Kỷ niệm 25 năm bức tường Bá Linh xụp đổ

- Quảng Cáo -

Vào ngày 9 tháng 11 vừa qua, nước Đức đã long trọng tổ chức kỷ niệm 25 năm ngày xụp đổ của Bức Tường Bá Linh, còn gọi là Bức Tường Ô Nhục. Sự xụp đổ của bức tường là mốc điểm nổi bật của sự xụp đổ hằng loạt các quốc gia CS tại Đông Âu vào cuối thập nhiên 80. Đây là một biến cố vĩ đại làm thay đổi cục diện thế giới, chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh giữa 2 khối Tư Bản và Cộng Sản, kéo dài bốn thập kỷ, từ 1947 đến 1989.

Thủ tướng Angela Merkel, đã cho biết trong buổi lễ: “Tôi nghĩ các bạn không bao giờ quên cảm giác khi đó – ít nhất là tôi sẽ không bao giờ quên nó”, bà Merkel nói. “Tôi đã phải đợi 35 năm cho cảm giác tự do này. Nó đã thay đổi cuộc đời tôi”.

Một sự kiện lớn làm thay đổi cuộc diện thế giới vậy nhưng mãi đến ngày hôm nay, sau 25 năm, báo chí VN mới dám công khai nói lên sự kiện này một cách khách quan trên báo Dân Trí khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Facebooker Kenny Vu: “Bức tường Bá Linh đổ ngày 9/11/ 1990 sau 25 năm giờ mới thấy báo chí chính thống Việt Nam đăng tin . Ở Việt Nam chỉ biết nước Đức thống nhất chứ không hiểu thống nhất như thế nào. Bây giờ nhờ bài báo của Dân Trí nên mới hiểu thêm được sự bưng bít thông tin thời đó.”

- Quảng Cáo -

Nhiều facebooker đã ngậm ngùi về số phận của Việt Nam khi so sánh với nước Đức, họ đã chia sẻ tâm tình của mình qua sự kiện này như sau:

Facebooker Đặng Nghĩa Ái: “Tại sao nước Đức thống nhất trong sự vui mừng, đầm ấm 2 bên, không còn hận thù. Còn Việt Nam thống nhất nhưng vẫn còn sự hận thù, chia rẽ dân tộc, giữa giai cấp lãnh đạo và người dân?

Facebooker Nguyễn Đình Hà đã viết như sau: “Ngày này của 25 năm trước, bức tường “ô nhục” tại Berlin sập đổ – sự khởi đầu cho việc Thống nhất nước Đức 1 năm sau đó. Hàng triệu người với ý chí và khát vọng tự do đã không ai bảo ai, không ai đùn đẩy ai và cũng không ai sợ mình lẻ loi trên con đường kiếm tìm tự do, dân chủ và thống nhất của nước Đức. Đó là lý do tôi yêu nước Đức, yêu quý người Đức và mong muốn Việt Nam làm được 1 sự thống nhất như người Đức đã làm. HÃY NHÌN NƯỚC ĐỨC MÀ HỌC HỎI!”

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here