Nhân mùa bầu cử: So sánh bầu cử thời ‘dân chủ đến thế là cùng’ và bầu cử thời VNCH 50 năm trước

Lê Phương

Hình ảnh vận động tranh cử nơi công cộng ngày 3 Tháng 9, 1967.
- Quảng Cáo -

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng chế độ của ông là chế độ “dân chủ đến thế là cùng”.

“Dân chủ đến thế là cùng” có nghĩa là dân chủ tột bậc, không một quốc gia hay chế độ nào dân chủ bằng chế độ của ông.

Nhân mùa bầu cử, hãy chứng minh lời nói của ông Nguyễn Phú Trọng bằng cách so sánh tình trạng những ứng cử viên độc lập khi vừa mon men bước vào vòng ứng cử (chưa tranh cử) qua một số bài viết ở phần I dưới đây, với hình ảnh và bài viết (của báo ngoại quốc) ở phần II về cuộc bầu cử dưới thời Việt Nam Cộng Hoà cách đây 50 năm.

Phần I: Bầu cử thời “dân chủ đến thế là cùng”

Phần II: Các cuộc bầu cử Tổng Thống, Phó Tổng Thống
Thượng Viện và Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hoà

Cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống ngày 3 Tháng 9, 1967

Dưới sự giám sát của 115 quan sát viên  và khoảng 700 ký giả đến từ 20 quốc gia, ngày 3 tháng 9, 1967, miền Nam Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường xây dựng dân chủ qua cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống theo quy định của bản hiến pháp mới được ban hành.

- Quảng Cáo -

******

Dưới đây là tóm tắt những điểm quan trong trọng của bài báo trên Vietnam Bulletin số Tháng 10, 1967 (phóng ảnh ở dưới).

Ông Nguyễn Văn Thiệu đã thắng cử Tổng Thống với nhiệm kỳ 4 năm qua cuộc đầu phiếu vào ngày 3 Tháng 9, 1967. Đã có hơn 83 phần trăm cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử này.

Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà cho biết, đã có 83,1 phần trăm cử tri đi bầu. Con số này đã vượt số ước lượng khoảng 81 phần trăm cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến năm ngoái. Có khoảng 2,7 triệu dân chúng, hoặc là không ghi danh đi bầu hoặc là không thể ghi danh được, vì sống trong những vùng được coi là không đủ an ninh để tổ chức bầu cử. Trong nhiều vùng, kể cả Sài Gòn, số phiếu bầu cho ông Thiệu thấp hơn 50 phần trăm rất nhiều. Tuy nhiên, ông Thiệu lại nhận được sự ủng hộ lớn lao tại Kontum, Quảng Tín và nhiều tỉnh khác, bất chấp chiến dịch khủng bố mạnh mẽ của Việt Cộng để phá hoại bầu cử.

Về nhì là liên danh Luật Sư Trương Đình Dzu (*), Ông Trương Đình Dzu được 800.285 trong số hơn 4 triệu phiếu bầu, gần bằng phân nửa phiếu bầu cho ông Thiệu (1.638.902 phiếu). Ông Trương Đình Dzu được nhiều ủng hộ trong những tỉnh được báo cáo là có nhiều Việt Cộng.

Về hạng ba là liên danh cụ Phan Khắc Sửu. Liên danh này được 702.732 phiếu, nhiều nhất là hai tỉnh cực bắc của VNCH. Theo nhận xét của các quan sát viên Hoa Kỳ theo dõi cuộc bầu cử thì đó là những tỉnh có nhiều bất mãn với chính phủ ở Sài Gòn.

Về hạng tư là liên danh Trần Văn Hương với 464.638 phiếu. Cụ Trần Văn Hương là một ứng cử viên dân sự đầy triển vọng, tuy nhiên kết quả đã không được như mong đợi. Ngay tại Sai Gòn là nơi cụ được sự ủng hộ mạnh mẽ nhưng cũng chỉ hơn được người kế tiếp vài trăm phiếu. Ông bị thua ông Thiệu ngay tại tỉnh nhà là tỉnh Long An.

