Philippines phản ứng quyết liệt bản đồ “nuốt” biển Đông của Trung cộng

- Quảng Cáo -

Philippines phản ứng quyết liệt bản đồ “nuốt” biển Đông của Trung cộng

Hôm 25.6.2014, Bộ ngoại giao Philippines đã chính thức lên án việc Trung cộng phát hành bản đồ “đường 10 đoạn” là một tham vọng bành trướng đang gây căng thẳng ở biển Đông.

Theo trang tin GMA News (http://www.gmanetwork.com/news/story/367491/news/nation/phl-to-china-map-won-t-make-territories-yours), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết chính phủ Philippines đang xem xét lập hồ sơ tiếp tục phản ứng về hành động này của Trung cộng. Cùng quan điểm, Bộ trưởng Truyền thông Philippines Herminio Coloma Jr cũng thẳng thừng cho rằng hành vi dùng bản đồ để đòi chủ quyền toàn bộ biển Đông của Trung cộng chỉ làm hại đến sự ổn định của khu vực.

10doanĐường ranh giới biển trong tấm bản đồ mới này không chỉ “liếm” đến bờ biển của các nước như Brunei, Malaysia, Việt Nam mà còn ôm trọn cả những quần đảo Palawan cũng như Luzon của Philippines.

- Quảng Cáo -

Báo Daily Inquirer (http://globalnation.inquirer.net/107162/ph-china-map-just-a-drawing) dẫn lời giới chuyên gia Philippines nhận định đây là hành động “khiêu khích” mới của Bắc Kinh, sau hàng loạt động thái khai khẩn, mở rộng trái phép ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hôm 26.6.2014, người phát ngôn Bộ Ngoại giao CSVN Lê Hải Bình cũng đã phản đối bước đi mới nhất của Trung cộng như xây dựng trường học và nhà công vụ trên các quần đảo tranh chấp với VN và yêu cầu Trung cộng chấm dứt ngay những hành động nói trên, tuân thủ luật pháp quốc tế, Tuyên bố về ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC), Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, không có hành động tương tự trong thời gian tới.

Trong đường mười đoạn vừa được Bắc Kinh công bố, phần gần Malaysia cách bờ biển bang Sarawak khoảng 55 km. Khoảng 400 mỏ dầu của Malaysia và hàng trăm dự án dầu mỏ khác của nước này nằm rất sâu trong vùng tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung cộng.

Cho tới nay Malaysia và Brunei có khuynh hướng không muốn làm căng ở biển Đông để không làm quan hệ song phương với Trung cộng trở nên xấu đi. Có lẽ vì Trung cộng là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia trong năm thứ năm liên tiếp vào năm 2013, khi trao đổi mậu dịch hai chiều ước tính đạt 62 tỉ USD. Tuy nhiên, Trung cộng vẫn tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực gần Malaysia trên biển Đông. Hồi tháng 1, họ đã cử cả một đội tàu chiến tới rạn James, một dải san hô chỉ cách bờ biển Malaysia khoảng 80 km, mà cả Trung cộng và Malaysia đều tuyên bố chủ quyền.

Theo tiến sĩ Ian Storey, nhà nghiên cứu cấp cao ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore thì sớm muộn gì Malaysia cũng phải có câu trả lời rõ ràng về chính sách của họ ở biển Đông


VN ‘đội sổ“ về đóng góp cho nhân loại

Good Country Index là bảng xếp hạng các quốc gia đóng góp cho nhân loại dựa trên các khảo sát của các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và World Bank của nhà tư vấn chính sách Simon Anholt, người được trao giải Nobels Colloquia năm 2009 bởi một ủy ban gồm 10 người từng nhận Nobel về Kinh tế.

Chi_so_tu_te_the_gioi_infonetTheo kết quả của bảng xếp hạng thì Ireland đứng đầu thế giới, còn Iraq, Libya và Việt Nam ‘cùng xếp hạng dưới đáy’.Trong ba nước này, Iraq (123), Việt Nam (thứ 124) và Libya (125).

Các đánh giá đóng góp của 125 nước dựa trên bảy tiêu chí về thành tích như khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh quốc tế, trật tự thế giới, khí hậu, thịnh vượng, bình đẳng, sức khỏe…Trong các yếu tố được xem xét có số lượng sinh viên nước ngoài học tại nước đó, tiền dành cho gìn giữ hòa bình, số lượng giành giải Nobel.

Ireland đứng đầu, và cùng nhóm đầu bảng là các nước vùng Bắc Âu được cho là “có đóng góp chung nhiều nhất cho nhân loại và hành tinh”, hơn hẳn các khu vực khác trên thế giới.

Anh Quốc đứng thứ bảy và Hoa Kỳ đứng thứ 21 trong khi Kenya đứng thứ 26 trên toàn cầu nhưng là quốc gia đứng đầu châu Phi vì đã “nêu ví dụ đầy cảm hứng” về đóng góp có ý nghĩa xã hội.

Ông Anholt giải thích những yếu tố nội địa không được ông tính, mà chỉ tính đóng góp của nước đó với thế giới bên ngoài.

