HÀ NỘI (CTM Media) – Việc giá dầu giảm liên tục trong thời gian qua đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trông thấy cho Việt Nam. Đánh giá mới nhất của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho thấy, giá dầu thô lao dốc, Việt Nam sẽ là nước chịu thiệt nặng nề nhất trong khu vực châu Á. Theo các chuyên gia, giá dầu giảm sẽ kéo theo GDP của Việt Nam giảm theo vì xuất khẩu dầu thô đang là một trong những lĩnh vực xuất khẩu trụ cột của Việt Nam.
Theo lượng định của Việt Nam hồi đầu năm ngoái, lúc giá dầu đang ở mức 100 Mỹ kim/1 thùng, là nếu giá dầu thô trên thế giới giảm mỗi thùng 1 Mỹ kim, ngân sách của Việt Nam sẽ hụt mất khoảng 1.000 tỷ đồng. Tính ra với giá hiện tại giá dầu thị trường thế giới đã sụt giảm đi khoảng 74 Mỹ kim/1 thùng, chỉ còn khoảng 26 Mỹ kim/1 thùng, thì mức độ thâm hụt ngân sách Việt Nam hiện tại đã lên tới 74.000 tỷ đồng.
Để bù đắp, Việt Nam quyết định tăng mức khai thác xuất cảng dầu thô. Tuy nhiên, quyết định khó mang lại kết quả, vì Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam trước đây đã từng tính tới việc cắt giảm sản lượng dầu thô vì chi phí sản xuất quá cao, khai thác càng nhiều, lỗ càng nặng, đó là chưa kể đến mối hại vì việc tăng khai thác bán tháo lấy tiền sẽ khiến tài nguyên cạn kiệt nhanh hơn.
Mới đây, trao đổi với báo chí về bối cảnh giá dầu thô suy giảm ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam, TS Lương Văn Khôi, Trưởng ban Kinh tế thế giới thuộc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã nhận định rằng các nền kinh tế xuất khẩu dầu mỏ sẽ chịu tác động tiêu cực và rất nặng nề trong năm 2016 này, và tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm. Riêng GDP của Việt Nam có thể sẽ sụt giảm mạnh.
Là người dân
Không thấy thiệt gì
Ngược lại
Giá dầu càng giảm đi xe càng sướng .xang 10k / 1lit là thich roi
Sản lượng dầu thô của VN thấm tháp gì so với Nga và các nước trong khối APEC? Các nước đó thiệt hại hơn nhiều!
Càng giảm càng thích. Tụi bây có chết được đâu mà sợ lỗ.thằng nào thằng nấy bụng cũng lỗ hết …hh
Mấy thằng bung phể đang nháo nhác kia ba con
Ke mẹ chúng mày,càng giảm càng thích
Cho no chet me het di