Các quan sát viên, ký giả ngoại quốc cũng như các chuyên gia về bầu cử theo dõi cuộc bầu cử, như Giáo Sư Richard Scammon (Viện Hành Chánh Chính Phủ ở Washington), Giáo Sư Donald Hezberg (Đại Học Rutgers), Giáo Sư Howard Penniman (Đại Học Georgetown), đều đánh giá đây là cuộc bầu cử khá chân thật, tự do và hiệu quả.

Trong khi đó thì Moscow, Bắc Kinh và Hà Nội lại cho rằng cuộc bầu cử không có gì đáng ca ngợi. Hà Nội còn cho rằng đó là cuộc bầu cử bịp bợm, gian lận; và những ứng cử viên là bù nhìn của Mỹ.

image001

(*) Ứng cử viên Tổng Thống Trương Đình Dzu:

Ông Trương Đình Dzu được biết đến nhiều nhất là qua cuộc vận động tranh cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa năm 1967, liên danh với Trần Văn Chiêu, lấy huy hiệu là “bồ câu”. Trong 11 liên danh thì ông về nhì, chiếm được 17% số phiếu sau liên danh của Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ.

Lập trường của ông là ngưng chiến tranh, chấm dứt oanh tạc miền Bắc và mở cuộc thương thuyết với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (lúc đó chính phủ VNCH và phần lớn dân chúng đều biết MTDTGPMNVN chỉ là tổ chức con đẻ của CSVN). Vì đó mà ông bị coi là thành phần thân cộng nên sau cuộc bầu cử bị nhà chức trách bắt giam đến năm 1975 mới được Tổng thống Trần Văn Hương ra lệnh thả.

Dưới chính thể cộng sản, Trương Đình Dzu tham gia hội Trí thức yêu nước nhưng cũng lại bị giam tù cải tạo cùng vợ và người con trai út từ năm 1978 đến 1987 vì tội làm gián điệp cho CIA.

Ông mất năm 1991.

Một số hình ảnh của cuộc bầu cử Tổng Thống – Phó Tổng Thống và Thượng Viện Việt Nam Cộng Hoà ngày 3 Tháng 9, 1967

Theo tự điển mở Wikipedia thì Hành pháp (Tổng Thống- Phó Tổng Thống) có 11 liên danh tranh cử. Ở Thượng viện thì 480 ứng cử viên chia thành 48 liên danh (mỗi liên danh 10 người) tranh nhau 60 ghế trong khi Hạ viện có 1.500 người ứng cử để đoạt 137 ghế.

Ngày bầu cử, tổng cộng 4,7 triệu cử tri đi bỏ phiếu (83% tổng số ghi danh).

Các liên danh ứng cử đều được hưởng các phương tiện vận động tranh cử giống nhau.

Buổi ra mắt báo chí của các liên danh ứng cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống tại trụ sở Thương Viện (Hội Trường Diên Hồng).
Buổi ra mắt báo chí của các liên danh ứng cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống tại trụ sở Thương Viện (Hội Trường Diên Hồng).
Một vài liên danh ứng cử Tổng Thống trong buổi ra mắt báo chí tại trụ sở Thương Viện (Hội Trường Diên Hồng).
Hàng trên (bên trái): Ứng cử viên Tổng Thống Trương Đình Dzu tiếp xúc với báo chí ngoại quốc.
Hàng trên (bên phải): Ứng cử viên Tổng Thống Phan Quang Đán tiếp xúc với báo chí ngoại quốc.
Hàng dưới: Liên danh 2 và liên danh 1 tiếp xúc với báo chí.
Poster tranh cử của các liên danh đều có hình thức và khuôn khổ như nhau Gồm ảnh của 2 người trong liên danh, phù hiệu tranh cử (cũng là tên liên danh) và cương lĩnh tranh cử.
Poster tranh cử của các liên danh đều có hình thức và khuôn khổ như nhau.
Gồm ảnh của 2 người trong liên danh, phù hiệu tranh cử (cũng là tên liên danh) và cương lĩnh tranh cử.
Hình ảnh vận động tranh cử nơi công cộng (từ trái qua phải):
Hàng trên: Ứng cử viên Tổng Thống Phan Khắc Sửu – Ứng cử viên Tổng Thống Phan Quang Đán.
Hàng dưới: Ứng cử viên Tổng Thống Trần Văn Hương – Ứng cử viên Tổng Thống Trương Đình Dzu.
Một vài hình ảnh sinh hoạt vận động trong cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống.
Một vài hình ảnh sinh hoạt vận động trong cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống.
Đại diện các liên danh phát truyền đơn vận động tranh cử.
Đại diện các liên danh phát truyền đơn vận động tranh cử.

