Bauxite Tân Rai lỗ theo kế hoạch

- Quảng Cáo -

Bauxite Tân Rai lỗ theo kế hoạch

bauxite-nhan-co 400x300Thông tin được đưa ra tại Hội nghị kiểm điểm một năm sản xuất và tiêu thụ alumin và hydroxit nhôm, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng – Vinacomin (gọi tắt Công ty Nhôm Lâm Đồng, đơn vị điều hành tổ hợp bôxit – nhôm Tân Rai, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) vào cuối tuần qua cho biết sau 1 năm đầu hoạt động, dự kiến trong 3 năm tới hoạt động sản xuất tại Công ty Nhôm Lâm Đồng sẽ còn tiếp tục lỗ.

Còn đại diện Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) thừa nhận kết quả tính toán mới nhất cho thấy dự án có thời gian thua lỗ trong bốn năm, nhưng sau 11 năm hoạt động thì thu hồi được vốn.

Trước đó, dự án này đã được xác định sẽ lỗ trong 5 năm và hoàn vốn trong 12 năm, còn dự án Nhân Cơ có kế hoạch lỗ là 7 năm, hoàn lỗ trong 13 năm.

- Quảng Cáo -

Trước báo cáo cho thấy dự án bauxite sau khi đi vào hoạt động có kế hoạch thua lỗ trong vòng 4-5 năm đầu tiên trong khi vẫn xin nhận nhiều ưu đãi về các loại thuế phí, nhiều ý kiến phản biện của các chuyên gia cho biết, nên dừng dự án bauxite Tây Nguyên thậm chí đặt ra nghi ngờ về việc tồn tại lợi ích nhóm rất lớn trong dự án này.

Theo TS Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, nếu cứ làm kiểu thế này thì tốt nhất là cho doanh nghiệp vào tự đào rồi bán đi, hay với doanh nghiệp nước ngoài thì cho không để nhà nước đỡ phải mất thêm tiền. Làm không có lãi rồi lại hứa đến năm 2020 mới có lãi thì đã rõ tính hiệu quả của nó rồi.

Trước đó cũng có nhiều ý kiến của các Đại biểu Quốc hội đánh giá, rủi ro tài chính của dự án bauxite là rất cao. Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Sài Gòn Trần Du lý giải về nhận định đó của mình bằng cách đưa ra con số 600 triệu USD của TKV vay nước ngoài phục vụ đầu tư dự án do Chính phủ bảo lãnh, số tiền này đã thuộc nợ công chứ không chỉ thuộc phạm vi của dự án hay của TKV.

 

Nợ xấu ngân hàng VN chỉ ‘toàn số ảo’

no_xauChuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cảnh báo về các biện pháp xử lý nợ xấu trong khối ngân hàng Việt Nam. Lời cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank), Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank)… đều đã lần lượt gia nhập điều được gọi là “câu lạc bộ quá 3%”;

Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho biết các thông tư đưa ra không được áp dụng. NHNN là cơ quan quản lý thì lại thông cảm với các ngân hàng thì làm gì có con số thật. Con số nào đưa ra cũng là con số ảo cả và bức tranh thực tế không những không được cải thiện mà còn tồi đi.

Ông Thành nói: “Đó là vì ngân hàng cho doanh nghiệp vay, mà doanh nghiệp thi chết hàng loạt. Vừa rồi báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư và Viện thống kê cho thấy doanh nghiệp bị phá sản năm nay còn nhiều hơn năm ngoái. Nếu doanh nghiệp mà như thế thì làm sao mà ngân hàng lại sáng sủa hơn được”.

Ông Thành cũng nói thêm rằng việc đợi tới đại hội đảng mới làm chính sách là “vấn đề của Việt Nam”. “Chính sách kinh tế là ngày hôm nay, chứ sao lại nhìn vào Đại hội. Làm sao để mà doanh nghiệp (hiện tiếp tục đang chết hàng loạt) có thể phục hồi và phát triển, làm sao để doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Làm sao để doanh nghiệp trả lại được nợ xấu. Chuyện kinh tế là chuyện kinh tế còn các ông làm chính trị thì lại là chuyện khác.

