Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phúc trình về sự “bạo hành” của công an CSVN

- Quảng Cáo -

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phúc trình về sự “bạo hành” của công an CSVN

HRW 400x300Hôm thứ Ba ngày 16/9, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), vừa công bố bản phúc trình về tình hình bạo lực của công an CSVN đối với những người bị giam giữ dưới tiêu đề „Công an: Những cái chết trong trại giam và sự bạo hành của công an Việt Nam“.

Bản phúc trình thuật lại trường hợp 14 nạn nhân mất mạng và bốn người chết không rõ nguyên do, sáu người được cho là „tự tử“ và bốn người nữa chết „vì bệnh“. Tất cả đều xảy ra trong trại tạm giam hay đồn công an.

Theo phân tích của HRW, yêu cầu bảo vệ chế độ khiến công an CSVN đặt nặng yếu tố „trung thành với chế độ’ trong việc tuyển dụng và đào tạo lực lượng. Điều này khiến CSVN ‘không được chuyên nghiệp hóa một cách thật sự“.

- Quảng Cáo -

Một nguyên nhân quan trọng nữa, theo HRW, là việc lực lượng công an cấp xã, phường „thiếu được đào tạo“ về luật pháp và nghiệp vụ.

Hơn nữa, nền pháp lý Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh và không đề cao nguyên tắc ‘suy đoán vô tội’ đối với các bị can khiến công an bắt người ‘dựa trên nghi vấn mơ hồ’ rồi dùng biện pháp ‘đánh đập để buộc nhận tội’. Và khi đối tượng bị bắt giam ở đồn công an thì luật sư bào chữa hay người trợ giúp pháp lý ‘hầu như không đóng vai trò gì trong quá trình tạm giữ và lấy lời khai’,

Ông Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Á Châu của HRW, nhận định, đó không chỉ là vi phạm nhân quyền mà còn là “khủng hoảng nhân quyền” còn bị che dấu, vốn gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống thường nhật của người dân Việt Nam.

Tổ chức HRW cũng chỉ ra rằng nhà cầm quyền CSVN „không có ý chí nghiêm túc và có hệ thống để trừng phạt những công an viên bạo hành“. Công an phạm tội chỉ bị „kỷ luật nội bộ nhẹ“, „hiếm khi bị hạ bậc hay buộc ra khỏi ngành“. Bị truy tố hay kết án ‘lại càng hiếm hơn nữa’ và nếu có bị xử thì „chỉ nhận mức án nhẹ hay án treo“.

Một nguyên nhân khác của tình trạng công an CSVN bạo hành là „thiếu hệ thống giám sát, kiểm tra chéo… khả dĩ hạn chế sự lạm quyền của công an“.

Ngoài ra, việc báo chí bị chính quyền kiểm soát và kiểm duyệt đã khiến họ đưa tin về các vụ bạo hành của công an „chưa đầy đủ, thiếu chiều sâu và không đi đến truy cứu trách nhiệm“.

HRW cho biết bản phúc trình này dựa trên những thông tin họ thu thập được từ báo chí chính thống của Việt Nam, từ thông tin của những nhà báo tự do, những blogger độc lập và từ các hãng thông tấn truyền thông nước ngoài.

HRW kêu gọi nhà chức trách CSVN „không khoan dung với tình trạng bạo hành của công an“, „đào tạo đầy đủ cho công an ở mọi cấp“, „lắp camera giám sát ở các phòng giam và phòng xét hỏi“, „tạo điều kiện cho các bị can tiếp xúc luật sư“ và „đảm bảo quyền tự do đưa tin của các nhà báo“.

Ngoài ra, HRW còn khuyến nghị Việt Nam nên có một cơ quan độc lập để xem xét và điều tra các khiếu nại về việc bạo hành của công an.

Cho tới nay người ta thấy không có chỉ dấu nào cho thấy tình trạng bạo hành của công an sẽ suy giảm vì quan hệ 2 chiều đang có. Công an không chỉ tin tưởng “còn Đảng còn mình” mà họ còn biết rất rõ lãnh đạo Đảng hiện nay phải ôm chặt “Còn công an còn mình”. Tiến trình quân sự hóa công an đang diễn ra ngày một nhanh hơn, kể cả việc trang bị xe bọc thép và đã cho phép công an bắn dân ngay trên đường phố.

