Thưa quý thính giả, từ khi giàn khoan HD981 ngự trị trên lãnh hải VN, dù bị nhà cầm quyền ngăn cấm, người dân VN đã không ngừng lên tiếng phản đối sự xâm lược trắng trợn của Trung Quốc. Có một cuộc biểu tình đã gây xúc động cho nhiều người vì nó diễn ra bất ngờ, với một nhóm nhỏ phụ nữ, trước sứ quán Trung Cộng. Cuộc biểu tình xảy ra vào ngày 7 tháng 6 tại Sài Gòn với một số biểu ngữ chống Trung Quốc xâm lược, có bảng nhắc nhớ đến các sinh viên Thiên An Môn, một biểu ngữ khác viết dòng chữ: “Đàn áp người yêu nước là tay sai giặc tàu”. Xem qua hình ảnh cuộc biểu tình này, người ta mới cảm nhận hết cả tấm lòng của người dân đối với đất nước. Chúng tôi xin mời quý thính giả lắng nghe một số chia sẻ của thân hữu gởi về đài qua cuộc biểu tình trên.
Thính giả Nguyễn Văn Ba viết: Xem qua youtube, có vẻ đơn giản nhưng tôi nghĩ đó là một sự chuẩn bị kỹ càng và đàng sau họ còn biết bao người đã tích cực đóng góp công sức và tài chánh. Nhưng quan trọng hơn hết, sau biểu tình là gì? Ai cũng đoán được là sự can đảm gánh chịu sự đàn áp sau đó! Tôi kính phục họ!
Thính giả Việt Nam viết: Cũng không tránh khỏi đôi chút buồn khi nhìn thấy những dòng xe máy chen chúc dường như lướt qua một cách vô cảm. Có thể tiếng hô và thái độ của nhóm biểu tình lần này và các lần khác đã để lại trong đầu người dân những ấn tượng, từ ấn tượng đến quan tâm, từ quan tâm đến quyết tâm, từ quyết tâm đến hành động tranh đấu là những chặng đường dài ngắn phụ thuộc vào định mệnh của dân tộc. Khi vận nước xoay vần, tất cả thành nguyên tử. Làm sao để cái vận nước này nó mau xoay vần và xoay xong rồi thì phải làm gì chính là nỗ lực của mỗi người dân VN.
Thính giả Nguyễn Hải viết: Những khoảng trống từ những chiếc xe máy chạy ngang đến người biểu tình, không gian rất gần nhưng khoảng cách vô cảm núp sau những chiếc nón bảo hiểm còn rất xa. Tôi hình dung mỗi người dân VN với cuốc xẻng trong tay đang cật lực cố gắng lấp đầy khoảng trống mênh mông đó! Ngày mà những người xung quanh cảm nhận được những người biểu tình đang thay thế họ làm công việc của chính họ. Sự cảm nhận phải bao nhiêu mới đủ để họ tìm ra cách này cách khác ủng hộ những người biểu tình? Nếu họ muốn thì có muôn vàn phương cách! Trong những lần biểu tình công khai, không chỉ được mời tới địa điểm mới gọi là biểu tình, mà đi ngang vào thời điểm đó nếu muốn cũng có thể đóng góp! Mỗi người dân tham gia biểu tình nên suy nghĩ cách kêu gọi họ. Nếu dân ta vô cảm làm sao Quang Trung đã có thể ăn Tết sớm hơn hai ngày và đánh tan quân Đại Hán?
Thưa quý thính giả “lấy dân làm gốc” là một trong những điều vô cùng quan trọng để chiến thắng được giặc ngoại xâm. Trước khi mất, vị tướng lĩnh lỗi lạc về quân sự của đời Trần, Hưng Đạo Đại Vương đã dặn dò lại với vua quan nhà Trần là muốn đánh thắng giặc Tàu phải lấy dân làm gốc, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa. Ngày nay, trước tình hình đất nước đang bên bờ vực, người dân VN cũng mong chờ vào các tướng lĩnh trong quân đội. Họ là những người phải xả thân ngoài chiến trường đễ giữ nước. Mong rằng những người còn tâm huyết hãy đứng cùng nhân dân trong cuộc chiến đấu vô cùng khó khăn này: từng bước tiến hành dân chủ hoá đất nước để đoàn kết toàn dân chống quân xâm lược. Sau đây là một số ý kiến của thính giả CTM.