image017

image031
Poster của các liên danh tranh cử Thượng Viện.
Poster của các liên danh tranh cử Thượng Viện.
image022
Hàng trên: Vận động tranh cử Thượng Viện.
Hàng dưới: Liên danh Hoa Sen (Thương Viện) vận động tranh cử.
Một vài hình ảnh sinh hoạt bầu cử Quốc Hội Lập Hiến ngày 3 Tháng 9, 1966.
Một vài hình ảnh sinh hoạt bầu cử Quốc Hội Lập Hiến ngày 3 Tháng 9, 1966.

Hình ảnh bên lề cuộc bầu cử

Phần hình ảnh bên lề này, gồm một số hình ảnh trên báo chí ngoại quốc, được thêm vào để quý độc giả thấy được bối cảnh của Miền Nam Việt Nam 50 năm trước đây. Từ đó có được sự so sánh rõ rệt hơn khi so với tình hình chính trị của đất nước hiện nay.

Dù trong tình trạng chiến tranh khốc liệt, tình hình chính trị – xã hội vì thế cũng bất ổn định, thế nhưng chính thể của Miền Nam lúc đó cũng đã cố gắng tổ chức những cuộc bầu cử các cấp một cách tương đối tự do, trong sự mong mỏi là sẽ dần dần kiến tạo một xã hội dân chủ để làm nền tảng cho sự phát triển đất nước.

Phóng viên nhiếp ảnh Lỗ Mạnh Hùng (12 tuổi) săn hình bầu cử.
Phóng viên nhiếp ảnh Lỗ Mạnh Hùng (12 tuổi) săn hình bầu cử.
Báo Ngoại quốc đăng hình của phóng viên Lỗ Mạnh Hùng trong biến cố Mậu Thân. (Phóng viên nhiếp ảnh chuyên nghiệp Lỗ Mạnh Hùng chụp tấm hình thủy quân lục chiến dùng xe ba gác nhặt xác một cán binh việt cộng tử trận ở Chợ Lớn trong cuộc tấn công tết Mậu Thân).
Một số sinh viên biểu tình phản đối bầu cử (theo lời kêu gọi của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam - Việt Cộng) Cảnh sát (dấu check mark đỏ) không giải tán, để nhóm sinh viên tự do bày tỏ chính kiến.
Một số sinh viên biểu tình phản đối bầu cử (theo lời kêu gọi của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam – Việt Cộng)
Cảnh sát (dấu check mark đỏ) không giải tán, để nhóm sinh viên tự do bày tỏ chính kiến.

Ngoài ra

Theo tự điển mở Wikipedia: Trong khi Việt Nam Cộng hòa đốc thúc dân chúng ghi danh đi bầu thì Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kêu gọi người dân không tham gia. Lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam còn mở chiến dịch phá hoại và ám sát. Ngay tuần lễ trước cuộc bầu cử thì 190 người bị sát hại và 237 người khác bị bắt cóc. Những vụ khủng bố tăng gấp ba lần. Ngay hôm bầu cử 62 người bị giết.

Tác giả gởi CTMM

- Quảng Cáo -

83 CÁC GÓP Ý

    • – Tổng thống Nguyễn văn Thiệu từng điên tiết Khi quân giải phóng nhanh chóng tấn công như vũ bão mà chẳng thấy anh bạn đồng minh phản ứng gì , so với lời hứa trước khi dụ Thiệu Ký hiệp định Pa ri:” Nếu cho 300 Triệu thì giữ một quân khu, 600 triệu thì giữ hai quân khu”

      -Câu hỏi đặt ra: Chế độ VNCh có phải là tay sai không? Sao lại trả giá , nặc cả với Mỹ như thế?

