Thêm thủ đoạn của thương lái Trung Quốc lũng đoạn nông sản Việt Nam

- Quảng Cáo -

Trong nhiều năm nay, việc thương lái Trung Cộng mua gom nhiều loại hàng hóa nông sản đặc biệt làm nông dân Việt nhiều phen điêu đứng đã được nói tới rất nhiều. Mặt khác tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, năm nào nông sản của Việt Nam qua đường tiểu ngạch cũng bị ép giá từ gạo đến dưa hấu, củ hành đậu phộng v.v…

Tại Đắk Lắk từ khoảng tháng 4/2015 đến nay, nhà chức trách địa phương phát giác một số thương lái đã đến địa bàn tỉnh thu gom hồ tiêu với số lượng lớn từ các gia đình nông dân. Tiêu lép, các tạp chất của tiêu họ đều mua gom với  giá cao hơn giá thị trường từ 3.000 đồng đến 10.000 đồng.

Thị trường hồ tiêu khu vực Tây Nguyên có dấu hiệu bị lũng đoạn. Tuy chưa xác định thương lái Trung Cộng, nhưng có hiện tượng thương lái Việt Nam tiếp tay để lừa nông dân. Thủ đoạn thông thường là sau khi thu gom, thương lái tiếp tục đặt cọc tiền, ký hợp đồng với các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh nông sản với giá rất cao, mục đích tạo sự khan hiếm nguồn hàng trên thị trường.

Cùng thời điểm này, nguồn hàng trong dân không còn, các doanh nghiệp và đại lý không còn hàng để giao nên các thương lái Trung Quốc thông qua thương lái người Việt dùng lượng hàng đã thu gom trước đó bán lại cho các doanh nghiệp, đại lý và cuối cùng hủy hợp đồng đã ký.

- Quảng Cáo -

Cuối cùng các doanh nghiệp, đại lý Việt Nam ôm hàng trăm tấn tiêu đã mua với giá cao từ thương lái Trung Cộng bán lại hoặc thu gom từ các nguồn khác nhưng không thể bán theo hợp đồng đã ký. Chiêu lừa đảo này không khác phong trào nuôi chim cút trước đây.

Ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk cho biết, việc thương lái mua bán tiêu lép, tiêu non, rễ tiêu từng diễn ra mạnh ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Tại Đắk Lắk cũng nghe thông tin này, một số địa phương phản ảnh có thương lái Trung Cộng.

Lý giải nguyên nhân người dân Việt dễ bị lừa, ông Huỳnh Ngọc Dương cho rằng, tâm ý của người dân nói chung là ham lợi. Ở một số nước, người dân có thể chủ động, cảnh giác tốt hơn, khi có hiện tượng kinh tế bất thường thì họ nghi ngờ. Còn người dân Việt Nam cứ tặc lưỡi “nhào vô”, vì không bán thì người khác cũng bán. Chưa kể, tính liên kết của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, thậm chí giấu nhẹm tin tức với nhau, nên thiệt hại không ai biết.

Lý giải như thế cũng không sai. Nhưng phần trách nhiệm của tỉnh, của các cơ quan điều hành kinh tế làm sao chấm dứt tình trạng này, thì không nghe ông đề cập tới.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here