VN: Thêm ngân hàng phá sản trong năm 2014 ?

- Quảng Cáo -

Thêm ngân hàng phá sản trong năm 2014 ?

BankHôm 23/1/2014, PGS. TS Phạm Quý Thọ, từ Học viện Chính sách & Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư, nói với BBC vụ xét xử ‘lừa đảo’ ở ngân hàng Vietinbank, chi nhánh TP Sài Gòn mới diễn ra và đặc biệt vụ án ‘bầu Kiên’ ở ngân hàng ACB sắp tới đây, có thể sẽ ‘bộc lộ’ thêm nhiều chi tiết về cấu kết giữa các nhóm lợi ích ngân hàng và một số quan chức quản lý, điều hành hệ thống kinh tài ở Việt Nam.

Theo ông Thọ, nếu Việt Nam không làm nghiêm và xử lý rốt ráo các sai phạm và các hoạt động câu kết, lũng đoạn của các nhóm lợi ích xấu này, thì kinh tế Việt Nam trong năm 2014 sẽ tiếp tục gặp khó khăn, kể cả trên lĩnh vực phục hồi niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư, cho đến chỉnh đốn hoạt động, chức năng, hiệu quả của các ngân hàng và do đó khó xốc lại nền kinh tế. Ông còn nhấn mạnh nếu không xử lý tốt, các nhóm lợi ích cấu kết tội phạm tham nhũng nhà nước có thể sẽ tiếp tục có cơ hội dòm ngó, xè xẻo các khoản công quỹ, chẳng hạn như gói 170 nghìn tỷ đồng mà chính phủ dự kiến tung ra trong năm nay để cải thiện chi tiêu công.

Còn theo một chuyên gia về chính sách công từ Hà Nội thì trong năm 2014 có thể có thêm nhiều ngân hàng ở Việt Nam phải ra đi. Đây là hậu quả của việc các “nhóm lợi ích ngân hàng” làm suy yếu hệ thống kinh tế, tài chính quốc gia một cách có hệ thống trong suốt nhiều năm.

- Quảng Cáo -

 

Cần Thơ: Cuối năm công nhân đình công đòi thưởng Tết

300 công nhân thủy sản Phương Đông và 200 công nhân Công ty Thủy sản Thiên Mã ở khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) không vào xưởng làm việc để đòi lương thâm niên và thưởng Tết.

cong-nhan-8286eChiều 21/1, khoảng 90 công nhân Công ty TNHH Thủy sản Phương Đông không vào xưởng sản xuất, tập trung trước cổng doanh nghiệp để yêu cầu lãnh đạo chi tiền làm việc thâm niên. Công nhân cho biết, đầu năm 2013 lãnh đạo doanh nghiệp hứa nếu việc kinh doanh thuận lợi sẽ có tiền thưởng thâm niên. Tuy nhiên, vài ngày trước công ty thông báo chỉ thưởng Tết, không có tiền thâm niên khiến công nhân bực dọc.
Phần lớn công nhân gắn bó với công ty gần 10 năm nhưng không được thưởng tiền thâm niên. Khi đối thoại, ban quản đốc thông báo ‘nếu ai không làm thì có thể nghỉ, kiếm công ty khác làm lương cao hơn’. Các công nhân bức xúc cho rằng: Nói như vậy là quá vô tình, chẳng khác nào đuổi họ.

Cùng ngày, hơn 200 công nhân Công ty Thủy sản Thiên Mã ở khu công nghiệp Trà Nóc đồng loạt ngưng việc, chờ công ty thông báo tiền thưởng Tết Nguyên đán. Công đoàn Khu công nghiệp Trà Nóc và đại diện Công ty Phương Đông đã đối thoại trực tiếp với công nhân ngưng việc tập thể nhằm tìm tiếng nói chung. Công ty Thiên Mã cũng xoa dịu công nhân bằng thông báo thưởng Tết, lương tháng 13 dựa trên 2,5% tổng thu nhập trên năng suất cả năm và tiền thâm niên mỗi người được hưởng 25.000 đồng một tháng được tính từ năm 2012 trở về trước.

Trong khi đó, theo một bản tin của VTV nói là có một số công nhân xây dựng Vinaconex số 15 đang bị nợ lương 4 năm. Tin cho biết toàn bộ khối lượng công việc đã hoàn thành xong từ hai năm nay, nhưng đến nay các công nhân tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex số 15 vẫn chưa nhận được bất kì đồng lương nào. Người bị nợ nhiều nhất là anh Thạch Văn Thành, Tổ trưởng tổ công nhân điện nước với số tiền lên tới gần 1 tỷ đồng. Những người còn lại cũng trong hoàn cảnh tương tự, bị nợ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.

 

Hàng loạt doanh nghiệp quốc doanh loan báo lãi lớn

luongkhung1Sau hàng loạt thông tin trước đây về tình trạng thua lỗ, nợ nần trầm trọng, làm ngân sách quốc gia cạn kiệt và là một trong những nguyên nhân khiến kinh tế suy thoái thì mới đây cũng hàng loạt doanh nghiệp nhà nước loan báo lãi lớn sau khi tổng kết hoạt động năm 2013.

Trong số các DNNN “lãi lớn”, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dẫn đầu về mức “lãi”. “Lãi” của các tập đoàn này trong năm 2013 lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng.

Người ta cũng không ngạc nhiên cho lắm vì những doanh nghiệp này nắm giữ độc quyền kinh doanh trong lĩnh vực cần thiết của đời sống mà người dân không có lựa chọn nào khác như xăng dầu, viễn thông, điện, nước,… và lãi lớn chỉ vì liên tục tăng giá bán sản phẩm, dịch vụ mà không có sự cạnh tranh.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng số liệu mà các DNNN công bố có nhiều điểm bất thường. Lúc thì than thua lỗ thê thảm, lúc lại khoe “lãi lớn”. Đó là bằng chứng của sự “thiếu minh bạch”. Thí dụ như EVN trong năm vừa rồi than thua lỗ trầm trọng và cho tăng giá điện. Nhưng khi xin chia thưởng cho cán bộ – nhân viên thì khoe lãi lớn. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng hành xử tương tự. Khi cần tăng giá xăng dầu thì khai lỗ nhưng đến cuối năm, lại loan báo lãi 1.000 tỷ.

Trên thực tế, giá các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu (như: xăng dầu, điện,…) do các DNNN độc quyền cung cấp liên tục gia tăng khiến vật giá tăng vọt, doanh nghiệp Việt Nam kiệt quệ vì giá thành cao, không còn khả năng cạnh trạnh cả trong lĩnh vực xuất cảng lẫn trên thị trường nội địa rồi phá sản hay tạm ngưng hoạt động, kèm theo sự hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước là những nguyên nhân chính khiến suy thoái kinh tế kéo dài.

Trong Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2013, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội CSVN cho biết, tuy nắm giữ nhiều nguồn lực nhất song hiệu quả sử dụng tài sản của DNNN kém xa các khu vực kinh tế khác. DNNN phải sử dụng tới 2,2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu trong khi doanh nghiệp tư nhân chỉ cần 1,2 đồng và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ cần 1,5 đồng.

Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư đã từng cảnh bao rằng nền kinh tế VN nếu không đổi mới thì sắp tới cả nước chỉ còn củ mài ăn xuông.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here