Trung Quốc hoàn thành bồi đắp các đảo nhân tạo trên Biển Đông ?

- Quảng Cáo -

Tờ Inquirer ngày 6/8/2015 dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philipines Peter Paul Galvez cho biết với tốc độ 9 hecta mỗi ngày, tính ra Trung Quốc đã bồi đắp hơn 550 hecta trong hai tháng 4 và 5/2015. Theo chính quyền Manila, hơn một nửa diện tích được bồi đắp tại rặng đá ngầm Mischief gần bãi Cỏ Mây và số còn lại là tại các hòn đảo nhân tạo thuộc các bãi khác trên Biển Đông.

Nhiều bãi đá ngầm mà Trung Quốc chiếm để xây đảo nhân tạo nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines. Hồi tháng 3-2015, Manila ước tính bị mất 60 hecta đất đảo vào tay Trung Quốc.

Trước đó, Mỹ ước tính Bắc Kinh đã bồi đắp 800 hecta đất trong vòng 18 tháng qua. Giới chuyên gia của Washington cảnh báo các hòn đảo nhân tạo mọc lên trên Biển Đông có thể bị Trung Quốc sử dụng để đặt các căn cứ quân sự.

Được biết trong Hội ngghị ngoại trưởng ASEAN, khi một phóng viên hỏi liệu Trung Quốc có dừng việc cải tạo ở Biển Đông hay không, thì ông Vương Nghị trả lời rằng : “Trung Quốc đã dừng rồi. Hãy cứ đưa máy bay đến mà xem”.

- Quảng Cáo -

Tuy nhiên, nhiều quan chức, đặc biệt là phía Mỹ vẫn nghi ngờ về tuyên bố này. Họ cho rằng, ngay cả khi Bắc Kinh nói rằng đã dừng, thì cũng rất khó để xác định xem việc này là vĩnh viễn hay tạm thời.

Một luồng ý kiến nữa cho rằng Trung Quốc nói ngừng cải tạo chẳng qua bởi nước này đã làm xong đảo mới. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose bình luận rằng việc cải tạo được chấm dứt bởi vì nó đã được “hoàn thành”, chứ không phải vì Trung Quốc từ bỏ dự án.

Vì vậy, khi Trung Quốc tuyên bố đã ngừng bồi đắp đảo ở Biển Đông, nhưng không thể làm dịu nghi ngờ của các bên liên quan rằng đó chỉ là biện pháp xoa dịu dư luận, hoặc đơn giản là dừng để chuyển sang tập trung xây dựng hạ tầng trên đảo nhân tạo.

Theo Wall Street Journal, ông Vương dường như đang cố trấn an các nước láng giềng, và xoa dịu căng thẳng với các bên tranh chấp và bên liên quan. Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng sau có thể  là một yếu tố khiến Trung Quốc cố gắng hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực.

Theo The American Interest, tuyên bố của ông Vương không mang lại hy vọng hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông. Trung Quốc có lợi thế lớn với các đảo nhận tạo và đường băng có thể nhằm phục vụ mục đích quân sự trên chúng. Giới chuyên gia đánh giá Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông và tiếp tục hiện thực hóa tham vọng thống trị vùng biển chiến lược này.

Một điểm gây ngac nhiên nữa là ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi các nước trong khu vực nhanh chóng đàm phán về bộ quy tắc ứng xử (COC) tại Biển Đông. Giới quan sát cho rằng Bắc Kinh muốn qua đề nghị này thể hiện mình không phải là trở ngại, mà đang tuân thủ luật chơi và thúc giục các nước khác cũng tuân thủ như vậy.

Tuy nhiên, các quan chức ASEAN cảnh báo rằng có khoảng cách giữa lời nói và hành động.

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here