thế sụp đổ một cách không cưỡng nổi. Lúc này đây IS đang càng lúc càng thấy cái chết của mình hiện lên rõ ràng hơn, và sẽ không thể trụ qua được năm nay.

Tình hình chiến sự thì các thành phố lớn đang bị bao vây, và lần lượt mất dần, đất đai rộng lớn mà họ chiếm ở miền Bắc Iraq đang bị co lại còn phân nửa với các tuyến đường giao thông kết nối các vùng của họ luôn bị Nga (Syria), Mỹ, Pháp (Iraq) đánh bom liên tục. Các thành phố chưa bị thất thủ như thủ đô thực tế Raqqa (Syria) và Mossul (Iraq) luôn bị máy bay không người lái quần thảo và đánh bom không mệt mỏi. Lúc này đây, các lực lượng quốc tế với đủ cả, từ tên lửa hành trình, máy bay ném bom chiến lược, chiến thuật, máy bay không người lái mang tên lửa đang ken dày đặc trên các vùng trời của Nhà nước Hồi Giáo cực đoan và đang khát khao có được thông tin tình báo bất kỳ để họ tấn công tiêu diệt.

Mấy ngày qua quân đội Syria, với sự trợ giúp của máy bay Nga đã hoàn tất việc bao vây thành phố Aleppo. Và mở ra mặt trận với IS, vốn im tiếng từ lâu.

Aleppo-city-syrie-2

- Quảng Cáo -

Còn trên đất Iraq thì sau khi làm chủ Faluja thì quân chính phủ, dân quân người Kurd đang đổ dồn về phía thành phố lớn nhất của IS ở Iraq là Mosul để tiến đánh với sự tiếp trợ hết mình của không lực và biệt kích Mỹ. Thành phố này sẽ giống như Aleppo, sẽ bị quân đội Iraq cắt đứt sự liên lạc với bên ngoài, bị bao vây và bị tiêu diệt nếu thời cơ đến. Thất thủ thành phố này thì lực lượng IS ở Iraq không còn vị trí chiến lược nào nữa.

Có lẽ nhiều người chúng ta ngạc nhiên lắm mà cho rằng, tại sao các lực lượng chính phủ Syria, Iraq, dân quân Kurd… đang manh như thế, lại được sự yểm trợ tuyệt đối của không lực Nga (cho Syria), không lực Mỹ (cho Iraq, Kurd) với các đợt tấn công dữ dội bằng ném bom, tên lửa, máy bay không người lái.. lại không tấn công dứt điểm mà lại chỉ bao vây, dứt điểm dần dần..

Câu hỏi có lý nhưng câu trả lời thì nhiều. Về phần người Mỹ thì họ khôn ngoan rút ra được bài học từ hồi phát động chiến tranh Iraq lần 2 năm 2003 của Tổng Thống Bush con. Lần chiến tranh ấy, chỉ trong 18 ngày họ đã đánh tan tành quân chủ lực của Iraq và chiếm được thủ đô Badda. Nhưng thực ra quân Iraq đã giải tán và trở thành phiến quân. Chính quyền Saddam Hussen trước khi sụp đổ đã mở hết các kho vũ khí các loại cho bất cứ ai, và biến cả Iraq lẫn các nước xung quanh thành những vùng súng đạn. Người Mỹ đã sa vào một cuộc chiến tranh du kích đường phố kéo dài 10 năm với hàng trăm tỷ đô la và mạng sống của hàng ngàn lính Mỹ.

Do vậy nước Mỹ vẫn cương quyết không đưa quân bộ chiến vào mà kiên trì xây dựng lại quân đội Iraq, để lực lượng này cùng với các dân quân người Kurd là hai lực lượng chính trong việc tấn công IS, dưới sự yểm trợ của không quân Mỹ. Chậm nhưng chắc.

Thứ hai là từ bối cảnh của chiến trường Iraq là những hoang mạc, đồng cát mênh mông kết nối với vài thành phố lớn. Lực lượng phiến quân Hồi Giáo cũng chỉ kiểm soát các thành phố lớn như Mossul, Paqqa cùng các con đường tiếp vận chính, còn thì cũng bỏ mặc các vùng hoang vu khác cho các bộ lạc ở vùng đó. Xét thấy việc chiếm đất là chỉ có hại khi phải đưa lực lượng tới bảo vệ, cũng như phải thực hiện cứu trợ khó khăn, trong khi quân IS sẽ chiến đấu du kích nên cả người Mỹ và Iraq đều chủ trương tiêu diệt lực lượng IS trước, chiếm đất sau. Nên hình thế chiến trường chủ yếu diễn ra ở các thành phố thị trấn quan trọng. Và đều theo một kịch bản giống nhau là trước sự chống trả quyết liệt và tử thủ của IS thì Liên Quân tổ chức cắt đứt các đường tiếp viện, hoàn thành việc bao vây càng lúc càng chặt hơn. Họ tấn công cầm chừng, thăm dò và mỗi khi gặp sự phòng thủ kiên cường của IS thì họ gọi máy bay Mỹ đến dội bom cho nát bét tuyến phòng thủ của IS. Đó là cách bảo toàn lực lượng quân sự mà các chỉ huy Iraq đã làm. Bởi họ biết không sớm thì muộn, dưới sự ném bom không ngừng nghỉ của Mỹ, với sự bao vây cắt đứt tiếp viện cho các thành phố thì IS cũng phải sụp đổ. Người Iraq phải giữ an toàn có thể nhất cho đạo quân 250.000 người của họ, để có tiếng nói quyết định vào thời hậu chiến, sau khi IS đã bị tiêu diệt. Thực tế chiến trường thì chỉ có lực lượng dân quân người Kurd (Peshmerga) là tham chiến mạnh mẽ và vô tư nhất. Vì họ hy vọng sau cuộc chiến này sẽ được độc lập, hoặc được tự trị tối đa ở Bắc Iraq.

