Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (2)

- Quảng Cáo -

duongxualoicuHoàng Thi Thơ cũng có những bản nhạc kể lại những mối tình thường là đau khổ của những người con gái “hồng nhạc bạc mệnh”, “Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ”, “Chuyện tình La Lan”, “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi”, “Nỗi buồn Châu Pha”… Sơn Ca và Thanh Lan ưa hát những bản nhạc này lắm, cô ca sĩ nào cũng đầm đìa nước mắt, làm khán giả cũng thương dùm phận gái trong thời loạn, những người con gái có trái tim lãng mạn, nhạy cảm (người trinh nữ tên Thi), “Ai buồn hơn ai”…

Qua những hoạt cảnh quê hương, một thời miền Nam VN được sống lại những mối tình mộc mạc, những hình ảnh êm dịu của làng mạc, lũy tre, đêm trăng có tiếng chày giã gạo, có đám trai gái hò qua, đáp lại phá phách nhau, những hình ảnh bị lãng quên vì chiến tranh, với giọng hát của cặp song ca Sơn Ca, Bùi Thiện. Sơn Ca thật duyên dáng, giọng hát lanh lãnh và Bùi Thiện, một giọng miền Bắc, điêu luyện đã làm say mê nhiều tầng lớp khán giả khác nhau.

Một trong những bài sáng tác đầu tiên của Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là vào năm 1949, mang nhiều ý nghĩa của một sự dứt khoát, đó là “Xuân chết trong lòng tôi,” kết thúc những năm ông đi theo kháng chiến và trở về thành (Huế).

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người duy nhất đã được Bộ Thông Tin VNCH và Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị nhiều lần cử thành lập và dẫn các đoàn văn nghệ Việt Nam đến Âu Châu trình diễn… nhất là trong thời gian có hòa đàm Paris.

- Quảng Cáo -

Nói đến vũ, tên tuổi của Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cũng đã chói sáng cùng với vũ sư Trinh Toàn và vũ sư Lưu Hồng trong công trình nghiên cứu và sáng tạo vũ dân tộc, dựng lên các điệ.u dân vũ hấp dẫn và sống động. Những điệu vũ như: Vũ múa trống, Vũ lên đồng, Vũ múa nón, Múa xòe, Múa Koho…

Trong lãnh vực điện ảnh, Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là đạo diễn sáng tác vỡ nhạc kịch đầu tiên năm 1963, mang tên “Từ Thức lạc lối bích đào,” năm 1964, vỡ nhạc kịch thứ nhì “Dương Quí Phi”, năm 1966 vỡ “Cô gái điên,” năm 1968 vỡ “Ả Đào say”…

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here