Lại thêm khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối ở đèo Hải Vân

- Quảng Cáo -

Lại thêm khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối ở đèo Hải Vân

3spYuI7uSự việc tỉnh Thừa Thiên – Huế đã cấp phép cho Cty CP Thế Diệu của Trung cộng xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine ở khu vực Cửa Khẻm – mũi vươn ra biển xa nhất của đèo Hải Vân, đã khiến dư luận phản đối gay gắt. Bây giờ lại có thêm tin tỉnh này cũng đã cấp 100ha đất cho một Cty nước ngoài thực hiện dự án tương tự, phần đất được cấp ở khu vực Bãi Chuối, sát bên Khu du lịch World Shine.

Ông Nguyễn Quê, Phó Trưởng ban phụ trách Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây, Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết năm 2009 Cty TNHH MTV Bãi Chuối , Tổng giám đốc là ông Lim Kam Lo, người Tàu, đã được tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp 100ha đất ở khu vực Bãi Chuối (thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên – Huế) để xây dựng khu nghỉ dưỡng.

Dự án này có vốn đầu tư 102 triệu USD, thời hạn thực hiện 50 năm, tiến độ thực hiện qua 2 giai đoạn (khởi công từ tháng 1.2009 đến tháng 8.2014). Vị trí thực hiện dự án nằm cạnh Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế.

- Quảng Cáo -

Như vậy, cả hai dự án được tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp phép xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân đều là của Cty nước ngoài – Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế của nhà đầu tư đến từ Trung cộng; Khu du lịch nghỉ dưỡng Bãi Chuối của nhà đầu tư gốc Tàu có quốc tịch Canada.

Sau sự lên tiếng phản đối của Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh quân khu V, mới đây Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV cũng đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc cho nước ngoài vào làm kinh tế tại vị trí xung yếu đó.

Theo tướng Thước, làm kinh tế mà có lợi cho quốc gia thì không ai phản đối bởi đất nước càng ngày càng mạnh lên. Nhưng nếu làm kinh tế mà không nghĩ đến Quốc phòng – An ninh thì có cái lợi trước mắt nhưng cái hại lại về lâu dài.

Tướng Thước khẳng định: “Bất kỳ một tổ chức nước ngoài nào cũng không được phép làm kinh tế tại khu vực đó. Tại đó có thể làm kinh tế nhưng phải là do doanh nghiệp của Việt Nam tiến hành. Việt Nam phải làm chủ hoàn toàn vị trí đó“.

 

Tân Sơn Nhất: Máy bay ‘suýt va nhau’ khi cất cánh

 Một chiếc máy bay trực thăng quân sự đã suýt va chạm với một máy bay dân sự của Vietnam Airlines trên vùng trời sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Sự việc xảy ra ngày 29/10, nhưng báo cáo về vụ việc chỉ mới được Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam gửi cho Cục Hàng không Việt Nam hôm 18/11.

khongluu_VNTrong tin đăng ngày 20/11, báo Tuổi Trẻ dẫn báo cáo của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cho biết lúc 11h41 ngày 29/10, một chiếc Airbus A231 của Vietnam Airlines nhận lệnh cất cánh ở đường cất hạ cánh 25R từ bộ phận kiểm soát không lưu của sân bay Tân Sơn Nhất. Chỉ 9 giây sau đó, một chiếc trực thăng Mi172/423 cũng được bộ phận chỉ huy bay quân sự ra lệnh cất cánh. Khi máy bay của Vietnam Airlines đang ở độ cao khoảng 152m thì chiếc trực thăng quân sự „cắt ngang phía trước“, ở khoảng cách chỉ khoảng 60m.

Trong cuộc phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ hôm 19/11, ông Đỗ Quang Việt, Cục phó Cục Hàng không Việt Nam, cho rằng sự cố là do lỗi của kiểm soát viên không lưu quân sự vì đã không báo trước cho kiểm soát viên không lưu dân sự nên đã để xảy ra sự cố trên. Nếu muốn để máy bay cắt ngang đường hạ cánh, phía quân sự phải thông báo trước với phía kiểm soát viên dân sự rồi mới được thực hiện.

Đây không phải là vụ việc duy nhất bị cho là liên quan đến chất lượng kiểm soát viên không lưu trong thời gian gần đây.

Hồi giữa tháng 11, các báo dẫn lời ông Đinh Việt Thắng, Tổng giám đốc VATM nói các nhân viên không lưu trong nước “có tỷ lệ tay nghề trung bình và yếu chiếm khoảng 40%”.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cũng được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói tại một buổi làm việc về nâng cao chất lượng, an toàn bay gần đây rằng “sở dĩ nguồn nhân lực của hàng không Việt Nam kém là do các tổng công ty quản lý cảng, quản lý bay … nhận vào toàn con cháu nên không nói được”.

 

Tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam

ted_osius
Ông Ted Osius, tân Đại sứ Mỹ tại VN

Hôm 18.11. 2014, Thượng viện Hoa Kỳ đã chính thức chuẩn thuận ông Ted Osius, nhân vật được Tổng thống Barack Obama đề cử vào chức vụ Đại sứ Mỹ tại Việt Nam thay thế người tiền nhiệm là ông David Shear. Ông Shear được giao nhiệm vụ nắm giữ vị trí Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Ông Osius là một nhà ngoại giao kỳ cựu của chính phủ Mỹ đã từng làm việc tại một số đại sứ quán ở châu Á như Indonesia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam và Ấn độ. Năm 1996, ông là một trong số các nhà ngoại giao Mỹ đầu tiên đến làm việc tại Việt Nam. Ông từng giữ chức tùy viên chính trị tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Sài Gòn và tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Việt Nam từ năm 1997 đến 2001.

Ông cũng là một trong những người kêu gọi Washington xem xét gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Dẫu vậy, ông Osius thừa nhận rằng Hà Nội và Washington vẫn còn phải đối mặt với ‘các khác biệt thật sự’, nhất là về nhân quyền.

Trước khi được bổ nhiệm làm đại sứ tại Việt Nam, ông là giáo sư tại đại học Hải quân Hoa Kỳ và chuyên gia của Viện Nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế .

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here