Ai cũng có thể thấy nguồn kinh phí ngân sách của chính phủ hoạt động trong năm 2016 rất khan hiếm, khi mà tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải kêu gọi gấp rút giải ngân ODA khi ưu đãi đã dần hết.
Bên cạnh đó, vì gánh nợ xấu bất động sản đã không còn có thể khoanh nợ, đảo nợ và trì hoãn để mong rằng người dân Việt có tiền để mua. Vừa rồi UBND thành phố Hồ Chí Minh đã công bố 77 dự án bất động sản ở TPHCM mà chủ đầu tư vì cạn kiệt vốn phải thế chấp ngân hàng là một dấu hiệu cho thấy bong bóng bất động sản sẽ nổ tung vào cuối năm 2016.
Danh sách 77 dự án bất động sản ở TPHCM đã bị thế chấp ngân hàng được UBND TPHCM công bố để dân tránh bị mua nhà mà không có quyền sở hữu. (*)
Không rõ 77 dự án trên thế chấp có đúng quy trình như dự án chung cư Harmona không, theo dân ngân hàng thì hầu hết là vậy!
Kinh tế là huyết mạch của một quốc gia. Trong đó, bất động sản là xương sống của nền kinh tế.
Hơn 26 năm cởi trói kinh tế, nhưng bó buộc chính trị đã làm cho nền kinh tế nước Việt là của đảng cầm quyền ăn chia. Người dân bị tước đoạt cả quyền sống, làm ăn và cả mưu cầu hạnh phúc. Dân không thể có tiền mua nhà để ở, chỉ có cán bộ đảng viên cộng sản được ưu đãi từ hiến pháp đến điều lệ đảng và pháp luật là có thể tham nhũng, làm ăn trốn thuế mới có tiền để mua nhà tậu đất, dù là một quan huyện nhưng có một lãnh địa riêng như vua chúa.
Cái gì cũng có giới hạn của nó, khi mà bất động sản chỉ là tiêu sản, không làm ra của cải vật chất thực sự cho nền kinh tế như công kỹ nghệ. Nên các đảng viên giàu có họ cũng không đủ sức để mua tất cả các bất động sản dư thừa.
Các đảng viên nhà giàu họ cũng sáng suốt khi, mỗi năm đã bỏ nước Việt ra đi theo các diện di dân đầu tư hay đoàn tụ giá đình vì nhiều lý do chính đáng: lựa chọn một môi trường giáo dục tốt cho con cái; lựa chọn môi trường sống trong lành cả thể xác và tâm hồn; hoặc không chấp nhận sống nơi nhơ nhớp để rồi đạo dức và nhân phẩm suy đồi. Ngay cả ông cựu CEO của FPT Trương Đình Anh cũng đưa cả nhà đi Hoa Kỳ. Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO), mỗi năm có gần 100.000 người Việt bỏ nước ra đi trong 25 năm qua – từ 1990 đến 2015.
Như vậy, bài toán giải quyết bất động sản của Việt Nam không thể từ người dân còm cõi, và càng không thể từ các đảng viên giàu có từ sự ưu đãi của đảng cầm quyền ăn chia mà phải từ các con đường khác:
- Vay mượn nước ngoài thì cũng đã hết chỗ để vay nên phải ngưng phát hành 3 tỷ trái phiếu chính phủ, vì nợ công đã vào mức mất khả năng chi trả, nên phải đảo nợ năm nay lên đến hơn 4 tỷ Mỹ kim – khoảng 95.000 ngàn tỷ theo nguồn tin của chính phủ.
- Nguồn khai thác tài nguyên khoán sản là nguồn thu chiếm 54% GDP lâu nay, giờ giá dầu giảm, hầm mỏ không còn đủ để cung ứng than cho sự nghiệp “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” thần thánh, nên cũng không đủ để giúp cho ngân sách đang thiếu hụt.
- Nguồn thu thuế phí của dân là nguồn chính để nuôi chế độ cũng cạn kiệt dần vì người dân không còn quyền làm ăn sinh sống.
- Tiền kiều hối từ các tổ chức kinh tài của đảng cầm quyền hoạt động ở hải ngoại chuyển về hằng năm khoảng 10 tỷ Mỹ Kim là nguồn bổ sung quý hơn vàng ròng duy nhất có sức để nuôi chế độ.
Nhưng dù có vận dụng hết 4 cách trên cũng không thể chữa được ngôi nhà nợ xấu bất động sản đang cháy và sẽ là mồ chôn của chế độ nên phương án chữa cháy cấp kỳ là in tiền để cứu chế độ. 6 tháng cuối năm nay theo dự đoán sẽ phải tung tiền để cứu, ắt tăng trưởng tín dụng sẽ tăng và lạm phát sẽ quay lại.
Có một con đường có thể cứu nước Việt lâu dài là cải cách chính trị đa nguyên tản quyền để kích thích tiềm năng của dân và phát triển kinh tế vững bền, nhưng các lãnh đạo đảng cầm quyền luôn là những người được lựa chọn trong đám người bảo thủ nhất với khẩu hiệu: “Còn đảng còn mình” luôn thắng thế.
Không ai có thể làm sụp đổ chế độ cộng sản ngoài chính cộng sản. Chân lý này luôn đúng. Hãy chờ xem, bất động sản sẽ là mồ chôn của chế độ trong tương lai gần.
(*):
Perter Peter Light