  1. Xem mà suy ngẫm về dân chủ VNCH: Ngày 1 tháng 11 năm 1963, nền Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ bởi một nhóm quân nhân dưới sự chỉ huy của một số tướng lĩnh (trong đó có tướng Dương Văn Minh); về sau, ngày này được xem là ngày Quốc khánh của Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Cả 3 anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn đều bị giết. Theo như hồi ký của bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert McNamara, chính CIA đã hậu thuẫn cho việc lật đổ này và McNamara xem đó là một sai lầm nghiêm trọng mà Hoa Kỳ mắc phải.

  2. Xem tiếp bầu cử đệ nhị cộng hòa:Năm 1971 là cuộc Tổng Tuyển cử thứ nhì của nền Đệ nhị Cộng hòa. Kỳ này Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai một cách dễ dàng vì không có đối thủ nào khác ra tranh cử. Khi sự việc này xảy ra, nhiều người cho là do điều luật mới thông qua ngày 3 Tháng Sáu năm 1971 nhằm hạn chế khả năng tham gia của ứng cử viên đối lập. Theo đó thì ứng cử viên phải có 40 chữ ký ủng hộ của dân biểu hay nghị sĩ Quốc hội và 100 chữ ký của các thành viên trong hội đồng tỉnh.[7] Dương Văn Minh và Nguyễn Cao Kỳ vì không thỏa mãn được quy định trên đã phải rút tên, chỉ còn Nguyễn Văn Thiệu là ứng cử viên duy nhất trong cuộc bầu cử.

  3. Tài liệu được giải mật của Lầu Năm Góc vào năm 2010 cũng viết: “Không có sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Diệm hầu như chắc chắn không thể đứng vững được ở miền Nam… Nam Việt Nam, về bản chất, là một sáng tạo của Hoa Kỳ”[74] Thậm chí tổng thống Mỹ Nixon trong lúc tức giận còn từng nói: “Không thể để có cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được.”[75]

  4. Trung tướng Bernard Trainor, từng phục vụ ở Việt Nam hai lần, của cả hai loại hình Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ, so sánh cuộc chiến ở Việt Nam với cuộc chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ: “Tôi thấy cuộc kháng chiến của Việt Nam có nét tương đồng với cuộc Cách mạng của Mỹ. Cũng như các nhà cách mạng Mỹ thời đó, người Việt quyết chiến đến cùng. Những người dân Mỹ hồi đó đã đi tới một quyết định rằng độc lập là thiết yếu. Họ đặt cược tính mạng và của cải của mình vào sự nghiệp giành độc lập… Hy vọng ban đầu là thu phục trái tim khối óc của người dân, nhưng hy vọng này đã bị tan tành bởi sự thất bại của chính quyền Sài Gòn trong việc giành tín nhiệm của người dân và chiến lược Tìm và diệt của Westmoreland…”.[76]

  5. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã từng phát biểu: “Nếu Mỹ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Độc Lập!”.[77]. Trong bài viết “30/4/1975, Dương Văn Minh và tôi”, Nguyễn Hữu Thái thuật lại lời Tổng thống Dương Văn Minh đã nói với ký giả Francois Vanuxem khi được ông này khuyên rút về Vùng 4 chiến thuật để chờ Trung Quốc can thiệp nhằm tìm một giải pháp trung lập hóa Miền Nam: “Hết Tây (Pháp) rồi đến Mỹ, chẳng lẽ bây giờ còn đi làm tay sai cho Tàu nữa sao!”.[78], Đại tướng Cao Văn Viên viết trong hồi ký: “Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm về cuộc chiến ở đây là của người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi !”[83]

  6. Đánh giá về Việt Nam Cộng hòa, giáo sư Noam Chomsky của học viện MIT đã nói:
    “Chính phủ Nam Việt Nam đã trở thành nơi ẩn nấp của những người Việt Nam từng đi theo Pháp trong cuộc chiến đấu chống lại nền độc lập của đất nước họ. Chính phủ Nam Việt Nam không có cơ sở thành trì trong nhân dân. Nó đi theo hướng bóc lột dân chúng nông thôn và tầng lớp dưới ở thành thị, trên thực tế nó là sự tiếp tục chế độ thuộc địa của Pháp”[87]