Trước hết là ý kiến của thính giả Nguyễn Thị Lan. Thính giả viết: Tôi đau lòng lắm khi đọc tin trên mạng, thấy ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc Phòng phát biểu: “Việt Nam hết sức kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo v.v… mà chỉ dùng các tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển, và các tàu cá của ngư dân phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền…” Quân đội ở đâu? tại sao lại nỡ lòng đẩy người dân tay không ra đối đầu với Trung Quốc, ngư dân bị đánh đập, bị giết chết, bị đánh chìm tàu như vậy chưa đủ sao? Dân thì kêu bám biển, còn đảng thì nhất quyết bám bờ.
Tiếp theo là ý kiến của thính giả Ngân Hà: Quân đội Việt Nam hãy cùng nhân dân đứng lên lật đổ chế độ cộng sản, thiết lập chế độ Đệ tam Cộng hòa ngay lập tức thì mới có hy vọng đánh Trung Quốc lấy lại Hoàng Sa và xây dựng đất nước phồn thịnh được.
Sau cùng là ý kiến của thính giả Nguyễn Văn Lợi:
Vaì lời tâm tình kính gửi các anh chị em đang phục vụ trong các ngành quân đội và CA nhân dân.
Có thể nói câu khẩu hiệu”Còn Đảng Còn Mình” là câu mà một người có suy nghĩ bình thường, biết tự
trọng, và có lòng thương dân yêu nước thực sự, sẽ khó chấp nhận!
Cho đến nay, đảng CSVN có phục vụ cho dân tộc và đất nuớc VN hay không, hay họ chủ trưong thà mất nước hơn mất đảng là điều qúa rõ nếu các anh chi em thực sự muốn tìm hiểu sẽ thấy. Ở dây tôi chỉ muốn thưa với các bạn đến hai chữ nhân dân mà anh chị em đuợc mang tên là QĐND và CAND. Bình tĩnh nhận ra là mình có làm đúng với chức năng đó không là điều phải suy nghĩ !. Có một điều chắc chắn là chính khẩu hiệu đó đang làm cho người công an và quân đội nếu suy nghĩ kỹ sẽ thấy rất nhục nhã vì tâm thức nô lệ, tâm địa tôi tớ; bị người dân coi khinh vì lãnh lương bằng tiền thuế của dân, lại bất trung bất nghĩa, phản bội đàn áp dân, để đồng lõa, bảo vệ đám tội đồ bán nước, giẫm chân trên nỗi thống khổ của nhân dân, không cần biết đến nguyện vọng của dân tộc , và quyền lợi của Tổ quốc.
Con người ai cũng muốn được mọi người yêu thương kính trọng,v.v…Với khẩu hiệu “còn đảng còn mình” những người lãnh đạo đã hạ thấp khả năng suy nghĩ và khinh rẻ, họ coi các bạn như bọn tay sai, đám chó săn v.v .. Tôi tin ràng nhiều bạn trong QĐ và CA khác khó chấp nhận duợc nỗi nhục này. Một nỗi nhục mà không có tiền bạc quyền cao chức trọng nào có thể đánh đổi được!!! Chả lẽ lại vì miếng ăn mà bán rẻ lương tâm đến như vậy hay sao?!? Có điều chắn chắn là chế độ CSVN trước sau gì cũng phải được chấm dứt, khi đó thì chắc chắn những người lãnh đạo cao cấp nhất có sẵn phưong tiện sẽ chạy ra nước ngoài. Còn đa số các bạn phải ở lại và phải đối diện với sự uất hận của nhân dân.