Ông Thành nói thêm:“Ai mà suy nghĩ giải quyết kinh tế phụ thuộc vào chính sách của Đại hội thì có lẽ nên nghĩ lại”.

 

Dân ngoại thành Hà Nội cũng vượt sông bằng cáp treo tự chế

daycapvuotsong
Vượt sông tại xã Ðại Mạch, huyện Ðông Anh, Hà Nội

Sau phát hiện chấn động về việc dân Tây Bắc qua suối bằng túi nilon, đến lượt dân Tây Nguyên trổ tài qua suối bằng sợi cáp mỏng manh như làm xiếc.Tưởng rằng việc chỉ xảy ra tại các vùng sâu vùng xa, nhưng ngay tại xã Ðại Mạch, huyện Ðông Anh, Hà Nội hiện nay, người dân vẫn phải qua lại một con sông bằng dây cáp treo tự chế.

Báo Zing dẫn lời một cư dân huyện Ðông Anh là bà Nguyễn Thị Hoa, gọi dây cáp treo là “tời” cho biết, hàng trăm người dân ngoại thành Hà Nội vượt sông mỗi ngày bằng sợi dây cáp treo như thế.

Sợi dây cáp nối bờ sông này và bờ sông kia, treo lủng lẳng một miếng ván đưa người và hàng hóa qua sông, nhờ một động cơ của xe gắn máy. Một người dân huyện Ðông Anh đã sáng chế dây cáp treo đưa khách sang sông, được cư dân địa phương chấp nhận vì họ không còn sự chọn lựa nào khác. Có lẽ họ sợ bị nhà cầm quyền mắng mõ là « nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm » như ông Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội đã từng mắng mõ người dân.

Bà Hoa tâm sự: “Tôi sợ đến nỗi phải nhắm nghiền mắt lại khi ngồi trên miếng ván vắt vẻo vượt sông. Ðã có lần, dây cáp đánh rơi hàng tấn bắp hạt xuống sông, mất hút. Cũng may cho đến nay chưa xảy ra tai nạn cho người qua lại.”

Mới hôm 15 tháng 8, 2014, trục lăn của một cáp treo vượt sông Krông Ana ở huyện Krông Bông, tỉnh Ðắk Lắk bị kẹt thình lình, đã làm bà Nguyễn Thị Thọ, 52 tuổi, cư dân huyện Krông Bông tuột tay rơi nhào xuống sông, ở một độ cao khoảng 10m so với mặt nước. May mắn là bà Thọ còn sống và đã được đưa vào bệnh viện cứu cấp.

Cư dân địa phương nói rằng, đoạn sông Krông Ana ngang địa phận huyện Krông Bông rộng khoảng 10m. Vì thiếu một chiếc cầu, người dân địa phương phải tự chế cáp treo để đu dây qua lại, bất chấp nguy hiểm.

Riêng tại xã Hòa Lễ thuộc huyện sông Krông Bông, Ðắk Lắk có đến 20 cáp treo tự chế giúp người địa phương vượt sông. Người dân cho rằng, vì sinh kế nên phải chấp nhận nguy hiểm mỗi khi đu dây cáp vượt sông, coi như làm một việc “hên xui, may rủi” mỗi ngày.

Trong một bài viết đăng trên báo Đất Việt với nhan đề “Không có cầu, không làm xiếc thì dân biết làm gì? » tác giả Mi An đã chua chát :Nghĩ đi nghĩ lại, chỉ những người dân nghèo là khốn khổ nhất. Họ sung sướng cái nỗi gì khi phải mang tính mạng mình ra mà làm xiếc với dòng nước lũ? Họ chỉ được biết mình không có cầu đi vì trên đang phải chờ kinh phí, đơn giản thế thôi. Họ chẳng bao giờ biết được những công trình chục tỷ, trăm tỷ bị bỏ hoang phơi mưa phơi nắng.

1_142131936
Dân “làm xiếc” qua suối Ea Rếch, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk (ảnh báo Thanh Niên)
- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here