13 tướng CS Việt Nam thăm Trung Quốc

- Quảng Cáo -

13 tướng CS Việt Nam thăm Trung Quốc

PhungDaiTuong 400x300
Phùng đại tướng và đoàn tùy tùng

Báo Quân đội Nhân dân đưa tin Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng CSVN dẫn đầu một đoàn đại biểu quân sự cấp cao gồm 13 tướng sang thăm Trung Quốc từ ngày 16.10 đến ngày 18.10.2014.

Tin cho biết chuyến thăm này gọi là “nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa quân đội hai bên và bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương để duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác hữu nghị giữa nhân dân và Quân đội hai nước”. Và được nói sẽ “khẳng định hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước”.
Hai bên mong muốn “tạo nhận thức chung” về các vấn đề an ninh quốc tế, khu vực và mỗi nước.

Thành phần đoàn của ông Phùng Quang Thanh bao gồm nhiều tướng lĩnh hàng đầu Việt Nam, như Phó Tổng tham mưu trưởng, Trung tướng Bế Xuân Trường; Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trung tướng Lương Cường; tư lệnh các quân chủng Phòng không-Không quân, hải quân, Quân khu 2, Quân khu 3…Tuy nhiên lần này không thấy sự có mặt của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, người được cho là đứng đầu ngành đối ngoại quốc phòng.

- Quảng Cáo -

Chuyến đi của Đại tướng Phùng Quang Thanh và đoàn quân sự cấp cao tiếp sau chuyến thăm Bắc Kinh của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh.

 

Tư lệnh hải quân Trung cộng đích thân thị sát đảo ở Trường Sa

tulenhhaiquanTC
Tư lệnh hải quân Trung cộng Ngô Thắng Lợi

hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Chuyến đi được mô tả là „chưa có tiền lệ“ kéo dài một tuần để thị sát công tác lấn biển mà Trung Quốc thực hiện trên các hòn đảo này trong những tháng gần đây.

Báo chí Hong Kong và Đài Loan dẫn lời ông Lý nói rằng đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông qua dự án lấn biển và xây dựng các hòn đảo nhân tạo, gây quan ngại cho các nước, trong đó có Việt Nam.
Phía nhà cầm quyền CS Việt Nam chưa lên tiếng về thông tin chuyến thị sát của Tư lệnh hải quân Trung cộng tại nơi mà trước đây từng nhiều lần khẳng định „chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông’.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel từng lên tiếng chỉ trích ‘hành động đơn phương, gây mất ổn định’ của Trung Quốc ở biển Đông, trong đó có „các hoạt động lấn biển tại nhiều địa điểm“.
Tin cho hay, Đài Loan đang cân nhắc củng cố sự hiện diện quân sự thường trực ở biển Đông bằng cách đưa các tàu hải quân ra thả neo gần các quần đảo tranh chấp.

Đài Bắc hiện thực hiện dự án xây cảng trị giá 100 triệu đôla trên đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là Ba Bình) thuộc quần đảo Trường Sa.
Khi toàn tất vào năm sau, cảng này có khả năng cho các tàu tuần duyên và quân sự nặng 3.000 tấn cập bến.

 

Tranh cãi về dự án xây phi trường Long thành

images953822_images913617_san_bay_Long_Thanh
Phối cảnh phi trường Long Thành

Nếu được chấp thuận, một phi trường quốc tế mới sẽ được xây ở Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Dự trù đây sẽ là phi trường lớn nhất Việt Nam, và là trung tâm hàng không chủ yếu của toàn khu vực Đông Nam Á. Dự án này đang khơi dậy nhiều quan điểm khác biệt trong công chúng cũng như trong giới quan chức chế độ.

Tin cho hay Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã phê chuẩn một phúc trình về đầu tư của dự án xây phi trường quốc tế Long Thành. Theo đó, phi trường quốc tế mới sẽ được xây trên một diện tích 5.000 hectare, với kinh phí đầu tư vào giai đoạn 1 dự trù lên tới hơn 7,8 tỉ Mỹ Kim, trong số này, 4 tỉ sẽ dược trích ra từ ngân sách quốc gia, trái phiếu và nguồn vốn ODA.

Tuy đồng ý về sự cần thiết phải xây phi trường mới hoặc tân trang phi trường hiện nay, nhiều người dân địa phương và cả các quan chức đã bày tỏ ý kiến chống đối hay quan ngại về việc tiến hành dự án tại thời điểm này. Tiến sĩ Đinh Thanh Bình, Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản trị giao thông vận tải cho rằng, nếu xây dựng phi trường quốc tế Long Thành mà phi trường Tân Sơn Nhất vẫn dùng song song, là lãng phí. Bà Bình cũng cảnh cáo là nếu không thật sự có nhu cầu thì khi xây dựng lên chắc chắn sẽ không có khách. Ông Nguyễn Xuân Tự, vụ trưởng Vụ Giám sát thẩm định đầu tư, cho biết nhà nước sẽ chỉ đầu tư 4 tỉ Mỹ kim, phần còn lại sẽ được xã hội hóa. Nhưng ông nhìn nhận là việc thu hồi vốn cho các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất khó.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here