Nhà báo Lê Phú Khải : Những biểu hiện của “nền văn hóa quỳ lạy” dưới chế độ CSVN

- Quảng Cáo -

Catdatchotau300x22520 năm trước TS Hà Sĩ Phu đã nhận định rằng: “cộng sản chỉ là một triều đại phong kiến trá hình”. Các triều đại phong kiến Trung Hoa  và Việt Nam đã triệt để khai thác nền văn hoá Khổng Nho bám sâu trong dân chúng để củng cố cho quyền lực thống trị của họ. Dù vậy thì dân tộc VN vẫn phần nào duy trì được tư tưởng dân chủ ở hạ tầng xã hội thể hiện qua câu “phép vua thua lệ làng”. Nhưng đến thời Cộng Sản, một biến tướng của triều đại phong kiến, thì văn hoá Khổng Nho càng được khai thác để gia cố cho sự thống trị độc tôn của đảng Cộng Sản. Các quan chức cộng sản như bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Tôn Nữ Thị Ninh đã mạnh miệng rao giảng về mối quan hệ giữa “cha mẹ với con cái”, giữa “chủ với chó” để giải thích cho mối quan hệ giữa đảng Cộng Sản và dân chúng. Mới đây, trong bài báo nhan đề “Nền văn hóa quỳ lạy”, nhà báo Lê Phú Khải đã phân tích một cách sâu sắc về nền văn hoá Khổng Nho đã và đang bị đảng CSVN khai thác như thế nào. Hôm nay, trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành sau đây, nhà báo Lê Phú Khải sẽ phân tích những biểu hiện hàng ngày của nền văn hoá đó dưới chế độ cộng sản. Mời quý vị cùng nghe.

 

 

- Quảng Cáo -

4 CÁC GÓP Ý

  1. Phản Biện Bài “Nhà báo Lê Phú Khải : Những biểu hiện của “nền văn hóa quỳ lạy” dưới chế độ CSVN”

    Tôi là Nguyễn Ngọc Hiếu,nam, sn 1973, sống tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Trình độ văn hóa: cử nhân Anh Ngữ, cử nhân khoa học. Nghề nghiệp: Dịch sách báo, viết sách triết học Lão-Trang. Tôi có đính kèm hình bên dưới.

    Tôi nghe CTM gần như không bỏ ngày nào từ 2004 đến nay. Tối 3-7-2014, nghe bài “văn hóa quỳ lạy” của nhà báo Lê Phú Khải (LPK), tôi bực mình, thấy rằng nhà báo này nắm chưa chắc về triết học Việt Nam (là Tam Giáo, CN CS, thêm Cơ Đốc giáo) nói chung và Nho Giáo nói riêng. Nắm chưa chắc mà nói thì giống như vu cáo cho Khổng Tử vậy, mà Khổng là người rất tuyệt, rất vĩ đại.

    LPK nói CS khai thác Nho, kẻ dưới quỳ lạy người trên. Ông đòi hỏi phải dân chủ trong quần chúng trước đã. Tôi kể những cái tốt của Nho để LKP nói ra sao.

    Trước hết Nho giáo có tư tưởng “vô khả, vô bất khả”, rất là siêu hình, uyên áo, không sờ mó được. Biết làm điều nhân nghĩa, nhưng cũng lắm khi Khổng Tử mắng người khác như tát nước vào mặt. Có khi ông bỏ lễ. Theo sách Lã Thị Xuân Thu, họ Quý Tôn nước Lỗ có việc tang, chủ nhân đem ngọc dư và ngọc phiên là hai thứ ngọc quý nước Lỗ thu liệm vào quan tài. Khổng Tử không kịp giữ lễ, vội xuyên qua thềm bước vội lên nói:”Đem liệm ngọc vào áo quan khác nào đem phơi xương thịt ra giữa đồng”. Dùng bạo lực bắt ông thề, thì sau đó ông nuốt lời thề. Đạo Trung Dung của ông là không thái quá, không bất cập. Ông cho rằng Nhan Hồi, môn đệ giỏi nhất của ông, á thánh, chỉ biết nhân mà không biết lúc bất nhân, tức Nhan Hồi là thái quá, nhân quá thì như tục ngữ VN nói:”Làm tốt quá tay, ăn mày chẳng kịp”. Vì thế Nhan Hồi chưa theo kịp Trung Dung nên làm học trò của ông.

