Vô Cảm, Vô Cảm, tuyệt đối Vô Cảm (phần 2)

- Quảng Cáo -

Kính thưa quý thính giả, phần một bài viết nhan đề “Vô Cảm, Vô Cảm, tuyệt đối Vô Cảm” của Ngô Nhân Dụng được gửi đến quý vị trong mục bình luận vừa qua đã tóm lược hai vụ việc cho thấy sự lãnh đạm, vô cảm của người Việt được đào tạo dưới cế độ Cộng Sản Việt Nam được đưa lên mạng internet. Vụ thứ nhất là tấm hình một phụ nữ hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam đứng tươi cười chỉ trỏ căn nhà đồ nát sau vụ động đất ở Nepal, bên cạnh tấm hình du khách các nước khác nỗ lực cứu giúp nạn nhân động đất. Sau đó cả phái đoàn hội chữ Thập Đỏ Việt Nam sang Nepal học hỏi về phòng bị chống động đất vội vã về nước. Vụ thứ hai là di cốt của một thiếu tá không quân tử nạn được đựng trong một túi xách tay nilon đưa về cho gia đình. Cả hai vụ đều đã bị  cư dân mạng kịch liệt lên án. Câu hỏi được đặt ra là, tại sao những người được đào tạo trong môi trường xã hội chủ nghĩa VN lại lãnh đạm và vô cảm đến thế? Những phân tích trong phần hai bài viết của tác giả Ngô Nhân Dụng sẽ trả lời câu hỏi vừa kể. Mời quý vị cùng nghe sau đây.

 

Nguồn gốc thái độ vô cảm (ở VN) là do một nếp suy nghĩ, nếp sống mà đảng Cộng Sản vẫn dạy dỗ đảng viên, tuyên truyền với mọi người hàng trăm năm nay. Mục tiêu của phong trào Cộng Sản là chiếm chính quyền để thay đổi loài người theo lối sống mới mà họ tưởng tượng ra tuy chưa biết nó sẽ thế nào. Họ bất chấp đạo nghĩa, nhất là thứ đạo nghĩa của “loài người” mà họ xem là cũ.” Họ cổ động một nền văn hóa đề cao “bạo lực cách mạng,” dập tắt những ngọn lửa lương tâm le lói trong lòng mỗi con người.

Một biểu hiện của thứ văn hóa vô cảm đó mới được đưa lên mạng, là bức hình một cái búa. Cái búa này được đặt lên bệ một cách long trọng trong tủ kính, cái tủ lót khăn đỏ trưng bày trong một viện bảo tàng ở Việt Nam. Trước cái hộp kính là những hàng chữ lớn: BÚA, viết hoa, xuống dòng. Hai hàng dưới viết: “Ðồng chí Nguyễn Văn Thắng, huyện đội phó huyện Mỏ Cày (Bến Tre) dùng bổ chết 10 tên ác ôn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.”

- Quảng Cáo -

Dưới mấy hàng trên còn những dòng chữ dịch sang tiếng Mỹ: “HAMMER. WITH THIS, CAMARADE NGUYEN VAN THANG, DEPUTY CHIEF OF MO CAY MILITARY DISTRIS, BEN TRE PROVINCE, KILLED TO DEATTS A TOTAL OF 10 LOCAL TYRANTS” (dẫn nguyên văn, cả văn phạm và chính tả). Bản tiếng Anh nói rõ “local tyrants,” tức là “ác ôn địa phương;” nhưng không thấy những chữ “chống Mỹ cứu nước.”

Một người dùng búa giết mười mạng, chắc không giết cùng một lúc, như trong một trận đánh, hai bên bắn giết nhau. Anh ta phải giết lần lượt từng người một, chứ giết hai người một lần đã khó rồi. Chỉ có cái búa mà giết mười người, chắc anh ta phải tính toán hành động bằng cách đánh lén, đánh ban đêm, giết người xong còn chạy thoát. Cần nhất, không ai nhìn thấy, không ai biết; vì nếu bị lộ sẽ khó trở lại giết những người khác. Mà lại toàn là người “địa phương,” tức là những người cùng làng, cùng xã với mình. Những nạn nhân của anh ta là ai? Là những người hàng xóm, những người chắc anh ta vẫn gặp gỡ hàng ngày.