kurd
Lực lượng dân quân người Kurd YPG đánh chiếm làng Kafr Naya, Bắc Aleppo

Ở chiến trường Syria thì cũng tương tự, nhưng ít toan tính hơn. Nhưng chiến trường thì đa phần theo kịch bản là quân đội cắt đường tiếp viện để bao vây phiến quân, cả IS lẫn các lực lượng khác rồi để máy bay và hỏa lực của Nga ở Syria, Mỹ, Pháp ở Iraq đánh bom tiêu diệt IS… Nhưng sau các sự kiện đánh bom khủng bố ở Pháp, Bỉ thì người Mỹ đã tấn công mạnh mẽ hơn với cả ném bom lẫn các cuộc nhảy dù sau chiến tuyến của các lực lượng biệt kích Mỹ đã lên đến con số hơn 3000 người. Trước sự thúc dục của Mỹ, quân đội Iraq đã tấn công tích cực hơn, giải phóng thành phố Faluja nhưng vẫn trên tinh thần là giảm đối đầu trực tiếp với phiến quân IS đang chiến đấu như những những kẻ tử đạo khi nhìn thấy kết cục thất bại đang tới gần. Hơn nữa đối sách này đang có lợi thế khi các hoạt động bao vây, chia cắt đang làm mòn mỏi cả sức chiến đấu lẫn tinh thần quyết tử của phiến quân. Bởi thật khó khăn khi bị giam hãm tù túng trong hầm hố chật chội, không điện, không nước chung với các phiến quân bị thương kêu gào vì không được chữa trị, lại bị đói khát triền miên. Mà cứ hễ thò đầu ra là bị tên lửa từ trên trời chụp xuống.

quan-doi-iraq-giai-phong-fallujah-500-phien-quan-is-bo-mang
Quân đội Iraq trong chiến dịch giải phóng Fallujah. Ảnh BBC

Cũng xin được nói qua về tình hình mặt trận của IS một chút. IS chính thống chủ yếu là ở một khối thống nhất và chia thành hai mặt trận ở Syria và Iraq. Ngoài ra IS còn nhận được sự ủng hộ của IS Lybia, ở Châu Phi… nhưng thực sự thì ngoài IS ở Lybia là tương đối giống với IS ở Syria và Iraq, còn những lực lượng phiến quân Hồi Giáo khác thì cách xa IS hàng ngàn cây số nên chẳng hề có mối liên hệ nào ngoài cái danh xưng. Sở dĩ họ phải dương cao ngọn cờ IS vì chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan giống nhau và cũng vì bị Mỹ liệt vào hàng khủng bố mà thôi.

Ngay cả các vụ khủng bố ở Pháp, Bỉ, Mỹ… mà IS nhận trách nhiệm thì các kẻ khủng bố liều chết đều là công dân sở tại, chưa bao giờ đến Syria và cũng không có mối liên hệ trực tiếp nào với IS ở Syria và Iraq cả. Họ chỉ đưa IS vào để cho oai, và IS công nhận họ thì cũng để mở rộng thanh thế mà thôi.

Trở lại chuyện IS ở Syria và Iraq thì đứng trước thế thua không thể đỡ, với những cái chết của các thủ lãnh hàng đầu như thủ lãnh sáng lập IS Abu Bakr al-Baghdadi, thì các vùng lãnh thổ của IS đều được cho cấp dưới toàn quyền. Nên sức kháng cự rất ác liệt vì IS cũng không còn đường rút lui nữa. Chính vì thế để mở đường, chính quyền Syria đã tuyên bố miễn truy cứu các phiến quân IS nào buông súng. Đã có hàng trăm phiến quân đầu hàng.

lam-gi-de-danh-bai-nha-nuoc-hoi-giao

Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry đã tuyên bố rằng IS sẽ sụp đổ vào đầu năm tới nhưng có thể còn sớm hơn. Cách dễ đoán hơn là chúng ta hãy lấy ngày bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ, ngày 8/11 này làm mốc cuối cùng. Trước ngày đó, để làm lợi thế cho ứng cử viên Hillary Clinton trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ thì điệu kèn tiễn đưa IS đã nổi lên giòn giã, đưa toàn bộ những kẻ độc ác về đúng nơi của chúng, đó là thế giới ở bên kia.

Chắc chắn sẽ có nhiều người Việt Nam ăn mừng sự kiện này, vậy thì hãy chuẩn bị đi..

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here