 

Dầu ăn bẩn từ Đài Loan đã được nhập vào Việt Nam

inspect-ware-house-3856bViệt Nam ở trong số 12 quốc gia và vùng lãnh thổ đã nhập khẩu dầu ăn bẩn của một Công ty Đài Loan, vụ đưa sản phẩm độc hại ra thị trường  từng gây chấn động dư luận từ cuối tháng 8 vừa qua.

Theo VnExpress Cục An toàn thực phẩm Việt Nam xác nhận thông tin và cho biết đã nhận được cảnh báo từ nhà chức trách Đài Loan.

Trước đó phía Đài Loan cho biết sản phẩm dầu ăn làm từ dầu thải bỏ trộn mỡ heo của Công Ty Chang Guann ở Cao Hùng, ngoài việc tiêu thụ ở Đài Loan còn được xuất khẩu qua Việt Nam, Mỹ, Pháp, Australia, New Zealand, Brazil, Chile, Argentina, Nam Phi, Singapore Hong Kong và Trung Quốc.

Trong vòng 6 tháng vừa qua, Công ty Chang Guann đã tiêu thụ tất cả 782 tấn dầu ăn bẩn tại Đài Loan và xuất khẩu ra nước ngoài. Chang Guann đã bị phạt 50 triệu Đài Tệ tương đương 1,67 triệu đô la Mỹ, ông Yeh Wen-Hsiang Chủ tịch Công ty đã bị bắt giữ hôm 13/9.

 

Nước sông Sài Gòn-Ðồng Nai đang bị „bức tử“
songSaiGonTheo báo Thanh Niên, một kết quả nghiên cứu của Tiến Sĩ Nguyễn Ðinh Tuấn, nguyên hiệu trưởng đại học Tài Nguyên và Môi Trường Sài Gòn cho thấy vùng hạ lưu của con sông Sài Gòn-Ðồng Nai, là nguồn nước thô dùng để cung cấp nước sinh hoạt hiện nay cho Sài Gòn, đã xuất hiện chất gây rối loạn nội tiết và dư lượng kháng sinh, với nhiều nơi vượt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, quy trình xử lý nước thải thực tế hiện nay đều chưa có xử lý 2 “hóa chất mới” này.

Tiến Sĩ Nguyễn Ðinh Tuấn nhận xét, sự hiện diện của các dư lượng kháng sinh và các chất gây biến đổi nội tiết dù ở hàm lượng rất nhỏ tại các thủy vực, nhưng có thể gây ra các tác động tiêu cực đến con người và hệ sinh thái.

Các chất này có chủ yếu ở nước thải sinh hoạt, công nghiệp hoặc nông nghiệp. Tuy nhiên nhìn chung, quy trình xử lý nước thải hiện nay không thích hợp để xử lý dư lượng kháng sinh và chất gây rối loạn nội tiết. Vì vậy, các chất ô nhiễm này sẽ tồn lưu và tiếp tục di chuyển ra môi trường, sông suối bên ngoài.

Cảnh Sát Môi Trường Sài Gòn phúc trình, mỗi ngày sông Sài Gòn-Ðồng Nai phải gánh chịu 1.740.000m3 nước thải công nghiệp, trong đó chứa đựng 671 tấn cặn lơ lửng, 104 tấn nitơ, 15 tấn phốt pho và kim loại nặng.

Trong khi đó, một chuyên gia chất thải nguy hại cho báo Thanh Niên biết, hiện nay công nghệ lọc chất thải nguy hại trong cả nước chưa hiện đại, phần lớn đều sử dụng công nghệ đa dụng cho nhiều loại chất thải nguy hại và ở quy mô nhỏ.

Theo Tổng Cục Môi Trường Việt Nam, cùng với những bất cập về vệ sinh môi trường, lượng chất thải nguy hại ngày càng có xu hướng gia tăng, gây nhiều áp lực cho công tác quản lý chất thải nguy hại tại nhiều sông, rạch. Nguyên nhân do có tới gần 70% khu công nghiệp, khu chế trên cả nước không đầu tư hệ thống lọc nước thải tập trung; số còn lại cũng chỉ theo kiểu “gọi là có.”.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here