Trong thời gian vừa qua, một loạt các phí và lệ phí đã được Bộ Tài Chính ban hành, để bù đắp thâm hụt ngân sách, trả nợ và thiếu hụt về chi cho đầu tư, sẽ có nhiều khoản phí phải thu thêm.
Vào ngày 11/04 vừa qua tại Hà Nội, các chuyên gia kinh tế Việt Nam cùng các doanh nghiệp đưa ra tại Hội thảo “Cộng đồng kinh tế ASEAN và Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” về chuyện thâm hụt ngân sách là chuyện xảy ra hàng năm do lối tiêu xài hoang phí, bất hợp lý của nhà nước.
Theo đó, năm 2015, tổng nợ đến hạn phải trả chiếm 30% số thu ngân sách, trong khi năm 2014 là 26%. Hàng năm Việt Nam chi thường xuyên cho ngân sách vẫn giữ ở mức 70%. Còn chi đầu tư và trả nợ chia nhau 30% còn lại.
Bà Phạm Chi Lan một kinh tế gia cho biết, nếu phí, phụ phí không được kiểm soát, sắp tới rất có thể Việt Nam sẽ mất lợi thế của một nền sản xuất chi phí rẻ so với nhiều nước khác.
Trong năm 2015 đã thấy xuất hiện thêm nhiều hình thức thu phí, lệ phí là nhằm bù đắp thiếu hụt của thu ngân sách Nhà nước. Với tình trạng này năm 2015 sẽ không có đồng nào ngân sách chi cho đầu tư. Toàn bộ chi cho đầu tư Việt Nam phải đi vay, đưa đến nợ công tăng tới mức báo động theo Ngân hàng Phát triển Á châu mới đây.
Theo kế hoạch trả nợ, tính đến hết năm 2015, tổng số nợ mà Việt Nam phải trả đã lên đến 150,000 tỷ đồng (7,1 tỷ đô-la). Đây là số nợ trong nước, nợ phát hành trái phiếu Chính phủ trước đó, nợ của các định chế tài chính quốc tế mà Việt Nam vay. Nhiều năm qua, ngân sách thường không đủ trả nợ, Việt Nam lại phải vay đảo nợ, gia hạn thời gian trả nợ bằng phát hành trái phiếu Chính phủ.
Cuối cùng, không ai khác mà chính mọi tầng lớp dân chúng Việt Nam là người è cổ ra trả nợ, đóng thật nhiều phí và lệ phí để duy trì một chính phủ kém năng lực, nhưng mạnh tham nhũng.