Bên Ukraine mới đây hình ảnh QĐ và CA qùy xuống xin lỗi dân vì họ đã theo lệnh trên đàn áp người dân các bạn có biết không?!?. Một chân lý không bao giờ thay đổi là không có đồng chí nào, thượng cấp nào có thể thương và lo cho các bạn và gia đình các bạn bằng chính mình thương và lo cho mình. Thêm nữa, nếu vì quyền lợi cá nhân của cấp trên , họ sẵn sàng hy sinh mình cho quyền lợi của họ mà Thượng tương Phạm qúy Ngọ, mới đây, là bài học không thể quên. Riêng về phát biểu của ông Trần Đăng Thanh, đại tá, giáo sư tiến sĩ, thuộc Học viện chính trị Bộ quốc phòng. Phát biểu trước các cán bộ lãnh đạo trong ngành giáo dục vào tháng 12 năm 2012, kêu gọi mọi người hãy trung thành với Đảng để được hưởng sổ hưu. Thì tôi xin góp ý là ở hầu hết các nước dân chủ, khi lòng nhân bản trong xã hội được phục hồi, khi nhân phẩm của từng con người được đề cao và được luật pháp nghiêm minh bảo vệ, và nhất là đối với trường hợp Việt Nam, khi truyền thống đùm bọc lẫn nhau “nhiễu điều phủ lấy giá gương” của dân tộc được sống lại, thì chắc chắn trong xã hội mới đó, không một một thành phần nào bị bỏ rơi, dù già, dù trẻ, dù kinh, dù thượng, ….. Mọi con dân Việt không phải sống bám vào một đảng phái, một nhóm lợi ích nào. Họ, đặc biệt những công dân lớn tuổi, đương nhiên được hưởng các chính sách an sinh xã hội của chính phủ và được luật pháp hóa hẳn hoi như đang thấy tại các nước dân chủ, văn minh.
Đây là những lời tận đáy lòng yêu nước thương dân của tôi muốn gửi đế các bạn. Cám ơn các bạn đã đọc và chia sẻ.
Thưa thính giả Nguyễn Văn Lợi, CTM tin rằng vẫn còn những người tâm huyết, canh cánh bên lòng chuyện đất nước đang phục vụ trong quân đội và bộ máy cầm quyền. Chúng tôi mong rằng những ý kiến tích cực này không những được chia sẻ trên CTM mà cần được chia sẻ hàng ngày ở khắp mọi chỗ, mọi nơi. CTM cám ơn những đóng góp ý kiến của quý vị. Chúng tôi tin rằng quý vị cũng như chúng tôi, mỗi chúng ta sẽ là một nhân tố tích cực trong việc thúc đẩy công cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân quyền cho đất nước VN thân yêu. Kính mong quý vị tiếp tục gởi thư về đài, cùng góp ý cho các tiết mục tại địa chỉ http://www.diendanctm.blogspot.com. Chân thành cám ơn thời gian lắng nghe của quý vị và xin tạm chia tay ở đây với lời chúc lành đến toàn thể quý thính giả và gia quyến, xin hẹn gặp lại quý vị vào tuần sau trong tiết mục NCGC.
Ông Giàng Seo Phử – Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc nói “bán vé số có thu nhập cao” làm cho nhiều người dị ứng. Nhưng xét cho cùng thì ông ta nói cũng có phần đúng. Nếu so sánh thu nhập của người bán vé số với những người dân nghèo gia công đồ xuất khẩu làm từ mây, tre, lác, cói.v.v. do các công ty xuất khẩu cung cấp nguyên vật liệu thì sẽ thấy liền.
Mới nghe qua thì ai cũng mừng cho người nghèo vì nhờ đó họ có công ăn việc làm, nhưng khi đi vào thực tế mới thấy nỗi đắng cay của các xã viên. Họ lao động miệt mài, cù đày, liên tục từ sáng đến chiều tối, nếu được cho đem về nhà làm thì họ làm đến khuya để cho ra những sản phẩm thủ công bắt mắt, nhưng thu nhập chỉ độ đôi ba chục ngàn mỗi ngày. Tính ra mỗi giờ công lao động của họ chỉ được 2,3 ngàn. Đó là do qua quá nhiều trung gian.
Đã vậy Hội Phụ nữ địa phương cũng tham gia với vai trò chỉ đạo, có báo đài đến quay phim chụp hình, thế là họ được tiếng thơm góp phần “xóa đói giảm nghèo”. Nhưng có ai ngờ rằng, dân nghèo vì chương trình “xóa đói giảm nghèo” này mà bị bóc lột một cách trắng trợn.
Những người bán vé số chỉ cần bán 50 vé mỗi ngày thôi thì sẽ lời 50.000 đồng, như vậy họ vẫn có “thu nhập cao” và nhàn hơn những người nghèo gia công làm đồ xuất khẩu vừa kể trên.