    Nói thêm về tính uyên áo của Nho Giáo thời Khổng Tử còn sống thì ta biết ông có tư tưởng “đương nhân bất nhượng ư sư” (Luận Ngữ), nghĩa là làm điều nhân thì không cần nhường thầy. Học trò mà tranh luận với thầy là bình thường, chứ không phải lúc nào cũng nghe thầy răm rắp, là “quỳ lạy”. LPK là người vu cáo Nho quá nặng, nghe chói tai. Tôi học từ các nhà khác và theo góc nhìn riêng của tôi thì ai mà đọc Luận Ngữ, sách chính để nghiên cứu KHổng Tử, không hiểu thì thôi, chứ hiểu thì thay đổi tư tưởng, tính cách ngay!!

    Thêm một thuyết nữa của Khổng Tử là thuyết chính danh. Đó là vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, … Vua ra vua là vua có uy quyền tối thượng, nhưng phải biết dùng người tài. Rồi lại theo lối mà Luận Ngữ thường nhắc:”Người có nhân thì người khác theo về”, suy ra ngay vua là người có lòng nhân, tức thương bề tôi. Cha đối với con cũng vậy, là “cha từ, con hiếu”. Còn cái tư tưởng “quỳ lạy” “Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” không phải của Nho mà là của các Pháp gia. Trong cai trị phong kiến TQ & VN thì “nội Pháp, ngoại Nho”, nên Nho bị giao thoa mà đâm ra bị thiên lệch, hóa một chiều, như thế mới có chuyện vua bắt bề tôi chết thì bề tôi phải theo ngay, cha bắt con chết thì con phải chết mới là có hiếu! Hiểu chỉ có dưới phục tùng trên một chiều là chả hiểu gì về Luận Ngữ, về Khổng Tử, & hiểu Nho từ gốc của nó.

    Đạo Nho còn rộng rãi ở một điểm là cho đến nay, chân lý của nó vẫn được người Mỹ gọi là “golden rule”:”Do not do to others what you would not want they do to you”. Trong Luận Ngữ, Khổng Tử nói quy tắc vàng này là thu tóm cả đạo Nho lại:”Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”, ai làm theo quy tắc này là có đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí , Tín (hóa quân tử rồi !), tiếng Việt ta dịch:”Điều gì mình không muốn, đừng làm cho người khác”. Thế là vua mà muốn cai trị tốt thì không có chuyện nghiêm khắc tới mức bắt quần thần chết tùy tiện, mà là muốn cho quần thần hết lòng phụng sự vua & quốc gia thì nhân ái, tin cậy với họ. Như thế là theo hai chiều, không phải một chiều muốn giết ai thì giết. Ấy, Nho thênh thang như vậy, đâu chật hẹp bắt kẻ dưới luôn phục tùng trên.

    Điểm cuối cùng tôi bàn về Nho với là LPK có bỏ được Ngũ thường “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” không? Nói LPK là bất nhân, bất nghĩa, vô lễ, bất trí, láo toét, LPK có nghe được không? Hay nói con gái, cháu gái của LPK không hề có Tứ Đức “Công, dung, ngôn, hạnh” thì LPK có chịu được không? Công, theo tôi, là giỏi nội trợ, quán xuyến việc nhà, cũng như giỏi việc cơ quan. Dung là nhan sắc đẹp, thêm đoan trang, không được lúc nào cũng liếc mắt đưa tình. Ngôn là ăn nói lịch sự, lễ phép, nếu là trí thức thì thêm việc viết lách thơ, sách, báo, … như Phan Bội Châu, một Nho gia lớn, viết:”Lập thân tối hạ thị văn chương”: Trong việc lập thân, thấp nhất là viết văn. Cuối cùng là đức hạnh. Gia Huấn Ca, tương truyền là của Nguyễn Trãi, viết:”Công, dung, ngôn, hạnh là tiên phàm trần”. Ấy, Tứ Đức hay như thế, nội dung nó “hiện đại” như thế, xưa đúng, nay cũng đúng, LPK phủ nhận Ngũ Thường, Tứ Đức thì bảng giá trị của LPK là gì? Nho còn Tam Cương: Quân, Sư, Phụ; nay ta bỏ “quân”, tức vua đi, thay vào đó là “quốc”, là nước thì đúng ngay.

