Mặc dù nhà nước Bắc Kinh đã tìm nhiều cách ngăn chận sự sụt giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Trung quốc như bắt hơn 500 đại xí nghiệp Trung quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán phải tạm ngưng việc mua bán cổ phiếu ở các sàn giao dịch tại Thượng Hải và Thẩm Quyến. Theo ước tính số cổ phiếu bị tạm ngưng giao dịch của hơn 500 đại xí nghiệp đó có tổng trị giá 2.400 tỉ đồng nguyên, tương đương với 45% mức vốn của toàn thị trường. Bắc Kinh còn ra lịnh cấm các cổ đông của một công ty nào đó có cổ phần từ 5% trở lên bán cổ phiếu trong vòng 6 tháng, lệnh cấm này cũng được áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài cho dù họ nắm cổ phiếu dưới 5%. Mục đích của các lịnh cấm này là ngăn không cho giá cổ phiếu sụt thêm nữa trước việc các cổ đông đua nhau bán ra, nhà nước Bắc Kinh còn xuất tiền ra mua vào hàng loạt cổ phiếu bị giảm giá, cấm không cho truyền thông ở Hoa lục bàn luận hay đưa tin những gì liên quan đến việc sụt giá cổ phiếu hầu giảm thiểu nổi bất an, hỗn loạn của người đang nắm giữ cổ phiếu là đa số người dân thường, phải bán nhà cửa, ruộng vườn mua cổ phiếu theo lời khuyến dụ trước đây của nhà nước Bắc Kinh.
Mặc dù đã áp dụng các biện pháp đó, nhưng vào ngày thứ hai 24 tháng 8, chỉ số thị trường chứng khoán Thượng Hải cũng như Thẩm Quyến vẫn giảm thêm 8,5%, tức là giảm tổng cộng 40% so với hồi tháng 6/2015. Có lẽ bí cách nên chính quyền Bắc Kinh bật đèn xanh cho truyền thông của họ lên tiếng cảnh cáo các quốc gia tiên tiến rằng nếu không cùng với chính quyền Trung quốc ra sức ngăn chận sự sụt giá thị trường chứng khoán Thượng Hải, Thẩm Quyến thì không riêng gì Trung quốc mà nền kinh tế Thế giới sẽ phải bị tổng suy trầm có khi còn nặng hơn năm 2008.
Theo các chuyên gia kinh tế thì các quốc gia chắc chắn sẽ có đối sách trước việc sụt giá cổ phiếu của Trung quốc và đồng tiền nguyên của nước này mất giá để làm sao cho quốc gia mình bị thiệt hại ít nhất còn các định chế tài chánh thế giới như Quỷ tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới (World Bank) trước đây đã từng đánh giá cao về sự phát triển kinh tế Trung quốc nay thì kết quả ngược hẵn nên bây giờ rất dè dặt. Cũng theo các chuyên gia kinh tế này thì nền kinh tế thị trường do chính quyền Cộng sản Trung quốc chi phối đã phình lên một cách dị tướng nên bây giờ không sao tránh khỏi sự phá sản, nó cũng giống nhu cái mụt nhọt căng phồng lớn thì phải vỡ. Nền kinh tế Trung quốc đang đứng trước sự phá sản thế mà các chính quyền Bắc Kinh vẫn còn cường điệu khoe rằng năm 2015 lượng sản xuất thép của Trung quốc sẽ đạt đến 440 triệu tấn, gấp 4 lần Nhật Bản, về lãnh vực chế tạo ôtô thì chỉ tiêu sẽ trên 40 triệu chiếc. Ai cũng biết thị trường bất động sản Trung quốc đang vỡ bóng nên việc xây cất nhà cửa, cao ốc bị ngưng hẵn, sắt thép sản xuất ra nhiều chừng nào thì chất đống lãng phí chùng đó. Thị trường chứng khoán suy sụp khiến nhiều người dân trắng tay, số còn lại không dám tiêu xài thế mà không biết dựa vào đâu mà chính phủ Bắc Kinh dự kiến là số người sắm ôtô trong năm 2015 sẽ tăng gấp đôi năm 2014 nên phải sản xuất trên 40 triẹu chiếc. Một nền kinh tế không theo quy luật cung cầu mà chạy theo chỉ tiêu, thành tích thì thử hỏi làm sao tránh được suy sụp nói chi đến phát triển. Đồng tiền nguyên tiếp tục mất giá trong bối cảnh thị trường chứng khoán Trung quốc đang lao dốc thì không thể nào hàng hóa xuất khẩu của Trung quốc tăng để sản xuất thặng thừa như sự cường điệu của nhà nước Bắc Kinh. Đến ngày 15/08/2015, đồng nhân dân tệ vẫn tiếp tục mất giá với hối suất 1 mỹ kim ăn 6, 4 nhân dân tệ , nếu đồng bạt này còn mất giá thêm nữa thì nạn tẩu tán tư sản ra nước ngoài của tầng lớp trung lưu, thượng lưu Trung quốc sẽ gia tốc.
Nếu nền kinh tế ở các quốc gia Âu Mỹ và Nhật Bản bị suy sụp thì chính phủ các quốc gia đó tập trung nỗ lực vào để giải quyết vấn đề kinh tế, tài chánh mà thôi, giải quyết không xong thì cuốn đành cuốn gói ra đi, trong khi chính quyền Cộng sản Bắc Kinh thì khác, giải quyến không đưọc nhưng vẫn muốn bám quyền nên phải đối phó với sự nổi dậy của người dân sau hơn 70 năm sống dưới chế độ cộng sản độc tài chuyên chế. Chỉ cần chờ thêm vài ba năm nữa là sẽ thấy nền kinh tế và chính trị của Trung quốc đi về đâu.