„Giữ nguyên trạng biển Đông“: Trung cộng chỉ ghi nhận

- Quảng Cáo -

„Giữ nguyên trạng biển Đông“: Trung cộng chỉ ghi nhận

Ngày 20.10, bên lề phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13 CSVN, ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã trao đổi với báo chí về chuyến đi Tàu của đoàn tướng lãnh cao cấp quân đội nhân dân Việt Nam từ ngày 16 đến 18.10.2014 vừa rồi.

PQThanh400x300Trả lời câu hỏi về việc trong chuyến thăm, đoàn có nêu ra việc Trung Quốc đốc thúc nhiều hoạt động xây dựng trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như chuyện giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5 hay không, Phùng đại tướng khẳng định hai bên đã có trao đổi, thống nhất phải thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nghĩa là không mở rộng, làm phức tạp thêm tranh chấp, không cắm mới vào những nơi mà các bên chưa cắm. Ngoài ra Phùng đại tướng còn nói đã đề nghị phía Trung cộng sớm dỡ bỏ cảnh báo về du lịch để nhân dân hai nước đi lại, giao lưu.

Tuy nhiên, cũng theo lời Phùng đại tướng thì khi trao đổi, nói chung phía mà phùng đại tướng gọi là bạn chỉ „ghi nhận ý kiến của phía Việt Nam” mà không đưa ra cam kết hay hứa hẹn gì.

- Quảng Cáo -

Được biết cũng trong chuyến đi sang Tàu kỳ này của Phùng đại tướng và đoàn tùy tùng, hai bên đã ký một bản ghi nhớ về kỹ thuật để thiết lập đường dây liên lạc thường xuyên trực tiếp giữa hai bộ trưởng quốc phòng, để khi có tình huống va chạm, vụ việc xảy ra trên biển, hai bên có thể trao đổi với nhau, kiểm soát được những diễn biến trên biển, tránh xung đột.

Dư luận cho rằng dù phía mà Phùng đại tướng gọi là bạn có hứa hẹn hoặc cam kết đi chăng nữa thì cũng bằng không, vì những lật lọng, đểu cáng của cái gọi là „16 chử vàng và 4 tốt“ còn rành rành ra đó.

 

Tàu ngư dân Lý Sơn bị chặn phá khi khai thác ở Hoàng Sa

4-duoi_dgykChiều 22-10, ông Lê Khuân, Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá An Vĩnh, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), cho biết: Trong lúc đang khai thác rau chân vịt tại ngư trường Hoàng Sa, tàu cá QNg 96017 TS do ngư dân Nguyễn Ngọc Khánh (ở thôn Đông, xã An Vĩnh) làm thuyền trưởng bị tàu của lực lượng chức năng Trung cộng rượt đuổi, đập phá tài sản gây thiệt hại nặng.

Theo lời kể của thuyền trưởng Khánh, tàu của ông và sáu ngư dân rời đảo Lý Sơn ra ngư trường Hoàng Sa vào ngày 27-9. Khoảng 12 giờ ngày 14-10, khi tàu đang khai thác rau chân vịt gần đảo Bom Bay thì bị một tàu hải giám Trung cộng thả canô rượt đuổi. Sau khi cập được mạn tàu cá, sáu người Trung Quốc đi trên canô đã nhảy lên tàu cá uy hiếp ngư dân và chặt phá 400 m dây hơi, làm hư hỏng một thuyền thúng, đập phá cửa kính cabin và lấy đi một mỏ neo cùng một đòn dây neo. Trước khi rút lui, những người này còn vứt bỏ xuống biển gần 2 tấn rau chân vịt đã được phơi khô, buộc tàu ông Khánh phải chạy về đảo, ước tính thiệt hại gần 100 triệu đồng.

 

Giáo dân Thái Hà biểu tình trước UBND quận Đống Đa và đất Hồ Ba Giang

8Chiều ngày 23.10.2014, bà con giáo dân giáo xứ Thái Hà đã tập trung về nhà xứ làm khẩu hiệu yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội dừng ngay các hoạt động xâm phạm đất hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà trong mấy ngày qua. Bà con giáo dân đi bộ lên UBND Quận Đống Đa nộp đơn thư khiếu nại.

Khoảng 14g45 thay vì tiếp công dân, UBND quận Đống Đa sai dân phòng ra giật xé hết những khẩu hiệu bằng giấy trên tay bà con.

Cán bộ UBND quận không tiếp công dân nên bà con cùng nhau tiến ra khu đất hồ Ba Giang phản đổi và yêu cầu dừng ngay việc thi công trái pháp luật trên đất tôn giáo của Tu viện DCCT Hà Nội.