  7. Theo một góc nhìn khác, tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong quyển sách “Những Bí mật về Chiến tranh Việt Nam” đã viết:
    “Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía (Việt Nam Cộng hòa) hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì đó không phải là một cuộc nội chiến…”[88]

  8. Nhiều nhà sử học phương Tây thì xem chính thể này như là sản phẩm của chính sách can thiệp thực dân mới mà Mỹ tiến hành tại Đông Nam Á (Noam Chomsky, Nguồn gốc, nguyên nhân và bài học trong chiến tranh Việt Nam; Biên bản Quốc hội Mỹ; Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255; Cohen, Mortimer Theodore (1979). From Prologue To Epilogue In Vietnam. New York: Retriever Bookshop. p. 208; Rowe, John Carlos; Berg, Rick (1991). The Vietnam War and American Culture. New York: Columbia University Press. p. 72. ISBN 0-231-06732-1)

  9. Nhà sử học Marilyn Young nhận xét: “Sự tha hóa tư sản của chính phủ Nam Việt Nam từ thời Diệm đã trở nên tồi tệ hơn khi người khác kế nhiệm ông. Chính quyền Sài Gòn vô vọng, tham nhũng, đàn áp dân chủ dữ dội. Đến cuối thập niên 1960 đã có hàng ngàn tù nhân chính trị ở Nam Việt Nam. Bầu cử là một trò hề, không có quá trình cải cách khả thi cho chính quyền Sài Gòn và kết quả là nhiều nhà cải cách tham gia cuộc đấu tranh vũ trang của đối phương.” Trong khi Việt Minh đã giảm thuế, xóa nợ và cho thuê đất với nông dân nghèo, Diệm đã đưa giai cấp địa chủ trở lại. Nông dân đã phải trả lại đất cho địa chủ rồi phải trả tiền thuê đất. Tiền thuê đất này được thu bởi quân đội Nam Việt Nam. Điều này tạo ra một cơn giận dữ ở nông thôn, quân đội Nam Việt Nam bị mắng chửi là “tàn nhẫn hệt như bọn Pháp”, kết quả là tại nông thôn, 75% người dân ủng hộ quân Giải phóng, 20% trung lập trong khi chỉ có 5% ủng hộ chế độ Sài Gòn (Marilyn Young, The Vietnam Wars: 1945—1990 (New York: Harper Perennial, 1991), p. 76 and p. 104).

  10. Che do cua bon quan phiet, …..khong co doc lap nhu Singapore…bon buon lau co coi hu ….Chinh MY cung phai …..
    bo roi khong giup la phai

  11. NHAN SINH QUAN

    Hoang-Son,Tan-Phat…Le-Luu

    Vi-ci nam vung chu hau Mac Mao

    Xua nay khung bo dan tao

    Thi-Binh…thi-Dinh bung bo giac ho.

    Dan-Tri.

  12. Ngu a.!dan chu LA dan duoc mo mom ra……bay Tinh choa ko biet a….noi nhu bon may cung dung!? Quoc hoi viet nam rat chi la ngu…….cac ban muon hoi tai sao lai ngu phai ko?. ..vi khi thang tap can binh qua quoc hoi vie nam.no phat bieu la dua viet nam va trung quoc nhu anh em………….vv. Co 16chu vang va bon tot……
    ..quoc hoi ai nay deu pho tay hoan ngenh………,.. .neu toi thi phai hoi .nhu anh em.tai sao lai lam le xam luoc.co 16chu vang 4 tottai sao lai an cuop bien dao.va xua duoi ngu dan vn…..may thich gi noi viet nam chung tao chieu.dang cam mom nhu hen ca…

    Vay ma noi day to cua dan a……thi cung biet la phai ngoai dao mem deo nhung do ko phai mem deo ma la nhu nhuoc.

  13. van manh dan toc viet nam,do dan toc vn tu quyet dinh.the ky 21 la the ky cua tu do,cua dan chu.<doc lap dan toc phai gan lien voi tu do dan chu.vn truoc nam 1990,co 2 Dang doi lap.Dang xa hoi va Dang dan chu.Bien co dong au,chung da xoa hai Dang nay.Dung len thi tro thanh nguoi tu do.cui xuong thi thanh trau ngua.Khong dam hanh dong,thi dung tranh luqan nua.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here