Giết người bằng cách tính toán lạnh lùng như vậy, phải được huấn luyện tinh thần tuyệt đối vô cảm. Anh huyện đội phó này đáng được gọi là Mười Búa, cao hơn tên Sáu Búa của Lê Ðức Thọ. Anh Mười Búa đã giết người chỉ bằng cái búa. Còn Sáu Búa có thể giết người bằng lời nói. Sau khi chiếm được miền Nam, Lê Ðức Thọ họp các đồng chí cộng sản của mình, những người đã từng bị bên Việt Nam Cộng Hòa bắt giam trong thời gian chiến tranh; có người đã vượt ngục nhiều lần, bị bắt, rồi lại vượt ngục. Sáu Búa gặp đám quân của mình, những cựu tù nhân đang chờ nghe lãnh tụ khen ngợi lòng cam đảm và tài chịu đòn trong hàng chục năm bị bắt giữ. Nhưng Sáu Búa chỉ tuyên bố: “Các đồng chí đều có vấn đề!” Có vấn đề, trong ngôn ngữ cộng sản, nghĩa là bị nghi ngờ, không đáng tin cậy nữa! Một câu nói đổ thùng nước lạnh lên những niềm hy vọng của các cựu tù nhân. Một thái độ tuyệt đối vô cảm.

Chiến tranh là một điều bất đắc dĩ. Trong thời chiến tranh con người thành méo mó, tàn nhẫn, có thể biến thành vô cảm. Nhưng 40 năm sau khi chiến tranh chấm dứt mà còn đem trưng bày “Ðức Vô Cảm” trong hành động dùng búa đập chết mười đồng bào của mình, thì điều này mới thật ghê rợn! Thử nghĩ đến những em nhỏ sinh ra không biết chiến tranh thế nào, khi vào cái viện bảo tàng này, nhìn thấy cái búa dính máu đó. Các em sẽ cảm nghĩ những gì? Con cháu của cái anh huyện đội phó này có muốn nhìn thành tích của cha, ông họ hay không? Trưng bày một khí cụ giết người không ghê tay, thái độ vô cảm đã ăn sâu vào cốt tủy!

Nhưng những người vô cảm thường không quan tâm đến chuyện giáo dục trẻ em. Ðối với đám trẻ con đó, cứ cho chúng leo dây qua sông đi học, cứ để bố con chúng chui bao ni lông mà lội qua sông cũng được. Chúng đói hay no, quần áo lành hay rách, đến trường có học được cái gì không, “lãnh đạo” còn lo toan những “vấn đề” (gọi là vĩ mô) không có thời giờ biết tới.

Cho nên mới có cái cảnh những trường tiểu học không có nhà vệ sinh. Trường Lộc Bảo, với hơn 200 học sinh là một thí dụ. Suốt bảy năm qua học sinh và các thầy cô trường Lộc Bảo phải tự lo lấy . “Tới giờ ra chơi nữ sinh phải chạy ra gần suối, nam sinh thì ra phía đồi cỏ, còn thầy cô phải xách xe chạy về nhà, cách trường ba cây số. Vì nhà dân chúng chung quanh cũng không ai có nhà vệ sinh để nhờ.”

Phải nói, nước ta do một đám người hoàn toàn vô cảm cai trị từ trên xuống dưới. Mắt vô cảm, tai vô cảm, cái mũi cũng vô cảm. Tấm lòng thì đã hoàn toàn vô cảm từ lâu rồi! Những ông bà lãnh đạo Chữ Thập Ðỏ, những người phụ trách tang lễ, cho tới các ông bà hiệu trưởng cũng chỉ là nạn nhân của một nền văn hóa vô cảm do đảng Cộng Sản gieo rắc hơn nửa thế kỷ nay.

 

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

  1. khong co chu nghia,cs hay chu nghia xh.khong the phu nhan duoc tien che do hien nay qua tot dep.hau che do hien nay muc rua thoi nat.giong nhu tien che do nha tien LE.Le Hoan vi vua anh minh.Con Long Dinh lai la bao chua.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here