Được biết trong mấy ngày vừa qua nhà cầm quyền quận Đống Đa, Tp. Hà Nội đã ngang nhiên, đơn phương đưa công nhân và các máy móc đến xây dựng trên phần đất Hồ Ba Giang thuộc quyền sở hữu của DCCT Hà Nội và giáo xứ Thái Hà. Phần đất mà phía nhà Dòng vẫn còn lưu giữ công văn của nhà cầm quyền Hà Nội khẳng định đất Hồ Ba Giang “hiện do Giáo xứ Thái Hà quản lý”. Nhưng, bất chấp tất cả, nhà cầm quyền Hà Nội ngang nhiên ngồi trên pháp luật, sẵn sàng cưỡng chiếm đất của Tôn giáo.

Giáo xứ đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp tới ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội yêu cầu dừng ngay các hành vi vi phạm, trả lại đất cho nhà Dòng và Giáo xứ Thái Hà, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội cố tình làm ngơ, coi thường pháp luật.

 

Vợ của tù nhân Phan Văn Thu viết tâm thư kêu cứu

Bà Võ Thị Thanh Thúy, 47 tuổi, cư dân thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, vợ của tù nhân tôn giáo Phan Văn Thu đang thụ án chung thân trong lao tù cộng sản, vừa phổ biến Bức tâm thư kêu cứu, nhằm nói lên những sự khuất tất trong vụ án có tên là Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn.

phan-van-Thu
Ông Phan Văn Thu

Ông Phan Văn Thu, một cư sĩ Phật giáo bị nhà cầm quyền cộng sản vu cho tội âm mưu lật đổ chính quyền và kết án tù chung thân.

Theo bức tâm thư, công ty Quỳnh Long muốn xây khu du lịch sinh thái ở khu vực núi Đá Bia, đã mời ông Phan Văn Thu từ Bình Định đến làm người trực tiếp chỉ huy công việc. Ông Thu là người thành lập Ân Đàn Đại Đạo vào năm 1969. Sau năm 1975, nhà cầm quyền cộng sản tịch thu chùa chiền và giải tán tăng ni. Nhưng khi biết tin ông Thu về làm việc tại khu sinh thái Đá Bia, các giáo hữu và tín đồ lần lượt tìm đến. Ban ngày họ làm công việc xây dựng khu sinh thái, tối đến thì học đạo pháp từ ông Thu.

Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vốn xem mọi hoạt động tôn giáo là mối đe dọa tiềm tàng. Đầu tháng 2 năm 2012, công an tỉnh Phú Yên mở chiến dịch bắt người và đóng cửa công ty Quỳnh Long. Tháng 2 năm 2013, tòa án tỉnh Phú Yên kết án 22 người của công ty này với tội danh âm mưu lập đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự và quyết định tịch thu công ty Quỳnh Long và tất cả tài sản có liên quan đến khu sinh thái Đá Bia.  Ông Phan Văn Thu lãnh án tù chung thân, và những người còn lại chịu các mức án từ 10 đến 17 năm tù.

Trong tâm thư trên, bà Thúy kể lại nhiều chi tiết trong vụ án Bia Sơn, cho thấy từ đầu đến cuối đầy những sự gán ghép ngụy tạo của các quan chức địa phương. Trước tòa, ông Thu đã kể lại việc nhân viên điều tra buộc ông lấy một bản thánh ca do ông sáng tác, rồi gán cho đó là quốc ca. Họ còn lấy hòn đá họa hình con rùa trong khu du lịch sinh thái, rồi gán cho đó là quốc huy. Họ lại lấy hình tượng viên dung kỳ của đạo Phật, rồi gán cho đó là quốc kỳ. Một viên đá nhỏ có đường nét giống chữ Hán, thì họ gán cho đó là con dấu. Tất cả những quốc ca, quốc kỳ, quốc huy và con dấu gán ghép đó đã được đưa ra trước tòa để làm chứng cứ buộc tội ông Thu cùng ban giám đốc công ty Quỳnh Long là có âm mưu lật đổ chính quyền.

Bà Thúy cho biết bà đã từng làm đơn xin cứu xét để gửi lên chính phủ và các cấp có thẩm quyền để họ xem xét lại vụ án này. Tuy nhiên, trong khi bà đang xin chữ ký của những người ủng hộ, thì tỉnh Phú Yên bất ngờ tăng án cho 3 cựu nhân viên của công ty Quỳnh Long, từ án treo bị đôn lên 3 đến 4 năm tù. Sau sự việc đó, bà quyết định không gửi đơn nữa, vì sợ nhà cầm quyền địa phương tiếp tục trả thù.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here