Về mặt văn hóa, Việt Nam có nhỉnh hơn, đứng thứ 76/125, khá tốt về mặt xuất khẩu đồ sáng tạo nghệ thuật, nhưng lại đứng bét bảng về vấn đề tự do ngôn luận, và cũng âm về tự do đi lại.

Có mỗi một điểm sáng trong hòa bình thế giới của Việt Nam là vấn đề xuất khẩu vũ khí, đơn giản là vì VN chẳng làm được cái vũ khí nào đáng để người khác mua? Hai khoản âm nặng của VN trong lĩnh vực hòa bình và an toàn thế giới là lĩnh vực an toàn internet và lĩnh vực nộp tiền cho quân của Liên Hiệp Quốc.

Về khoản trật tự thế giới thì VN đứng thứ 123/125, nói đơn giản là vô tích sự: không có nuôi được người tị nạn nào từ các nước khác, mà trái lại là cái nguồn sản sinh người tị nạn, cũng chẳng tuân thủ hay ký được nhiều các hiệp định quốc tế. Chỉ có mỗi một điểm “không tối” chứ chưa phải là sáng sủa, đó là có hạn chế được sự bùng nổ dân số.

Về khoản bảo vệ môi trường (hành tinh và khí hậu) thì VN cũng sát đội sổ, đứng thứ 123/125, đặc biệt âm nặng về việc thải chất độc ra môi trường.

Về việc đóng góp vào phồn vinh và bình đẳng kinh tế thế giới, VN ngoi lên được thứ 79/125, tuy chẳng giúp được ai và còn hạn chế tư do thương mại, nhưng  không đến nỗi bị rơi vào cụm các nước ăn bám.

Về khoản đóng góp cho y tế và sức khỏe thế giới, VN cũng lẹt đẹt ở thứ hạng 111/125, chủ yếu là tầu há mồm nhận viện trợ của nước ngoài về lương thực thuốc thang, và lại còn là ổ ma túy. Tuy nhiên có một điểm sáng là có đóng góp vào tổ chức y tế thế giới (WHO).

Tính tổng cộng lại, thì VN đứng thứ 124/125 về độ tử tế trên thế giới.

 

Giải tỏa đã 15 năm nhưng chưa bồi thường cho dân

Theo tin báo Pháp Luật ngày 27.6.2014, đã 15 năm trôi qua, khu quy hoạch giải phóng mặt bằng hơn 42 ha tại khu vực mỏ đá Sông Mây (ấp Sông Mây, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) vẫn còn nhùng nhằng. Một số hộ dân đã di dời nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền bồi thường. Những hộ dân vẫn ở khu đất giải tỏa thì không có điện, cuộc sống hết sức khó khăn.

Theo một số người dân, năm 1999 các hộ ở khu vực nhận được thông báo giải tỏa mặt bằng, thu hồi đất của UBND huyện Thống Nhất (nay tách thuộc huyện Trảng Bom) giao cho lực lượng quốc phòng. Sau nhiều lần họp, địa phương thống nhất những người trong khu giải tỏa sẽ được cấp đất nền trong khu tái định cư Sông Mây (xã Bình Minh), được giải quyết tiền bồi thường. Đến năm 2001, khoảng 10 hộ dân di dời ra khu tái định cư.

12-chot_szgu
Người dân ở khu vực mỏ đá Sông Mây phải ở tạm trong nhà vách tôn.

Tuy nhiên, cho đến giờ này địa phương cũng chưa giải quyết cụ thể về việc bồi thường cho người dân như thế nào. Chưa kể khi ra khu tái định cư họ phải đóng gần 20 triệu đồng mới được nhận nền. Điều này khiến người dân quá thiệt thòi.

Nhiều gia đình không có tiền đóng đã phải vay mượn ngân hàng và luôn hy vọng UBND huyện sẽ trả tiền bồi thường ngay để trả nợ. Tuy nhiên, đã 14 năm số tiền bồi thường đó vẫn… bặt vô âm tín. Đến hạn không có tiền trả nợ, lãi mẹ đẻ lãi con nên một số hộ dân phải bán luôn căn nhà để trả nợ và bỗng dưng trở thành vô gia cư.

Bên cạnh những người ra khu tái định cư thì có những hộ dân nghèo không có tiền đóng nhận nền nên đành phải bám trụ trong khu quy hoạch. Bám trụ lại thì họ không được cung cấp điện để sinh hoạt. Ngoài ra những căn nhà bị hư hỏng sửa chữa, xây dựng lại cán bộ xã tiến hành lập biên bản. Nhiều hộ gia đình phải lấp tạm tấm tôn để ở.

Ông Đinh Thanh Bình, người đang sống trong khu vực quy hoạch, bức xúc: “Đã biết bao lần họp, tiếp xúc cử tri từ cấp tỉnh đến cấp xã chúng tôi đều kiến nghị việc bồi thường giải tỏa mặt bằng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được rõ ràng. Nếu như Nhà nước không cần phải giải tỏa nữa thì thông báo cho người dân biết để xây dựng các công trình đường giao thông, đường điện sinh hoạt chứ cứ để năm này qua năm khác rồi khiến chúng tôi đi không được, ở cũng không xong”.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here