Mặc dù tình hình ngoại giao giữa Trung quốc và Nhật Bản hiện nay đang có nhiều căng thẳng, nhưng các chuyên gia, học giả của hai quốc gia này vẫn có nhũng trao đổi về ngành nghề chuyên môn qua các buổi hội thảo. Mới đây trong một cuộc hội thảo về vấn đề Chống ô nhiễm môi sinh & Bảo vệ môi trường trong sạch tại Bắc Kinh giữa các chuyên gia học giả Nhật và Trung quốc, đến phần mạn đàm một số học giả Trung quốc hỏi rằng quý vị có biết làm nghề gì ở Hoa lục nguy hiểm nhất không ?
Các học giả Nhật ngần ngừ một chút rồi trả lời rằng có lẽ là nghề làm phu nghành than mỏ vì theo số liệu do chính phủ Trung quốc của qúy vị công bố là mỗi năm có trên 1000 người làm nghề phu than mỏ bị thiệt mạng vì tai nạn nghề nghiệp.
Các học giả Trung quốc lắc đầu và nói là con số này phải nhân thêm 10 lần mới phù hợp với thực tế, không phải chúng tôi lộng ngôn đâu mà do kinh nghiệm sống dưới chế độ Cộng sản từ nhỏ đến bây giờ. Theo chổ chúng tôi biết có kiểm chứng đàng hoàng thì mỗi năm ít nhất có trên 10.000 người làm nghề than mỏ bị thiệt mạng. Con số đó đã làm cho nhiều người nổi da gà, tuy nhiên nếu tính theo phần trăm thì nó chưa phải là cao nhất đâu vì có tới cả triệu người làm nghề này, tính ra số tử vong khoảng 10%. Làm Ủy viên bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung quốc mới là nghề nguy hiểm nhất với tỷ lệ rủi ro cao gấp 4 lần nghề làm phu đào than đá. Chúng tôi nói có sách. Mách có chứng chứ không phải phóng đại đâu. Như quý vị đã biết đảng Cộng sản Trung quốc được thành lập từ năm 1921 tính cho đến nay có tổng cộng khoảng 70 người nắm ghế Ủy viên bộ Chính trị. Ngày 03/04/2015 vừa qua, ông Chu Vĩnh Khang (từng nắm chức Ủy viên Thường trực bộ Chính trị ) bị khởi tố về tội tham nhũng, lạm quyền…có thể bị xử tử hình hay ít ra là vào tù bốc lịch cho đến cuối đời, nếu tính thêm ông Khang này vào nữa thì đã có 27/70 Ủy viên bộ Chính trị bị thanh trừng. Vì quyền lực chính trị, lợi ích cá nhân, phe nhóm, họ triệt hạ, thanh trừng nhau sát ván chứ không phải chơi đâu bởi vậy chúng tôi gọi đây là trò chơi giết người theo kiểu bắn súng Cold Nga, bỏ một viên đạn vào súng Cold rồi xoay một vòng, sau đó cầm lên chỉa vào đầu bắn, ai xui bị chết ráng chịu, chứ không phải người sống là thanh liêm, chính nghĩa gì cả. Đành rằng mạnh được yếu thua, nhưng còn thêm phần hên xui trong đó nữa.
Ngày đầu khi mới thành lập đảng Cộng sản Trung quốc, trên toàn cỏi Hoa lục chỉ có 57 đảng viên, thời đó người đứng đầu đảng này là ông Trần Đức Tú chứ không phải Mao Trạch Đông, Về sau hầu như bị loại ra hết chỉ còn ông Mao Trạch Đông và ông Đổng Tất Vũ là lưu danh muôn thuở của đảng này. Sau khi thành lập tân chính quyền, ông Mao đã ra tay thanh trừng một số đối thủ chính trị của ông ta trong đó có ba tên tuởi lớn là Lưu Thiếu Kỳ (Chủ tịch nhà nước), Lâm Bưu (Phó Chủ tịch đảng) và Bành Đức Hoài (Bộ trưởng Quốc phòng). Tháng 9 năm 1976 sau khi ông Mao chết được 1 tháng thì Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn trong một nhóm được gọi là Tứ Nhân Bang bị Hoa Quốc Phong mới lên kế vị ông Mao bắt giam về tội chống Đảng, một bản án tử hình dành cho 4 nhân vật này, nhưng sau đó rút xuống thành chung thân. Lịnh bắt Tứ nhân bang do ông Hoa Quốc Phong ký, nhưng phải hiểu là do ông Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và Diệp Kiếm Anh chủ đạo.
Sau biến cố Thiên An Môn, việc đấu đá nhau trên thượng tầng lãnh đạo rất gay gắt có thể dẫn đến tan rả đảng nên ông Đặng Tiểu Bình phải tuyên bố mấy chữ ‘’Hình Bất Thượng Thường Ủy’’, tức là miễn truy tố tội hình sự đối với Ủy viên bộ Chính trị. Đây là một cái luật bất thành văn từ năm 1989 đến nay, nhưng ông Tập Cận Bình xé rào ra lịnh bắt ông Chu Vinh Khang. Có nhiều nguồn tin cho biết những người cùng phe hay có quan hệ với ông Khang sẽ liên kết để lật đổ ông Tập trước khi chính mình bị thanh trừng. Máu sẽ trả bằng máu đó là một sự thật của việc tranh dành quyền lực ở Trung quốc dưới chế đ ộ Cộng sản.
Để kết thúc cuộc mạn đàm các học giả Trung quốc nói rằng làm chính trị ở các nước tự do, dân chủ chẳng có gì đáng nguy hiểm, nhưng cùng ngành nghề này ở Trung quốc thì lại khác tuy bề ngoài làm như vẽ chẳng có chuyện gì cả.
Theo nhận định của các học giả Nhật thì qua cuộc mạng đàm này cho thấy người Trung quốc ngày nay không còn sợ hãi chính quyền độc tài của họ như trước đây nữa. Từ việc không còn sợ hãi đi đến chuyện đứng lên thay đổi thể chế độc tài là một khoảng cách ngắn. Điều này đã được lịch sử chứng minh.