VN khó có nền kinh tế thị trường vào năm 2018

- Quảng Cáo -

VN khó có nền kinh tế thị trường vào năm 2018

Werner Langen400x300
Ông Werner Langen

Hôm 30.10.2013, trong một cuộc họp báo tạ Hà Nội,  ông Werner Langen, trưởng đoàn nghị sĩ thuộc Nghị viện Âu Châu đặc trách Đông Nam Á cho biết khi kết thúc tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), Liên hiệp Âu châu (EU) sẽ lên tiếng về việc VN có theo nền kinh tế thị trường hay không.

Viên chức này nhận định rằng chuyện VN cam kết sẽ có được một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa vào năm 2018 quả là một tham vọng.

Tuy nhiên  theo ông, thì nền kinh tế thị trường sẽ có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với vị thế VN trong thời gian tới, ảnh hưởng tới việc phân bổ nguồn lực trong nước…, chứ không phải vấn đề chính trong FTA.

- Quảng Cáo -

Đề cập tới việc Việt Nam đang sửa Hiến pháp 1992, ông Langen nói, EU “không rao giảng” mà sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam để có bước tiến.

Trong khi đó, Đại sứ EU tại VN, ông Franz Jessen, đề cập tới những yếu tố quan trọng mà VN cần lưu ý, như vấn đề sân chơi bình đẳng giữa quốc doanh và tư doanh; việc bảo vệ bản quyền; việc phát triển bền vững; vấn đề tái cơ cấu kinh tế VN…

Được biết EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN.

 

Không còn tin vào công lý, dân tự xử.

SAMSUNG DIGITAL CAMERA Trước tình trạng dân trói công an và đưa videoclip lên mạng xã hội, đánh chết người trộm chó, đưa quan tài diễu phố… Hôm 29.10.2013, trong một cuộc họp tại Hà Nội  nhiều đại biểu Quốc hội CSVN cảnh báo rằng niềm tin của nhân dân vào chính quyền địa phương ngày càng suy giảm và hô hào “vực dậy nền đạo đức, văn hóa, lối sống đang xuống cấp thê thảm.” Còn theo báo chí trong nước thì đó là hiện tượng người dân tự xử vì họ không còn tin vào nền công lý của chính quyền.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng dẫn lại vụ chôn hóa chất độc hại của Công ty Nicotex (Thanh Hóa) và cho rằng, không thể nói chính quyền, công an không biết bởi nhiều lần thanh kiểm tra nhưng kết quả vẫn bảo đảm an toàn. Còn người dân đã đấu tranh nhiều năm, phản ánh lên nhiều cấp nhưng đều không được giải quyết. Nhiều nơi khác đang diễn ra những sự việc tương tự. Những vi phạm trong khai thác khoáng sản, vàng… rõ ràng có sự bao che, tiếp tay của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý. Hoặc họ thờ ơ, sợ va chạm nên không phát hiện hoặc nếu có thì cũng không xử lý nghiêm.

Ông Hồng nhấn mạnh:”Cứ có sự việc gì liên quan đến cơ quan nhà nước thì người dân lại tụ tập đông người, phá hoại tài sản, thậm chí bắt người thi hành công vụ. Tính chất của các sự việc ngày càng nghiêm trọng, có xu hướng lây lan từ tỉnh nọ sang tỉnh kia“.

 Các đại biểu cũng bày tỏ lo ngại trước thực trạng tội phạm ngày càng trở nên trẻ hóa, loại tội phạm ngày càng đa dạng, mức độ nguy hiểm, manh động, hung hãn, tình trạng vi phạm trật tự an toàn xã hội ngày càng tăng, tội phạm tấn công cả nhà giám đốc công an tỉnh, một việc chưa bao giờ xảy ra.

Báo Tiền Phong dẫn lời ông Ðặng Ngọc Dinh, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển và Trợ Giúp Cộng Ðồng cho biết, chỉ số công lý bao gồm tính chất công bằng, thượng tôn luật pháp và tính hợp lý của pháp luật. Nền công lý chỉ tồn tại nhờ một hệ thống pháp lý hợp lý và công bằng.
Cũng theo ông Ðặng Ngọc Dinh, tính chất kém hữu hiệu trong biện pháp giải quyết các cuộc tranh chấp dân sự cũng làm tổn hại nền công lý của một quốc gia.
Ông Ðặng Ngọc Dinh cảnh cáo rằng, sự vô hiệu của nền công lý tại Việt Nam hiện nay dẫn đến việc người dân tự xử, làm lan tràn tình trạng giết người hết sức dã man, vi phạm chính pháp luật của xã hội mà họ đang sống.

Ông này cũng nhìn nhận rằng, rất nhiều chính sách của nhà cầm quyền CSVN được ban hành bị phản đối mạnh mẽ. Ðôi khi, tỉ lệ chống đối lên tới 90% dân số, như chính sách “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” hiện nay chẳng hạn, cho thấy đó là một chính sách sai lầm.

 

TNS Mỹ quan ngại về thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam

Bob Corker 2
TNS Bob Corker

Trong thư gửi cho Ngoại trưởng John Kerry đề ngày 28/10, Thượng nghị sĩ Bob Corker, thành viên cao cấp trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói thỏa thuận 123 không nêu rõ việc cấm Việt Nam không được phát triển các kỹ thuật sản xuất nhiên liệu có thể được dùng cho các việc liên quan đến chế tạo vũ khí.

Ông Corker nói sơ sót này thiếu nhất quán và dễ gây nhầm lẫn, có thể làm ảnh hưởng đến các chính sách và mục tiêu của Mỹ về không phổ biến vũ khí hạt nhân. Ông yêu cầu chính quyền Tổng thống Obama cung cấp đầy đủ toàn bộ văn bản thỏa thuận với Việt Nam cùng các tài liệu liên quan cũng như phải trình bày cặn kẽ trước khi Tổng thống đưa thỏa thuận thương mại hạt nhân dân sự Việt-Mỹ sang Quốc hội để biểu quyết.

Một khi thỏa thuận được đệ trình, Quốc hội Mỹ có 90 ngày để quyết định sẽ bổ sung, chấp thuận, hay bác bỏ văn kiện này.

Việt Nam và Hoa Kỳ ký hiệp định về hạt nhân dân sự ngày 10/10 tại Thượng đỉnh Đông Á ở Brunei.

Hiệp định 123 do Ngoại trưởng Việt Nam, Phạm Bình Minh, và người đồng nhiệm phía Mỹ, John Kerry, ký bao gồm cam kết của phía Việt Nam không làm giàu uranium để chế tạo vũ khí và mở cửa cho các công ty năng lượng nguyên tử của Mỹ xuất khẩu nhiên liệu và công nghệ Hoa Kỳ sang thị trường Việt Nam.

Dư luận cho rằng ông Corker có lo cũng bằng thừa, vì dù trong Hiệp định có nêu rõ việc cấm hay không thì đối với CSVN không là vấn đề. Vì CSVN nói một đàng làm một nẽo và chưa bao giờ tôn trọng những gì mình ký kết. Điển hình như hiệp định Paris 1973, hay Tuyên ngôn QTNQ hoặc Công Ước về các quyền Dân Sự và Chính Trị,…

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here