    Áp dụng vào thực tiễn, các nước đồng văn với ta là Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, tức chung Tam Giáo, nghĩa là xưa họ theo “nội Pháp, ngoại Nho” lại rất phát triển. Tổng thống Đài Loan Tưởng Kinh Quốc làm cái việc nhà Nho nào cũng quan niệm, đó là “thượng hiền”, là “tiến cử hiền tài”. Ông mời các giáo sư người Hoa khắp thế giới về Đài Loan, lắng nghe họ, chọn ra phương án tốt nhất, canh tân xứ sở trở thành giàu mạnh. Cha ông, Tưởng Giới Thạch thì độc tài, nhưng ngay khi trẻ, Tưởng Kinh Quốc đã có tư tưởng tự do, dân chủ. Tôi thấy CS là đại họa, Hồ Chí Minh là tội đồ dân tộc, nhưng nói dân tộc VN có truyền thống, có não trạng “quỳ lạy” thì không đúng, không phải do Nho giáo, mà do các Pháp gia mà ra. Pháp gia thì, như triết gia tập đại thành Hàn Phi Tử chẳng hạn, là một thứ Machiavelli, là hạng tàn nhẫn, mưu mô, triết học của cả hai không có tình thương, ra thực tế áp dụng đã tạo ra một Tần Thủy Hoàng tàn bạo, độc ác, độc tài mà Mao đã học lại, lặp lại. Không! Ai học Nho cũng đều lấy nhân nghĩa làm đầu.

    Nguyễn Ngọc Hiếu, 3-7-2014.

  2. Khổng giáo vĩ đại ….ở chỗ dạy cho con người u mê,thiếu chính kiến ,mất cái tôi….và các nước văn minh có cần cái thuyết lý ngớ ngẩn ấy đâu mà dân tộc họ vĩ đại thế hả…chắc bạn Ngọc Hiếu chưa tiếp xúc với văn hoá Âu Mỹ ..cho nền mất nhiều thì giờ vào mớ u mê ấy .Mao đã từng vứt Khổng vào rọt rác rồi …..họ vứt ta nhặt …đưa lên bảo bối thì thử hỏi …..thông minh ..có lịch sử bốn ngàn năm ở chỗ nào hả trời… Thế hệ ta nhiễm vi rút Khổng của Tàu thì ta phải chữa cho khỏi kẻo gieo bệnh cho các đời sau…

  3. Tôi đã viết kỹ, bây giờ phải lặp lại. Quy tắc vàng của người Mỹ:”Do not do to others what you would not want they do to you”, tức là cái Khổng Tử dạy “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”, nó hai chiều, chứ không phải một chiều kẻ dưới phục tùng người trên mà gọi là “văn hóa quỳ lạy”. Xưa dạy như vậy, nay cũng vậy thôi, không hơn! Tâm lý là do sinh lý điều khiển, mà sinh lý thì hầu như bất biến, nên tâm lý loài người cũng hầu như bất biến. Cho rằng nay hơn xưa thì cứ lấy cái golden rule ấy ra mà so sánh, thử xem Khổng vĩ đại thế nào. Văn minh Âu Mỹ mà maclemao cho là “vĩ dại” thì bạn nhìn đi, có học thuyết nào mang lại sự giác ngộ như đạo Phật, đạo Lão không? Người giác ngộ hai học thuyết này thì giống Phật, Phật Thích Ca, họ lấy ân báo oán rất dễ. Tôi học Quản Trị Học, tức “Tây học”, họ nói con người gần quyền lực là tự nhiên. Tôi phì cười. Cái tôi to quá.Ở Đông hay ở Tây, khác nhau về địa lý, nhưng với người thường, càng có tiền, càng có quyền, thì càng thích. Tâm lý chung như thế mà bạn cho rằng “văn hóa Âu Mỹ” gì gì hơn văn hóa phương Đông thì bạn đánh giá loài người có hai kiểu tâm lý!! Phương Tây mà khám phá ra văn hóa Ấn, văn hóa Trung Quốc thì trong triết học gọi là “Phục Hưng lần hai” đó bạn!

  4. Nam Hàn, Đài Loan, Nhật bản đồng văn với VN, với Tàu, nhưng giàu có, cường thịnh, xh công bằng, v.v… Riêng VN ta còn nghèo thì tôi cho là CS là nguyên nhân, chứ Khổng Tử thì không tác động mạnh, làm VN lạc hậu nữa. Nếu KT mà còn tác động như vậy thì Nam Hàn, Nhật, Đài Loan nghèo à?

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here